Bệnh herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Herpes môi là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp do loại virus gây bệnh. Triệu chứng của bệnh thường xảy ra ở vùng môi miệng bị ngứa, đau rát và nổi mụn rộp. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị tối ưu mà đa phần là chăm sóc vệ sinh tại nhà. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh herpes môi trong bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân bệnh herpes môi

Tác nhân gây bệnh được biết là loại virus có tên khoa học Herpes simplex – chủng virus thường gây tình trạng mụn rộp ở người. Trong đó, Herpes virus type 1 (HSV-1) gây ra khoảng 80 đến 90% trường hợp bị bệnh herpes miệng hoặc mụn rộp ở môi miệng, còn type Herpes 2 (HSV-2) chủ yếu gây mụn rộp tại cơ quan sinh dục.

Người bệnh bị herpes môi là do nhiễm virus từ người bệnh hoặc người lành mang mầm bệnh qua con đường tiếp xúc trực tiếp như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng,… hoặc tiếp xúc gián tiếp khi ăn uống chung chén đũa, vật dụng cá nhân. 

Bệnh hesper môi thường do virus HSV-2 gây ra và bệnh sẽ nặng ở trẻ em
Bệnh hesper môi thường do virus HSV-2 gây ra và bệnh sẽ nặng ở trẻ em

Bệnh còn được gọi như mụn rộp sinh dục ở miệng, nhưng ngoài cái đường quan hệ tình dục thì bệnh có thể phát triển nếu gặp yếu tố thuận lợi như:

  • Tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, nhất là khu vực vùng miệng môi.
  • Suy giảm miễn dịch khi bị mắc bệnh, dị ứng, khi mang thai, thay đổi hormone do chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tổn thương niêm mạc ở vùng nướu, môi hoặc bệnh lý răng miệng.
  • Cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng đến stress.
  • Phẫu thuật thẩm mỹ vùng môi, hàm mặt ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của vùng da này.

Ngoài ra đáng lưu ý là quan hệ tình dục không an toàn sẽ kèm theo lây nhiễm virus Herpes và rất dễ lây truyền các tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác như lậu, HIV, giang mai, mụn cóc sinh dục,… 

Triệu chứng của bệnh herpes môi

Ngoài các biểu hiện chính là nổi mụn rộp môi và quanh miệng, còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như:

  • Miệng bị đau rát, ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và ngủ nghỉ. 
  • Vị trí đau chủ yếu ở vùng bị mụn rộp khi vỡ để vết loét hoặc trợt
  • Bị sốt cao vài lần
  • Đau họng, nuốt đau
  • Sưng hạch cổ, cổ hơi phù nề
  • Chảy nước dãi và khàn tiếng ở trẻ nhỏ.

Những người lần đầu bị nhiễm virus herpes có thể không có dấu hiệu mụn rộp và khả năng cao là người truyền bệnh. Tuy nhiên nếu có biểu hiện rồi mà không điều trị kịp thời thì mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng và hường nghiêm trọng hơn trong những lần bùng phát.

Điều mà giới y học đáng lo ngại là virus HSV sẽ tồn tại trong cơ thể và sẽ gây tái đi tái lại trong suốt quãng đời còn lại của bệnh nhân. Bệnh herpes môi tái diễn thường xuất hiện ở mép môi và đi dọc theo cái sợi dây thần kinh gây đau nhức dữ dội và cảm giác tê môi miệng. 

Bệnh herpes môi có lây không?

Virus HSV lây bệnh Herpes môi thường xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua vết thương trên vùng da niêm mạc xung quanh và bên trong miệng hoặc ngay tại môi. Khả năng mắc bệnh khá cao xảy ra khi người lành tiếp xúc với vết loét hoặc chất dịch tiết ra từ người bệnh, như ăn uống chung, dùng chung dụng cụ vệ sinh, hôn người bị bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt. Tương tự, cha mẹ bị bệnh sẽ thường lây virus cho con theo những cách này và herpes môi cũng có khả năng lây lan tới các vùng khác của cơ thể.

Điều trị herpes môi như thế nào?

Dù chưa có cách để điều trị bệnh herpes hoàn toàn khỏi bệnh, nhưng cách chăm sóc và điều trị tại nhà tích cực, đúng cách sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng và dần dần hết bệnh. Dưới đây là các cách điều trị thường áp dụng và mang lại hiệu quả:

Dùng kem bôi 

Mụn rộp ở môi thường gây đau nhức, ngứa rát khó chịu cho người bệnh. Để khống chế cơn đau và ngứa do herpes ở môi và tạo thuận lợi cho quá trình tự làm lành tổn thương thì bạn nên dùng thuốc mỡ hoặc kem bôi kháng virus. Thuốc thường dùng điều trị được khuyến cáo là Acyclovir được dùng ngay khi mụn rộp herpes môi khởi phát để triệu chứng bệnh được kiểm soát nhanh chóng.

Cách điều trị bệnh herpes môi
Cách điều trị bệnh herpes môi bằng kem bôi có chứa thành phần kháng virus

Uống thuốc kháng virus

Bệnh herpes môi do virus gây ra nên dùng thuốc uống kháng virus sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh và ngăn ngừa được bệnh tái phát. Các loại thuốc này có tác dụng nhanh và đặc hiệu với bệnh Herpes môi nhưng có thể gây ra một vài tác dụng phụ đánh kể, vì thế cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu hoặc cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, mang thai thì cần cẩn trọng hơn trong sử dụng thuốc điều trị herpes môi. Nếu không điều trị tốt dễ dẫn đến bệnh kéo dài dai dẳng gây biến chứng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc liều cao hơn.

Biện pháp chăm sóc tại nhà 

Nếu bệnh herpes môi nhẹ, mới khởi phát thì một số phương pháp chăm sóc, điều trị tại nhà có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và nhanh chóng phục hồi:

Chườm lạnh

Bạn nên sử dụng nước đá lạnh hoặc đá bọc trong vải chườm lên mụn loét ở môi 20 phút mỗi lần, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Triệu chứng đau rát do herpes môi sẽ được giảm nhẹ và làm bạn dễ hơn. 

Hạn chế đồ chua

Mụn rộp môi càng gây đau đớn, khó hồi phục hơn nếu tiếp xúc với các chất acid từ thực phẩm, nhất là có trong các loại hoa quả như cam, quýt, chanh,… Bạn có thể uống để tăng cường miễn dịch cho cơ thể nhưng hãy dùng ống mút để tránh chạm vào vùng da nhiễm virus.

Dưỡng ẩm

Bạn nên thường xuyên chăm sóc và dưỡng ẩm cho vùng da bị bệnh bằng gel lô hội hoặc son dưỡng lô hội, vì trong lô hội có tinh chất có tác dụng làm mát, làm dịu tổn thương da niêm rất tốt.

Dưỡng ẩm môi với lô hội giúp giảm tình trạng herpes môi
Dưỡng ẩm môi với lô hội giúp giảm tình trạng herpes môi

Uống nhiều nước

Herpes môi gây ra nhiều mụn rộp đau đớn trong miệng, còn khiến trẻ bị sốt, khó khăn khi ăn, ngủ và mất nước. Vì thế, cần bổ sung thêm nhiều nước lọc và nước hoa quả các loại để tránh mất nước, góp phần giảm đau đớn, tăng tốc độ phục hồi bệnh.


Nhìn chung, bệnh herpes môi sẽ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra một vài biến chứng về da và cơ quan khác nếu không điều trị tốt. Trẻ em là đối tượng dễ tái phát bệnh nhiều lần và gây biến chứng nghiêm trọng hơn cả, vì thế việc điều trị tích cực và chăm sóc tại nhà là rất cần thiết khi không may bị mắc bệnh.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline

Có thể bạn quan tâm