Tiêm filler môi kiêng gì? Top 6 điều cần tránh sau khi tiêm

Tiêm filler môi mặc dù ít gây xâm lấn ở mô hơn so với các phương pháp phẫu thuật trong thẩm mỹ. Tuy nhiên, các chị em nếu không giữ gìn, tránh các tác động gây kích thích, dinh dưỡng không hợp lý hay phòng ngừa các yếu tố gây viêm nhiễm sau thủ thuật sẽ làm tổn thương nghiêm trọng có thể gây hoại tử môi. Vì vậy, để tìm câu trả lời cho tiêm filler môi kiêng gì, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

Sau khi tiêm filler môi có biểu hiện gì?

Hiện nay, hầu hết các cơ sở thẩm mỹ đều được trang bị máy móc, kỹ thuật hiện đại nên quá trình thực hiện khá là nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian, các chị em có thể ngắm nhìn ngay sự thay đổi trên đôi môi đẹp của mình. Với những kỹ thuật hiện đại, tiêm filler môi có thể hạn chế những tổn thương trên môi cho các chị em, tuy nhiên, theo các chuyên gia làm đẹp, một số các tình trạng vẫn có thể xảy ra sau khi thực hiện thủ thuật, cụ thể như sau:

  • Thủ thuật tiêm filler môi có thể gây đau nhẹ tại chỗ tiêm. Cơn đau thường sẽ biến mất sau 12 – 24. Tuy nhiên, sau thủ thuật, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ chườm đá ở môi và kê thuốc uống để cải thiện tình trạng này. Nên vì vậy, đây cũng là yếu tố khiến nhiều chị em sẽ suy nghĩ mới tiêm filler môi nên kiêng gì?
  • Một lý do khác khiến các chị em cũng đắn đo cho câu hỏi tiêm filler môi kiêng gì đó chính là tình trạng sưng ở môi. Sau khi tiêm filler môi như đã nói ở trên có thể chỉ gây ra sưng nhẹ do vết kim xâm lấn ở mô. Nhưng thường sau 24 – 48 giờ, thậm chí kéo dài 1 tuần, các vết sưng sẽ biến mất.
Sau khi tiêm filler môi sẽ để lại vết sưng
Sau khi tiêm filler môi sẽ để lại vết sưng

Tác dụng phụ sau khi tiêm filler môi

Ngoài ra, những tác dụng phụ sau khi thực hiện thủ thuật cũng dễ dẫn đến suy nghĩ mới tiêm filler môi nên kiêng gì ở các chị em. Theo Viện hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, những tác dụng phụ thường gặp sau đây sẽ có thể xảy ra xung quanh vị trí tiêm, có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng có thể biến mất trong vòng từ 1 – 2 tuần:

  • Môi bị đỏ.
  • Xuất hiện các vết sưng tấy.
  • Có thể gây cảm giác đau đớn.
  • Xung quanh vị trí tiêm xuất hiện các vết bầm tím.
  • Có cảm giác ngứa, châm chích ở môi

Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ hiếm gặp sau khi tiêm filler môi cũng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Chỗ tiêm bị nhiễm khuẩn do nhiễm các tụ cầu hoặc các virus gây bệnh như HPV, HSV,…
  • Rò rỉ các chất làm đầy sinh học ở những vị trí tiêm sang các mô lành lân cận.
  • Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quanh vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ.
  • U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy sinh học.
  • Sự di chuyển của các chất độn từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể.
  • Chấn thương mạch máu dưới da.
  • Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy sinh học vào động mạch.

Trao đổi với chuyên gia về dịch vụ tiêm filler môi để phòng tránh những tác dụng phụ không đáng có:

Tiêm filler môi có gây biến chứng nguy hiểm không?

Tiêm filler môi tưởng chừng như là thủ thuật thẩm mỹ đơn giản nhưng có thể nguy hiểm đến tính mạng con người nếu không được thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ uy tín, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có tay nghề kỹ thuật cao. Những trường hợp gặp biến chứng sau khi tiêm filler môi sẽ có các tình trạng như:

  • Môi sưng nề, nóng rát, vết sưng to do nhiễm trùng bởi thực hiện trong điều kiện không đảm bảo vô trùng.
  • Môi bị chảy máu hoặc chảy dịch nhờn có màu vàng.
  • Môi bị nứt nẻ, tím đen hoặc với nhiều mụn mủ do bị tắc mạch máu khi tiêm chất làm đầy.
  • Nguy hiểm nhất có thể gây tắc mạch máu não, nhồi máu não, tắc mạch máu dưới da dẫn đến hoại tử da phải cắt bỏ.
  • Ngoài ra, nếu bác sĩ không cẩn thận, tay nghề kém dẫn đến tiêm nhầm filler vào động mạch sẽ chặn lưu thông máu đến mắt, gây ảnh hưởng dây thần kinh xung quanh mắt, mắt mờ dần, thậm chí bị mù. 
  • Khi tiêm các chất làm đầy không rõ nguồn gốc, chất lượng kém, kỹ thuật tiêm không tốt dẫn đến thuốc ngấm vào mô gây viêm loét, kích ứng mạnh, xơ hóa mô.
  • Môi sau khi tiêm bị lệch, không cân đối, bị méo mó biến dạng.

Xử trí khi gặp biến chứng

Thao tác xử trí nhanh gọn, tức thì, phương pháp xử trí chuẩn xác là các yêu cầu cần thực hiện khi gặp biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm filler môi. Theo guideline: xử lý biến chứng sau khi tiêm filler, một số phương pháp có thể thực hiện để khắc phục những biến chứng này: 

  • Ngay lập tức ngừng tiêm: 

Ngay khi nghi ngờ dấu hiệu nguy hiểm bởi cảm giác đau đớn, nóng rát; bước đầu tiên và quan trọng nhất là ngừng tiêm, nếu có thể thì hút hết lượng thuốc đã tiêm khi rút kim ra ngoài.

  • Chườm nóng:

Chườm nóng sẽ làm giãn mạch máu và tăng lưu lượng máu đến vị trí tiêm.

  • Gõ lên vị trí tiêm:

Việc gõ liên tục lên vị trí tiêm sẽ giúp làm bật khối làm bật khối chất làm đầy gây tắc mạch máu ra khỏi vị trí.

  • Tiêm hyaluronidase:

Khi chất làm đầy hyaluronic acid là thủ phạm gây hoại tử thì có thể tiêm hyaluronidase để giảm bớt vấn đề trước khi biến chứng nghiêm trọng hơn xảy ra. Một số bằng chứng đã chỉ ra rằng việc tiêm hyaluronidase cũng có thể giảm mức độ hoại tử sau khi tiêm một chất làm đầy không phải hyaluronic acid. 

Hyaluronidase cũng đã được chứng minh là có thể thẩm thấu vào lòng mạch máu khi tiêm bên ngoài. Do đó, các trường hợp có khả năng bị hoại tử do chất làm đầy hyaluronic acid tích tụ và gây tắc nghẽn trong mạch máu thì có thể tiêm hyaluronidase vào các khu vực xung quanh cũng vẫn có thể hiệu quả làm tan chất làm đầy.

  • Đắp thuốc giãn mạch nitroglycerin:

Nitroglycerin (glyceryl trinitrate) có tác dụng làm giãn mạch và tăng lưu thông máu. Có thể đắp nitroglycerin và dán băng kín bên trên rồi để trong vài ngày. Phương pháp này được khuyến nghị áp dụng trong 12 tiếng và dừng trong 12 tiếng cho đến khi có cải thiện lâm sàng.

  • Thuốc Aspirin:

Có tài liệu khuyến khích sử dụng aspirin cho đến khi tình trạng hoại tử được xử lý nhằm hạn chế sự kết tập tiểu cầu, hình thành cục máu đông và tránh gây tổn thương thêm khu vực mà mạch máu bị tổn hại. Khuyến nghị liều dùng ban đầu là 300mg và sau đó là 75mg mỗi ngày cho đến khi tình trạng hoại tử được xử lý (đối với những trường hợp không có chống chỉ định với aspirin).

  • Thuốc kháng sinh:

Vùng hoại tử có các tế bào và mô đã chết nên dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Tùy vào mức độ hoại tử mà có thể điều trị bằng kháng sinh đường uống hoặc bôi tại chỗ để thúc đẩy quá trình chữa lành và ngừa các biến chứng tiếp theo. Ngoài ra, có thể cân nhắc dùng thuốc kháng herpes nếu có nguy cơ nhiễm virus cao.

  • Cắt lọc nông mô hoại tử:

Cần chuyển ca bệnh đến bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có chuyên môn cao để loại bỏ mô hoại tử và tạo điều kiện làm lành vết thương.

  • Chăm sóc vết thương:

Quấn băng gạc phù hợp và thực hiện các biện pháp chăm sóc vết thương để thúc nhanh tốc độ chữa lành vùng hoại tử.

Chẳng may gặp phải biến chứng sau khi tiêm filler môi, hãy liên hệ ngay với chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời:

Tiêm filler môi kiêng gì?

Với tâm lý lo lắng sau khi tiêm filler môi nói riêng hay các thủ thuật y khoa khác nói chung, nhiều chị em sẽ xuất hiện câu hỏi trong đầu tiêm filler môi kiêng gì hay tiêm filler môi có kiêng gì không? Hay thậm chí các chị em sẽ trực tiếp hỏi ngay các bác sĩ, chuyên gia thẩm mỹ rằng liệu mới tiêm filler môi nên kiêng gì hoặc sau khi tiêm filler môi cần kiêng gì? Sau đây là tổng hợp một số giải đáp cho phái đẹp.

Xông hơi, massage

Yếu tố nhiệt độ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của chất làm đầy sinh học. Do đó, tránh các tiếp xúc bởi nhiệt là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi sau khi tiêm filler cần kiêng gì?

Nhiệt độ cao chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả thẩm mỹ cũng như khiến filler tan tự nhiên. Vậy nên, sau khi tiêm filler không được xông hơi nóng cho da, không được massage trong môi trường có nhiệt độ cao. Thực hiện nguyên tắc này ít nhất trong 48h hoặc tốt hơn là duy trì trong 7 ngày đầu tiên sau khi tiêm filler môi. Nên ghi nhớ giải đáp này cho câu hỏi tiêm filler môi kiêng gì?

Trang điểm

Việc trang điểm được xem như là thói quen hàng ngày trước khi ra ngoài của các chị em. Do đó, điều thắc mắc tiêm filler môi có kiêng gì không? chắc hẳn nhiều chị em sẽ lo lắng nghĩ đến việc trang điểm cũng ảnh hưởng ít nhiều.

Thật vậy, cần kiêng thoa son, dưỡng môi,… trong 24h sau khi tiêm filler môi. Lý do cần tránh là hạn chế tiếp xúc với vết tiêm. Bên cạnh đó, các chị em không thể đảm bảo các thành phần trong các sản phẩm trang điểm là an toàn, lành tính với da, vết thương. 

Đôi khi, các thành phần này sẽ gây kích ứng, ngứa vùng tiêm, filler dễ tan hoặc không tương thích với cơ thể chẳng hạn như retinol, AHA, vitamin C,… Do đó, hạn chế trang điểm cũng là điều cần chú ý cho câu hỏi tiêm filler môi kiêng gì?

Tiêm filler môi kiêng gì? Tránh trang điểm trong ngày
Tiêm filler môi kiêng gì? Tránh trang điểm trong ngày

Chạm, tác động vào môi

Tiêm filler môi kiêng gì? Đó là cần hạn chế các thao tác sờ, nắn, xoa bóp vùng tiêm để tránh ảnh hưởng hoặc biến dạng vùng tiêm chất làm đầy. Cũng như không mắm môi, liếm môi, cắn môi sau khi tiêm filler vì tác động ngoại lực mạnh cũng sẽ khiến filler xê dịch sai vị trí gây tổn thương, xây xước vị trí môi vừa tiêm.

Cắn môi dễ gây trầy xước chỗ tiêm filler môi
Cắn môi dễ gây trầy xước chỗ tiêm filler môi

Vận động, biểu cảm kích động mạnh

Chuyển động mạnh cũng là câu trả lời cho tiêm filler môi kiêng gì? Vì chuyển động mạnh sau khi tiêm filler sẽ di chuyển chất làm đầy sang khu vực khác, cúi người xuống hoặc vận động mạnh sẽ khiến chất làm đầy tràn ra ngoài, mất cân đối hoặc nằm úp, tì đè ở môi sẽ khiến tràn chất độn sang mô lân cận.

Ngoài ra, khi hỏi tiêm filler môi kiêng gì? Thì không thể thiếu đáp án là biểu cảm kích động mạnh. Các biểu cảm quá đà khi cười, khóc, tức giận sẽ khiến các vùng cơ mặt hoạt động mạnh gây lệch, méo mó chất độn dưới môi. Do đó, nên tránh bộc lộ cảm xúc quá đà khoảng 3 – 4 ngày để tránh lớp dịch di chuyển.

Sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả thẩm mỹ. Việc uống bia rượu, chất cồn trước khi tiêm filler có thể gây loãng máu, khiến da bầm tím. Kiêng cử rượu bia, chất cồn trước và sau khi tiêm filler để giảm thiểu biến chứng và giúp vết thương mau hồi phục nhanh chóng. Do đó, tránh sử chất kích thích cũng là giải đáp cho thắc mắc tiêm filler môi kiêng gì?

Tiêm filler môi kiêng gì? Tránh uống rượu bia
Tiêm filler môi kiêng gì? Tránh uống rượu bia

Đồng thời, trong khói thuốc lá chứa nhiều nicotin, kim loại nặng như chì, cadimi dễ gây kích ứng vùng môi mới tiêm filler, nhiễm trùng cho vị trí tiêm khiến dễ gây biến chứng sưng phù nề, thâm tím cho môi. Ngoài ra, hành động hút thuốc cũng sẽ tăng tạo áp lực cho môi.

Không hút thuốc lá sau khi tiêm filler môi
Không hút thuốc lá sau khi tiêm filler môi

Dinh dưỡng không hợp lý

Trong những giải đáp cho câu hỏi tiêm filler môi kiêng gì? Dinh dưỡng là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Thông thường, các chị em có thể ăn uống bình thường sau thủ thuật tiêm filler môi. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo hạn chế những thức ăn sau để filler được định hình tốt nhất:

  • Tránh sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực, cá ngừ, sứa, các loại thịt như bò, gà,…
  • Tránh các đồ ăn cứng bởi khi bạn nhai sẽ cử động cơ miệng nhiều hơn như xương động vật, thịt nhiều gân, da động vật chưa chín mềm, mía, các trái cây cứng giòn như ổi, táo, lê,…
  • Tránh đồ ăn cay, nóng hoặc uống nước nóng bởi dễ gây kích ứng, nhiệt độ cao khiến filler bị tan và khó định hình.
  • Tránh các thức ăn chua nhiều, có tính acid do có thể gây rát, kích ứng chỗ tiêm.
  • Tránh các món ăn mặn, nhiều muối như cà muối, dưa muối, đồ ăn chế biến sẵn,…vì có thể gây mất nước cho cơ thể và môi khô nhiều hơn.

Nếu quan tâm tiêm filler môi kiêng gì, hãy đặt lịch hẹn tư vấn với chuyên viên y tế để được hỗ trợ:

Tiêm filler môi kiêng gì? Là thức ăn cay nóng
Tiêm filler môi kiêng gì? Là thức ăn cay nóng

Địa chỉ tiêm filler môi đáng tin cậy

  • Oracle Beauty Clinc Vietnam – Quận 3, TPHCM: Phòng khám đang áp dụng nhiều công nghệ thẩm mỹ và làm đẹp được hỗ trợ bởi các thiết bị máy móc tân tiến có chứng nhận từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Liên minh Châu Âu CE. Trực tiếp thăm khám và thực hiện tiêm filler cho khách hàng là đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm đến từ Việt Nam và Hàn Quốc.
  • Rohto Aohal Clinic – Chi nhánh Quận 3, TPHCM: ROHTO AOHAL CLINIC chuyên cung cấp các dịch vụ điều trị – chăm sóc da & dịch vụ thẩm mỹ không phẫu thuật với chất lượng và tiêu chuẩn Nhật Bản. ROHTO AOHAL CLINIC chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ thẩm mỹ nội khoa và kiến thức chăm sóc làn da Châu Á.
  • Belas Beauty Clinic – Quận 1, TPHCM: Là một trong những viện thẩm mỹ làm đẹp có tiếng tại TPHCM. Trải qua nhiều năm hoạt động, phòng khám đã được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn.

Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm filler môi

Sau khi tiêm filler môi là thời gian quan trọng quyết định hình thành dáng môi hoàn chỉnh, độ căng bóng, mịn màng. Để đạt được những hiệu quả tối ưu đấy cần nên thực hiện những lưu ý sau đây:

Vệ sinh đúng cách

  • Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh, dùng gạc hoặc bông lau sạch nhẹ, vệ sinh vùng tiêm một cách nhẹ nhàng.
  • Sử dụng nước ấm để vệ sinh, tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh tránh gây kích ứng, ảnh hưởng tuổi thọ chất độn sinh học dưới môi.
  • Chỉ sử dụng các sản phẩm vệ sinh có pH dịu nhẹ, gần như trung tính để vệ sinh chỗ tiêm, vì pH quá acid hay quá kiềm sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc chỗ tiêm filler, ảnh hưởng đến chất độn dưới môi.

Bổ sung dinh dưỡng

Bên cạnh các thực phẩm cần kiêng cử, những loại thực phẩm sau đây nên ăn để vết thương mau lành:

  • Bổ sung nhiều rau củ quả giúp cung cấp nhiều vitamin A, B, C, E, … giúp cung cấp dinh dưỡng, chống oxy da, nâng cao hệ miễn dịch,…
  • Trái cây giàu vitamin C giúp tăng đề kháng, giúp kháng khuẩn, viêm nhiễm và hỗ trợ làm lành vết thương, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Rau củ quả hỗ trợ phục hồi vết thương
Rau củ quả hỗ trợ phục hồi vết thương
  • Uống nhiều nước giúp tăng cường trao đổi chất, tăng thải độc tố và giữ ẩm cho môi luôn căng mọng, đầy sức sống.
Uống nước đều đặn giúp môi căng mọng
Uống nước đều đặn giúp môi căng mọng

Thuốc và thực phẩm bổ sung

  • Một số loại thuốc nên uống sau khi tiêm filler môi khoảng 3 ngày liên tiếp để vùng tiêm mau lành, giảm đau, giảm sưng, tan máu bầm và tránh nhiễm khuẩn:
    • Augmentin 625mg (Amoxicillin 500mg : Acid clavulanic 125mg): 6 viên, mỗi ngày dùng sáng 1 viên, chiều 1 viên.
    • Dexamethasone 16mg: 3 viên, mỗi ngày dùng sáng 1 viên.
    • Efferalgan viên sủi: 6 – 12 viên, mỗi ngày dùng 2 – 4 viên (uống khi đau).
    • Alpha choay: 3 vỉ (cách 4 – 6 tiếng ngậm 2 viên).
    • Long huyết P/H: 18 viên, mỗi ngày dùng sáng 3 viên, chiều 3 viên.
  • Một số thực phẩm chức năng giúp hỗ hồi phục vết thương, tăng sức đề kháng, ngừa lão hóa như kẽm gluconat, vitamin A, vitamin C, vitamin E, L-Cystine.

Câu hỏi thường gặp

Tiêm filler môi có ăn thức ăn cay, nóng được không?

Không nên ăn thức ăn cay nóng sau khi tiêm filler môi vì dễ gây kích ứng, ảnh hưởng đến tuổi thọ chất làm đầy do nhiệt độ cao.

Sau khi tiêm filler môi nên ăn gì?

Sau khi tiêm filler môi nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C giúp hỗ trợ phục hồi vết thương mau lành.

Tiêm filler ăn thịt gà được không?

Ăn thịt gà có thể gây ngứa khó chịu, nhiễm trùng vết tiêm, viêm nhiễm và dễ để lại sẹo sau khi tiêm filler.

Mới tiêm filler môi nên uống thuốc gì?

Mới tiêm filler môi nên sử dụng thuốc giảm đau, tiêu sưng viêm, tan máu bầm và kháng sinh giúp vết thương mau lành, phòng ngừa biến chứng xảy ra.

Môi bị lở sau khi tiêm filler có sao không?

Bị lở sau khi tiêm filler có thể báo hiệu biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tin để được chữa trị kịp thời.


Như vậy, thông qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ có thêm những giải đáp quý giá cho câu hỏi tiêm filler môi kiêng gì? Qua đó, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra sau khi tiêm filler môi.