Tại sao vết thương lâu lành hơn bình thường ở người đái tháo đường?

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Ngoài các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, suy tim, tổn thương thần kinh…, một trong những vấn đề thường gặp ở người đái tháo đường là việc vết thương lâu lành hơn so với những người không mắc bệnh này. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chăm sóc vết thương phù hợp sẽ giúp người đái tháo đường nhanh chóng hồi phục, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Tại sao bị tiểu đường vết thương lâu lành?

Nhiễm trùng

Đái tháo đường làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn. Lượng đường cao trong máu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nhất là ở những vùng bị tổn thương như vết thương hở. Khi bị nhiễm trùng, vết thương sẽ sưng tấy, chảy mủ, vết thương lâu lành và quá trình liền sẹo chậm hơn.

Nhiễm trùng khiến vết thương lâu lành hơn bình thường

Nhiễm trùng khiến vết thương lâu lành hơn bình thường

Suy dinh dưỡng

Bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khiến vết thương lâu lành hơn. Protein, vitamin C, kẽm và sắt là những chất quan trọng trong quá trình hình thành tế bào mới và liền sẹo. Đa số người đái tháo đường sẽ chủ quan, ăn uống không hợp lý hoặc chán ăn khi vết thương bị nhiễm trùng gây ra tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất. Nên quá trình lành vết thương sẽ diễn ra chậm hơn bình thường.

Sử dụng thuốc không đúng cách

Một số loại thuốc dùng để điều trị đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Các thuốc chống đông máu như aspirin, warfarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, gây vết thương lâu lành. Các thuốc corticosteroid dùng để điều trị viêm cũng có thể làm chậm quá trình lành vết thương.

Thiếu máu

Đái tháo đường có thể gây ra tình trạng thiếu máu do lượng đường cao trong máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ, khiến việc vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến vết thương bị ảnh hưởng. Khi thiếu máu, quá trình lành vết thương sẽ diễn ra chậm hơn bình thường.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm giảm lượng oxy trong máu và làm hẹp mạch máu, khiến việc cung cấp máu đến vết thương bị hạn chế, cản trở quá trình phục hồi và vết thương lâu lành. Bên cạnh đó, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các biến chứng tiểu đường khác.

Hút thuốc lá và chăm sóc không đúng cách khiến vết thương lâu lành có mủ

Uống nhiều rượu bia

Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng gan, làm giảm khả năng sản xuất protein và các yếu tố đông máu, từ đó làm chậm quá trình lành vết thương. Uống quá nhiều rượu bia cũng có thể dẫn đến tình trạng mất nước và thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình liền sẹo.

Ít hoạt động

Thói quen ít vận động thể chất có thể khiến lưu thông máu kém và tăng áp lực lên một vùng da nhất định. Tuần hoàn máu kém sẽ khiến việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến vết thương bị hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Ngoài ra, thói quen ít vận động còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tim mạch và các biến chứng tiểu đường khác

Cách chăm sóc vết thương chưa phù hợp

Việc chăm sóc không đúng cách cũng có thể khiến vết thương lâu lành, mưng mủ và dễ nhiễm trùng. Việc sử dụng các loại thuốc không phù hợp, gạc băng không sạch sẽ hoặc băng bó quá kín có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Cách chăm sóc vết thương ở bệnh nhân đái tháo đường

Để quá trình lành vết thương ở người đái tháo đường diễn ra thuận lợi, việc chăm sóc vết thương đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc vết thương nhằm tránh tình trạng vết thương lâu lành hoặc nhiễm trùng:

Cầm máu

Khi vết thương hở, việc cầm máu để ngừa chảy máu là rất quan trọng. Người bệnh dùng băng gạc sạch để cầm máu ở vết thương. Nếu sau 20 phút mà máu không cầm thì nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được hướng dẫn.

Dùng băng gạc sạch để cầm máu ở vết thương

Rửa sạch

Sau khi cầm máu và ngừa chảy máu, người đái tháo đường cần rửa vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm. Việc rửa sạch vết thương giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng và vết thương lâu lành hơn bình thường.

Rửa xung quanh vết thương

Ngoài việc rửa sạch trực tiếp vết thương, việc rửa sạch vùng da xung quanh vết thương cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan vào vết thương từ môi trường bên ngoài. Lưu ý, người đái tháo dùng nên khăn sạch hoặc khăn giấy để nhẹ nhàng lau, tránh dùng bông gòn, vì các mảnh của nó có thể bị kẹt vào vết thương.

Loại bỏ mảnh vụn

Nếu vết thương có mảnh vụn hoặc bụi bẩn như thủy tinh, gỗ, kim loại, người bệnh cần loại bỏ những mảnh vật này khỏi vết thương trước khi băng bó. Nếu không thể làm sạch hết thù bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Việc giữ vết thương sạch và không bị nhiễm khuẩn là rất quan trọng trong quá trình hồi phục và tránh việc vết thương lâu lành.

Sử dụng thuốc mỡ

Sau khi đã rửa sạch vết thương, người bệnh nên sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn và chống viêm để bôi lên vết thương trước khi băng bó. Thuốc mỡ giúp da luôn ẩm, ngăn ngừa nhiễm trùng và vết thương nhanh lành hơn.

Băng bó

Với vết xước nhỏ, bệnh nhân có thể không cần phải che chắn. Tuy nhiên. Với vết thương hở lớn hoặc vết thương ở vị trí dễ cọ xát với quần áo hay bị bẩn thì người bệnh cần băng bó vết thương để bảo vệ và giữ cho vùng vết thương sạch sẽ. Băng bó không được buộc quá chặt, để tránh làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và gây đau rát cho bệnh nhân.

Băng bó vết thương bằng băng gạc Urgo Start để ngừa nguy cơ hoại tử

Để giúp quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, việc sử dụng sản phẩm y tế chuyên biệt như băng gạc UrgoStart là một lựa chọn tốt. Băng gạc Urgo Start chứa các thành phần giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào da, giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Sản phẩm hiện được phân phối chính hãng với mức giá ưu đãi bởi DiaB – Giải pháp toàn diện cho người Đái tháo đường.

Dinh dưỡng hồi phục vết thương cho người đái tháo đường

Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là rất quan trọng cho việc phục hồi vết thương cho người đái tháo đường. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp ngăn ngừa tình trạng vết thương lâu lành:

  • Rau quả chứa vitamin C hạn chế vết loét lan rộng: Người đái tháo đường nên bổ sung trái cây họ cam quýt, ớt chuông, rau lá xanh, kiwi, cà chua, đu đủ… vào chế độ dinh dưỡng của mình.
  • Thực phẩm giàu kẽm và omega 3 giúp giảm viêm: dầu oliu, dầu đậu nành, quả hạch, hạt chia, cá, hải sản,…
  • Bổ sung protein giúp chống nhiễm trùng: đậu và các thực phẩm chế biến từ đậu, sữa không đường, cá, trứng, thịt gia cầm bỏ da,…
  • Chất béo lành mạnh giúp ngăn ngừa hoại tử: dầu oliu, dầu đậu nành, chất béo từ cá… cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo các mô bị tổn thương cũng như hỗ trợ chống viêm.

Trên đây là một số nguyên nhân chính khiến vết thương lâu lành hơn ở người đái tháo đường. Việc hiểu và áp dụng đúng cách những thông tin trên sẽ giúp người đái tháo đường giảm nguy cơ biến chứng và nhanh chóng hồi phục sau vết thương.