Chậm kinh ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Không gì có thể gây căng thẳng và lo lắng cho cuộc sống của nữ giới bằng việc chậm kinh. Thủ phạm rõ ràng nhất – mang thai – là một khả năng, nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều lý do khác. Vậy hôm nay hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu xem chẩn đoán chậm kinh như thế nào và cách chữa chậm kinh ra sao nhé!

Dấu hiệu chậm kinh là gì?

Dấu hiệu chậm kinh là gì
Dấu hiệu chậm kinh là gì

Mặc dù một số người có thể có khả năng dự đoán chính xác lần kinh nguyệt tiếp theo, hầu hết đều có một chút khác biệt. Vì vậy, nếu kỳ kinh của bạn bị trễ một hoặc hai ngày, đừng hoảng sợ.

Các bác sĩ định nghĩa: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn là khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của kỳ kinh đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Trung bình, các chu kỳ này dài từ 24 đến 38 ngày.

Điều đó có nghĩa là chu kỳ 28 ngày một tháng và chu kỳ 26 ngày vào tháng tiếp theo có lẽ không có gì đáng lo ngại. Kinh nguyệt của bạn có thể bị coi là muộn nếu:

  • Đã hơn 38 ngày kể từ kỳ kinh cuối cùng của bạn.
  • Chu kỳ bình thường của bạn rất đều đặn và trễ kinh hơn ba ngày.

Nguyên nhân chậm kinh

Các nguyên nhân gây chậm kinh

Chậm kinh thường là dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai, nhưng cũng có những lý do khác dẫn đến chậm kinh. Dưới đây là một số yếu tố khác có thể làm trì hoãn kinh nguyệt của bạn:

  • Ăn kiêng và tập thể dục khắc nghiệt
  • Hội chứng buồng trứng đa nang:
  • Căng thẳng
  • Thuốc tránh thai nội tiết
  • Tình trạng tuyến giáp
  • Thiếu niên
  • Tiền mãn kinh

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác lý do chậm kinh và thảo luận về các phương pháp điều trị cho bạn. Hãy theo dõi những thay đổi trong chu kỳ của bạn cũng như những thay đổi khác về sức khỏe để cho bác sĩ biết. Điều này sẽ giúp họ chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Nếu bạn có các triệu chứng sau, hãy đặt lịch với bác sĩ ngay:

  • Chảy máu nhiều bất thường
  • Sốt
  • Đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ra máu kinh kéo dài hơn 7 ngày
  • Chảy máu sau khi bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh và không có kinh trong một năm

Chữa chậm kinh như thế nào?

Chườm ấm hoặc tắm

Tắm nước ấm có thể có ích trong việc hạn chế cảm xúc căng thẳng và thư giãn cơ bắp. Vì thế mà các nghiên cứu cho rằng việc này có thể giúp cải thiện tình trạng chậm kinh của bạn.

Hãy thử thêm một ít dầu thơm vào bồn tắm để tăng thêm cảm giác thư giãn. Bạn cũng có thể chườm ấm bằng các sử dụng một chai nước ấm và chườm lên vùng bụng.

Chườm ấm không chỉ giúp thư giãn mà còn có thể làm tăng lưu lượng máu lưu thông đến khu vực này, do đó phần nào giúp thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt.

Giảm cường độ vận động thể thao nếu bạn là vận động viên

Tập thể dục quá nhiều có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, chậm hoặc trễ. Vận động viên điền kinh, cử tạ hay các vận động viên khác tập luyện hằng ngày đều có thể gặp vấn đề này. Nguyên nhân có thể là do tập thể dục cường độ cao có thể làm giảm nồng độ estrogen và khiến chu kỳ kinh của bạn ngừng lại.

  • Quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục có thể thúc đẩy kinh nguyệt của bạn theo một số hướng:
    • Đạt cực khoái có thể khiến giãn cổ tử cung ra, nó tạo ra một khoảng chân không giúp có thể kéo máu kinh xuống dưới. Đạt cực khoái không thâm nhập cũng được xem là có hiệu quả.
    • Quan hệ thường xuyên cũng có thể làm giảm tác động của căng thẳng và giúp thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố lành mạnh.

Thư giãn

Căng thẳng đôi khi có thể là nguyên nhân chậm kinh hoặc trễ kinh. Khi căng thẳng, cơ thể chúng ta gia tăng việc sản sinh ra các hormone như cortisol hoặc adrenaline để giúp giảm stress.

Những chất này vô tình có thể ức chế việc sản xuất hormone estrogen và progesterone, nội tiết tố cần thiết để duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Phương pháp trị liệu căng thẳng tốt nhất là thư giãn. Có nhiều cách để giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy sự thư giãn, và chúng sẽ đạt tối ưu với từng cá nhân khác nhau. Các phương pháp bao gồm:

  • Tập thể dục
  • Thiền định
  • Dành thời gian cho bạn bè và gia đình
  • Giảm khối lượng công việc
  • Thử một vài thói quen giải trí như chơi đàn, đọc sách.

Ngừa thai

Một giải pháp lâu dài hơn cho vấn đề chậm kinh là sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố. Bằng cách kiểm soát mức độ hormone trong cơ thể, những biện pháp tránh thai này có thể mang lại một kết quả chính xác hơn thời điểm đến kỳ kinh nguyệt của bạn.

Vitamin C

Không có bất kỳ bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào để chứng minh cho tuyên bố rằng vitamin C (axit ascorbic) có thể gây ra kinh nguyệt.

Tuy nhiên họ cho rằng vitamin C có thể nâng cao mức estrogen và giảm mức progesterone của bạn. Việc đó làm cho tử cung co lại và niêm mạc tử cung bị phá vỡ dẫn đến hiện tượng hành kinh.

Để thử phương pháp này, có thể bổ sung vitamin hoặc đơn giản là ăn thực phẩm giàu vitamin C. Trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho đen, bông cải xanh, kiwi, ổi và cà chua đều là những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. .

Nếu dùng thực phẩm bổ sung, hãy cẩn thận sử dụng trong giới hạn an toàn đã được khuyến nghị – quá nhiều vitamin C có thể gây nguy hiểm.

Quả dứa

Dứa là một loại quả giàu enzyme bromelain, một loại men được cho là ảnh hưởng đến hoạt động của estrogen và các hormone khác.

Một nghiên cứu khác cho thấy bromelain có thể giúp giảm viêm. Điều này có nghĩa là nó có thể giúp giảm thiểu nguyên nhân gây ra chậm kinh liên quan đến viêm.

Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy việc bổ sung dứa hoặc bromelain sẽ thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt.

Gừng

Gừng là một phương thuốc truyền thống để gây kinh nguyệt và được cho là có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào xác thực chuyện này.

Gừng rất khó ăn khi ăn sống, vì vậy cách đơn giản nhất để tiêu thụ nó là pha trà gừng. Bạn có thể pha trà gừng bằng cách đun sôi một miếng gừng tươi đã gọt vỏ, thái lát. Lọc trà và thêm mật ong hoặc đường để thưởng thức trước khi uống.

Mùi tây

Mùi tây có chứa hàm lượng cao vitamin C cũng như apiol, có thể giúp kích thích các cơn co tử cung. Tuy nhiên, apiol cũng có thể gây độc với một lượng nhất định và đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc có vấn đề về thận.

Nghệ

Củ nghệ là một phương thuốc truyền thống khác được một số người tin là một bài thuốc chữa bệnh. Nghệ được cho là có ích khi nó có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen và progesterone, mặc dù chưa có bằng chứng khoa học xác thực.

Có nhiều cách để bổ sung nghệ vào bữa ăn của bạn. Bạn có thể thêm nó vào cơm, món cà ri hoặc các món xào nấu. Hoặc bạn có thể thêm nó vào nước hoặc sữa với các loại gia vị và chất làm ngọt khác để làm đồ uống ấm hơn.

Đương quy

Đương quy là một loại thảo dược chữa bệnh phổ biến. Nó được cho là có thể giúp thúc đẩy kinh nguyệt bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến vùng xương chậu cũng như kích thích hoạt động của các cơ trong tử cung và kích hoạt các cơn co thắt tử cung.

Mao lương

Mao lương là một loại thảo dược bổ sung khác mà bạn có thể mua để giúp cân bằng lại chu kỳ kinh nguyệt. Nó được cho là giúp làm săn chắc tử cung và thúc đẩy sự bong tróc của nội mạc tử cung (hành kinh). Tuy nhiên mao lương có tương tác với nhiều thuốc khác nên nó không được khuyến khích cho những người đang điều trị tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch hoặc những người có tiền sử các bệnh về gan.

Chậm kinh nên khám bác sĩ nào?

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ sản khoa nổi tiếng trên Docosan.

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.

Kết luận

Tóm lại, nếu bạn theo dõi các kỳ kinh của mình, bạn có thể sẽ biết ngay nếu có điều gì đó bất thường. Ghi nhật ký kinh nguyệt trong lịch của bạn hoặc tải một ứng dụng được thiết kế cho mục đích đó. Hồ sơ kinh nguyệt của bạn có thể cung cấp thông tin quý giá cho bạn và bác sĩ của bạn.

Các bác sĩ muốn biết chi tiết về các kỳ kinh trước của bạn để họ có thể xác định xem có vấn đề gì không. Thỉnh thoảng trễ kinh thường là kết quả của một vấn đề nhỏ, nhưng nếu bạn thường xuyên bị trễ kinh hoặc kinh nguyệt không đều, hãy đến gặp bác sĩ để loại trừ các tình trạng sức khỏe khác. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và tham khảo bài viết của Docosan, hy vọng giúp ích cho bạn!


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.