8 dấu hiệu chuyển dạ có thể đến mẹ bầu nên nhớ

Chắc có lẽ sẽ rất khó để xác định thời điểm bé yêu chào đời, nhất là phụ nữ mang thai lần đầu. Nhưng nắm rõ dấu hiệu chuyển dạ sẽ giúp mẹ bầu tránh hoang mang và có thể vượt cạn trong vòng 24 đến 48 giờ đồng hồ. Vậy, các dấu hiệu đó là gì? Vấn đề này sẽ được Docosan làm rõ trong bài viết dưới đây.

Các dấu hiệu chuyển dạ có thể đến trong vòng 24h

Vỡ nước ối

Trong bụng mẹ, bé được bảo vệ bởi một túi chứa đầy chất lỏng, gọi là túi ối. Một cách tự nhiên hoặc do bác sĩ tác động, túi ối vỡ ra để sẵn sàng cho quá trình sinh nở, đây được gọi là hiện tượng vỡ nước ối. Nước ối có thể vỡ ra một cách tự nhiên do đầu của em bé tăng áp lực lên túi nước. Vỡ nước ối là một dấu hiệu khá rõ ràng, tuy nhiên một số phụ nữ chỉ cảm thấy có nước rỉ ra hoặc cảm thấy ẩm ướt khi có hiện tượng vỡ nước ối.

cac dau hieu chuyen da
Túi nước ối vỡ ra là dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất

Mất nút nhầy chặn cổ tử cung

Nút nhầy bịt kín cửa cổ tử cung, giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tử cung để bảo vệ thai nhi. Nhưng khi gần chuyển dạ, nút nhầy sẽ trở nên lỏng hơn và bung ra do tử cung co thắt, được tống xuất ra ngoài qua âm đạo.

Mẹ bầu có thể thấy một lượng dịch nhầy bị tống xuất ra ngoài trong hoặc sau khi đi vệ sinh. Màu sắc của chất nhầy thay đổi từ trong sang hồn, có thể có lẫn một ít máu, tuy nhiên đây là tình trạng hoàn toàn bình thường. 

Mất nút nhầy chặn cổ tử cung là một trong những dấu dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu cần lưu ý, tình trạng này có thể xảy ra trước khi chuyển dạ vài tuần hoặc vài ngày. Nhưng thông thường mẹ bầu sẽ gặp hiện tượng bung nút nhầy cổ tử cung vài giờ trước khi hiện tượng chuyển dạ diễn ra.

Sụt cân

Mẹ bầu không cần quá lo lắng khi giảm khoảng 1 kg vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy việc chuyển dạ sẽ xảy ra trong 1 – 2 ngày tới. Sụt cân có thể đến từ nguyên nhân cơ thể mẹ bầu đang đào thải lượng nước dư thừa do lượng nước ối giảm vào cuối thai kỳ và lượng nước tiểu đào thải ra ngoài tăng lên khi em bé di chuyển xuống vị trí thấp hơn trong khung chậu, gây thêm áp lực lên bàng quang để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu cũng có thể đi vệ sinh thường xuyên hơn ở thời điểm này.

Cảm giác chuẩn bị làm mẹ

Trong tam cá nguyệt thứ ba, mẹ mong muốn dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa để chuẩn bị chào đón bé. Tuy nhiên trong khoảng 24 đến 48 giờ trước khi chuyển dạ, cơ thể mẹ có thể rơi vào trạng thái hoảng loạn và thúc giục mẹ bầu muốn chuẩn bị mọi thứ kỹ càng hơn.

Đau thắt lưng

Đau lưng là tình trạng thường gặp khi mang thai do các khớp và dây chằng trở nên co giãn một cách tự nhiên để chuẩn bị cho gia đoạn chuyển dạ. Điều này khiến mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu.

Tuy nhiên, cơn đau vùng thắt lưng trước khi chuyển dạ rất khác biệt so với các cơn đau trong thai kỳ thông thường. Nếu cơn đau thắt lưng trở nên trầm trọng hơn và lan xuống vùng xương chậu, đây có thể là dấu hiệu cho thấy chuyển dạ có thể diễn ra trong vòng 24 – 48 giờ, cơn đau này có thể kéo dài đến khi sinh.

Các cơn co thắt dữ dội

Mẹ bầu thường gặp các cơn co thắt Braxton Hicks (cơn đau chuyển dạ giả) vài tuần hoặc vài tháng trước khi chuyển dạ. Những cơn co thắt này tuy không thoải mái nhưng thường nhẹ và chỉ kéo dài vài giây.

Nếu mẹ bầu gặp các cơn co thắt với cường độ mạnh hơn và thường xuyên hơn, có thể kéo dài hơn một phút và lặp lại sau mỗi 4 đến 5 phút, đây là dấu hiệu cho thấy việc chuyển dạ có thể xảy ra trong vòng 1 đến 2 ngày.

Cổ tử cung giãn nở

Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu cần khám thai hàng tuần để bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng cổ tử cung của mẹ bầu đã sẵn sàng cho chuyển dạ hay không. Cổ tử cung giãn nở giúp em bé có thể di chuyển dễ dàng.

Cổ tử cung giãn ra ít nhất từ ​​2 đến 3 cm thường cho thấy thời điểm chuyển dạ sẽ đến trong 24 đến 48 giờ tới.

Các khớp nới lỏng hơn

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ tiết ra nhiều hormone relaxin giúp nới lỏng các khớp và dây chằng để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp đến.

Một vài ngày trước khi chuyển dạ, mẹ bầu có thể nhận thấy các khớp xương ở xương chậu và lưng dưới thư giãn hơn. Tuy nhiên, các cơ xung quanh trực tràng của mẹ thư giãn có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn là tiêu chảy.

Bác sĩ sản khoa tư vấn và khám thai

Bạn có thể tham khảo danh sách các bác sĩ sản khoa nổi tiếng trên Docosan.

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga có gần 30 năm kinh nghiệm. – Q4, TP.HCM.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân có 30 năm kinh nghiệm. – Q10, TP.HCM.
  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Tuy không thể xác định chính xác ngày sinh của bé nhưng mẹ bầu có thể dựa vào những dấu hiệu chuyển dạ trên để dự đoán ngày hạ sinh. Mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt hơn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button