Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt có hiệu quả không?

Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt là một biện pháp tránh thai phổ biến đã được nhiều chị em phụ nữ sử dụng trong trường hợp muốn quan hệ nhưng chưa sẵn sàng để làm mẹ. Vậy đây liệu có phải là một biện pháp tránh thai hiệu quả? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt
Tranh-thai-theo-chu-ky-kinh-nguyet

Chu kỳ kinh nguyệt là một tập hợp các hiện tượng sinh lý lặp đi lặp lại ở phụ nữ tính từ thời điểm dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi, cũng có trường hợp sớm hơn) cho đến khi mãn kinh 45 – 55 tuổi , được điều khiển bởi sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng, trật tự của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng khiến cho hàm lượng hormone sinh dục cần thiết cho sự sinh sản trong cơ thể thay đổi (estrogen hoặc progesterone), có thể tụt giảm đột ngột (tiền đề khởi phát cho chu kỳ kinh nguyệt), hoặc tăng trở lại về mức bình thường ở cuối chu kỳ.

Một chu kỳ kinh nguyệt chia làm 2 chu kì nhỏ: chu kỳ buồng trứng (nhằm chỉ những thay đổi xảy ra tại buồng trứng) và chu kỳ tử cung (nhằm chỉ những thay đổi xảy ra tại tử cung).

Đèn đỏ là tình trạng chảy máu tử cung mang tính định kỳ của người phụ nữ, đây là một hiện tượng bình thường của tiến trình tự nhiên theo chu kỳ xảy ra ở phụ nữ khỏe mạnh. Chính vì vậy kinh nguyệt diễn ra là một dấu hiệu quan trọng để nhận biết phụ nữ không có thai.

Ngày ra máu đầu tiên được tính là ngày đầu tiên của kỳ kinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone suy giảm làm cho lớp nội mạc tử cung bị bong ra.

Khi ngày ra máu cuối cùng kết thúc, hàm lượng hormone Estrogen sẽ tăng dần để làm dày lớp nội mạc tử cung đã bị bong và kích thích cho nang trứng phát triển. Lúc này sẽ có một vài nang trứng phát triển vượt trội, chúng chờ cho hormone LH tăng lên đột biến để phóng thích trứng và diễn ra sự rụng trứng. Trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ phóng thích một trứng (có đôi khi là hai trứng).

Trong 24h sau khi trứng rụng, hormone Progesterone được sản sinh một lượng lớn để biến đổi nội mạc tử cung, giúp phôi thai làm tổ – được gọi là quá trình thụ thai. Trường hợp phôi thai không thể làm tổ ở nội mạc tử cung hoặc không diễn ra sự thụ tinh thì hormone Progesterone và Estrogen sẽ giảm mạnh để chuẩn bị cho giai đoạn hành kinh – ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc và một chu kỳ kinh mới bắt đầu. 

Một chu kỳ kinh nguyệt phổ biến thường được ngành y khoa sử dụng là 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 25-35 ngày.

Thời điểm rụng trứng sẽ rơi vào ngày 14 – được đếm ngược bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Và thời điểm từ ngày 10 – ngày 19 là thời kỳ dễ thụ thai, trong đó ngày 13 – ngày 15 của chu kỳ là thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất của chu kỳ.

Đối tượng có thể tránh thai bằng chu kỳ kinh nguyệt 

Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt
Tranh-thai-theo-chu-ky-kinh-nguyet

Phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh này chỉ áp dụng cho những người có chu kỳ kinh nguyệt đều và vòng kinh không quá dài hoặc quá ngắn (chỉ khoảng từ 26 – 32 ngày). Nếu kỳ kinh của bạn không đều hoặc quá ngắn, quá dài thì không nên áp dụng phương pháp tránh thai này vì khả năng tính sai ngày rụng trứng khá cao, dẫn đến tránh thai không thành công.

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt có hiệu quả không?

Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt
Tranh-thai-theo-chu-ky-kinh-nguyet

Biện pháp tính ngày tránh thai dựa trên chu kỳ kinh hiện đang được các chị em phụ nữ áp dụng rộng rãi vì đây là biện pháp an toàn, dễ thực hiện và hoàn toàn không tốn kém, lại có thể dùng được lâu dài, không hạn chế thời gian và không ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, nếu so với các phương pháp tránh thai khác thì đây chưa thực sự là một biện pháp tránh thai tốt bởi nó vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài ý muốn:

  • Chỉ áp dụng cho người có vòng kinh đều hoặc xê xích không đáng kể. Tuy nhiên tỉ lệ phụ nữ có chu kỳ kinh đều như vậy là không nhiều, kỳ kinh của mỗi người có thể dao động vài ngày đến một tuần, thậm chí với nhiều người còn lên đến cả nửa tháng nên sẽ khó tính được chính xác ngày rụng trứng khi kỳ kinh không đều. Và từ đó không thể áp dụng được biện pháp tránh thai này nếu không ước lượng được ngày rụng trứng.
  • Có những trường hợp vòng kinh không phóng noãn, rụng noãn bất cứ lúc nào, có nhiều noãn rụng trong một chu kỳ,… nên xác suất tính đúng ngày rụng trứng cũng không cao, dẫn đến tác dụng tránh thai cũng thấp đi hẳn so với các biện pháp khác. 
  • Với những người rối loạn kinh nguyệt thì biện pháp tránh thai này hoàn toàn không phù hợp vì độ chính xác rất thấp. Vì thế những trường hợp này, tốt nhất nên đến cơ sở y tế thăm khám để tìm ra nguyên nhân, có biện pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt và được tư vấn phương pháp tránh thai phù hợp.
  • Không thích hợp với những vợ chồng có tần xuất giao hợp cao.

Tránh thai bằng chu kỳ kinh nguyệt tuy có nhiều ưu điểm nhưng chưa phải là biện pháp quá vượt trội trong việc giúp phụ nữ tránh thai thành công. Chính vì những hạn chế và sự không chắc chắn trong việc tính ngày rụng trứng nên bên cạnh việc tránh thai bằng cách tính vòng kinh thì ta vẫn nên áp dụng song song các biện pháp tránh thai khác như bao cao su, thuốc tránh thai, …

Xem thêm:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: hongngochospital.vn, vinmec.com, medlatec.vn