Viêm tuyến sữa: Mẹ có nên cho bé bú không?

Viêm tuyến sữa ngày càng mắc xuất hiện nhiều, nhất là ở phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm sữa chưa hiểu rõ được nguyên nhân cũng như cách xử lý hiệu quả khi mắc bệnh. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm tuyến sữa.

Viêm tuyến sữa là bệnh gì?

Viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở mô vú, cụ thể là ở tuyến sữa trong vú. Thông thường, bệnh viêm tuyến sữa hay gặp ở những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh suy giảm miễn dịch, khả năng miễn dịch thấp hoặc phụ nữ vừa trải qua phẫu thuật ngực cũng có khả năng cao mắc bệnh viêm tuyến sữa.

Viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa: Mẹ có nên cho bé bú không?

Nguyên nhân gây ra viêm tuyến sữa

Viêm tuyến sữa thường do các bà mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú. Việc bé bú sai kỹ thuật làm tổn thương núm vú của mẹ và sữa bị mắc kẹt trong vú dễ dẫn tới tình trạng viêm tắc tuyến sữa. Vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa từ vết nứt trên núm vú. Môi trường sữa bị ứ đọng càng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi, làm tình trạng nhiễm trùng càng nặng hơn.

Một số nguyên nhân khác như mẹ mặc áo lót quá chật, chất liệu vải kém không thoáng khí, vệ sinh không an toàn sạch sẽ đều có nguy cơ gây ra viêm tuyến sữa.

Ở một số bệnh nhân mắc bệnh viêm vú mãn tính, suy giãm miễn dịch, nhiễm trùng vú có thể liên quan đến các tình trạng viêm mãn tính của các ống dẫn sữa. Nhiễm trùng có xu hướng tái phát, kéo dài và lan rộng hơn ở những đối tượng này gây viêm xơ tuyến sữa.

Đối với phụ nữ không cho con bú, viêm tuyến vú thường chỉ xảy ra trong trường hợp tổn thương núm vú lâu ngày.

Viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa: Mẹ có nên cho bé bú không?

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm tuyến sữa

Biểu hiện viêm tuyến sữa thường xuất hiện triệu chứng khá sớm và dễ nhận biết, cụ thể như:

  • Vú xuất hiện các vùng đỏ sưng, nóng, rát và đau khi chạm vào.
  • Mẹ sờ thấy những vùng cứng lạ trên vú, có thể gây đau.
  • Các cơn đau rát xuất hiện khi cho con bú hoặc với tần suất liên tục hơn.
  • Núm vú tiết dịch bất thường, viêm tuyến sữa có mủ, màu trắng hoặc có vệt máu
  • Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi trong người. Một số trường hợp bệnh nặng hơn, mẹ có thể bị sốt và ớn lạnh.

Bệnh có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào mà trẻ vẫn còn bú mẹ, nhưng thường gặp nhất là vào giai đoạn những tuần đầu cho con bú. Thường các dấu hiệu viêm tuyến sữa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vú.

Nếu mẹ gặp bất cứ triệu chứng nào kể trên kéo dài như sốt cao, chảy mủ từ núm vú, vùng da sưng nóng đỏ đau ngày càng lan rộng, mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị ngay.

Viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa: Mẹ có nên cho bé bú không?

Mẹ bị viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

Theo nhiều nghiên cứu y học, vi khuẩn từ tuyến sữa không thể lây sang trẻ thông qua sữa, do đó mẹ vẫn có thể cho con bú bình thường. Hơn hết, sữa mẹ còn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có tác dụng bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Thực tế, khi cho con bú lại là cơ hội để giảm tình trạng tắc tia sữa, hạn chế tình trạng sữa còn dư, sữa ứ đọng lại trong bầu ngực, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, khi có biểu hiện của viêm tuyến sữa, bạn nên cho bé tích cực bú hơn.

Các phương pháp điều trị viêm tuyến sữa

Sau khi được các bác sĩ thăm khám và thực hiện các siêu âm cần thiết, bệnh nhân được xác định mắc viêm tuyến vú sẽ được điều trị riêng tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Vậy viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì?

Đối với những ca viêm tuyến vú nhẹ thường không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh. Mẹ cần có những biện pháp tích cực cải thiện, như việc cho bé bú bên vú bị viêm. Việc bé bú sẽ phần nào giúp thông tuyến sữa, tránh tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn. Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên sử dụng thêm máy hút sữa để hút sạch sữa còn lại.

Trong trường hợp nặng hơn, viêm tuyến vú gây biến chứng làm tình trạng tệ hơn. Lúc này mẹ nên ngưng cho bé bú. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau an toàn cho bà mẹ có con bú như acetaminophen, ibuprofen và thuốc kháng sinh như Cephalexin, Dicloxacilin nhằm ngăn chặn sự nhiễm trùng.

Đối với trường hợp viêm nhiễm xấu đi hoặc bắt đầu xuất hiện ổ áp xe vú sâu thì có thể sẽ được chỉ định phẫu thuậ và kết hợp thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ. Các ổ áp xe có thể chọc hút hoặc dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm.

Mẹ có thể thực hiện m số biện pháp giảm đau tại nhà như đắp khăn, gạc ấm trước và sau khi cho bé bú để giảm cảm giác đau tức. Ngoài ra, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ  cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Phần lớn các trường hợp viêm tuyến vú đều có thể chữa trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất cứ di chứng nào. Viêm tuyến vú nếu được điều trị ngay sẽ không gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu có bất cứ biểu hiện bệnh trở nên trầm trọng cần đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ chuyên môn đánh giá và điều trị.

Cách phòng ngừa viêm tuyến sữa

Các mẹ nên trang bị những kiến thức sau để phòng tránh bệnh viêm tuyến vú:

  • Cho em bé bú đúng cách để tránh tổn thương núm vú, giải phóng hoàn toàn sữa sau khi con bú để giảm tắc và ứ đọng sữa.
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho cả mẹ và bé sau khi bú.
  • Mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ rau xanh, hoa quả và uống đủ nước, ít nhất 2 lít/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú cần ngừng thuốc lá hoàn toàn và hạn chế rượu bia.
  • Cai sữa cho bé dần dần thay vì ngưng đột ngột.
  • Mẹ cần khám sức khỏe sinh sản định kỳ sau sinh để phát hiện bệnh sớm và điều trị dứt điểm.
Viêm tuyến sữa
Viêm tuyến sữa: Mẹ có nên cho bé bú không?

Tóm lại, bệnh viêm tuyến vú có thể điều trị tại nhà và điều trị dứt điểm mà không gây ra biến chứng. Với tình trạng bệnh tình nhẹ, mẹ hoàn toàn nên tiếp tục cho trẻ bú. Nếu trình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn, mẹ cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button