Dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới giúp nhận biết sớm căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm. Bởi ung thư phổi diễn tiến âm thầm, phát triển nhanh và dễ di căn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, nhất là nam giới hút thuốc lá. Bài biết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ gửi đến bạn thông tin về dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới.
Tóm tắt nội dung
- 1 Ung thư phổi là gì và nam giới có hay bị không?
- 2 Các nguyên nhân gây ung thư phổi ở nam giới
- 3 Dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới
- 4 Ung thư phổi ở nam giới khác gì ở nữ giới?
- 5 Khả năng sống sót giữa nam giới và nữ giới khi mắc bệnh ung thư phổi
- 6 Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
- 7 Cách phòng tránh ung thư phổi ở nam giới
Ung thư phổi là gì và nam giới có hay bị không?
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính do sự tăng sinh bất thường các tế bào trong nhu mô phổi, dẫn đến hình thành các khối u. Đây là căn bệnh ác tính chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở nam giới, bởi việc lạm dụng thuốc lá nhiều hơn phụ nữ.
Dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên nhiều nam giới chủ quan. Khi khối u đã phát triển và xuất hiện nhiều triệu chứng rầm rộ hơn, thì mới bắt đầu điều trị đã kém hiệu quả.
Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong khá cao, chính vì vậy nam giới cần hiểu rõ về bệnh cũng như hạn chế hút thuốc lá để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn cuối
Các nguyên nhân gây ung thư phổi ở nam giới
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi ở nam giới
Theo các nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hơn 60 chất độc hại khác nhau (đặc biệt là nicotin), có liên quan đến hơn 85% các trường hợp ung thư phổi. Nếu một người hút hơn 25 điếu thuốc mỗi ngày, người đó cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 25 lần so với người không hút thuốc.
Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm
Môi trường ô nhiễm bởi những hóa chất như asen, amiăng, khói than, silica, niken được sử dụng trong một số ngành nghề có liên quan đến nguy cơ mắc phải và phát triển ung thư phổi.
Tiếp xúc với chất phóng xạ
Radon là một loại khí phóng xạ xuất phát từ một lượng nhỏ uranium có trong tất cả các loại đá và đất. Nếu radon được hít vào, nó có thể gây ung thư phổi, đặc biệt ở người hút thuốc lá.
Dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới
Dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới giai đoạn đầu thường diễn tiến âm thầm, ít triệu chứng và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Việc phát hiện sớm các triệu chứng giúp tăng khả năng điều trị hiệu quả cho bệnh nhân.
Nghi ngờ ung thư phổi nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
- Ho kéo dài không thuyên giảm. Có thể kèm đờm hoặc máu.
- Khó thở.
- Khàn tiếng.
- Đau ngực, cơn đau thường nặng hơn khi thở sâu, ho hoặc cười.
- Khàn tiếng.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân. Mệt mỏi. Chán ăn.
Nếu ung thư phổi di căn đến các cơ quan khác, có thể có các triệu chứng:
- Di căn hạch: các khối u gần cổ hoặc trên xương đòn, do ung thư lan sang da hoặc các hạch bạch huyết.
- Di căn xương: đau xương (thường ở lưng hoặc hông).
- Di căn não: dấu hiệu của tổn thương hệ thần kinh như đau đầu, yếu hoặc tê cánh tay hoặc chân, chóng mặt, co giật.
- Di căn gan: vàng da và vàng mắt.
Ung thư phổi ở nam giới khác gì ở nữ giới?
Mặc dù nam giới và nữ giới đều dễ bị ung thư phổi như nhau, nhưng họ thường mắc loại ung thư phổi khác nhau.
Có hai loại ung thư phổi chính là:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Trong đó, có ba loại ung thư phổi không tế bào nhỏ khác nhau là ung thư biểu mô tuyến, ung thư phổi tế bào vảy và ung thư phổi tế bào lớn.
Đối với nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư phổi tế bào vảy hơn nữ giới. Tuy nam giới mắc ung thư phổi nói chung cao hon nữ, nhưng bệnh ung thư phổi này là tế bào vảy tạo ra nhiều triệu chứng hơn và dễ phát hiện hơn, do đó họ có cơ hội điều trị kịp thời.
Đối với nữ giới mắc ung thư phổi, họ có nhiều khả năng bị ung thư biểu mô tuyến. Bệnh thường khó phát hiện, nên lúc chẩn đoán thường đã tiến triển, di căn.
Khả năng sống sót giữa nam giới và nữ giới khi mắc bệnh ung thư phổi
Tùy thuộc vào cách chẩn đoán bệnh, thông thường phương pháp điều trị ung thư phổi cho cả nữ giới và nam giới là phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sau khi điều trị giữa bệnh nhân nữ và nam không giống nhau.
Tuy nhiên nếu cùng được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, thời gian sống trung bình ở nữ giới sẽ cao hơn nam giới là 2 năm. Cụ thể hơn, nguy cơ tử vong ở nữ giới thấp hơn 15% so với nam giới. Về điều trị, phụ nữ đáp ứng với hóa trị liệu tốt hơn nam giới.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới. Bệnh có tỷ lệ mắc phải cao ở nam giới, đặc biệt nam giới hút nhiều thuốc lá. Các triệu chứng của ung thư phổi giai đầu lại rất khó nhận ra, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác. Vì vậy, nếu chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư phổi. Nếu đang mắc bệnh ở giai đoạn sớm, bạn có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách phòng tránh ung thư phổi ở nam giới
Ung thư phổi là bệnh có tỷ lệ mắc phải cao, tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách phòng tránh thì có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh đi rất nhiều.
Tuyệt đối tránh xa các chất có hại, đặc biệt là thuốc lá – nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư phổi.
Hạn chế làm việc và sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, mỏ phóng xạ. Nếu phải làm việc, bạn cần có thiết bị bảo hộ đạt tiêu chuẩn để bảo vệ sức khỏe.
Khám sức khỏe định kỳ hằng năm đối với người có yếu tố nguy cơ cao như nam trên 40 tuổi có hút thuốc lá, người thường xuyên làm việc ở các môi trường bị ô nhiễm, có các chất phóng xạ, thủy ngân. Ngoài ra, trong gia đình có người đã từng mắc ung thư phổi cũng nên đến các cơ sở y tế thực hiện tầm soát định kỳ.
Tóm lại, ung thư phổi là bệnh nguy cơ tử vong hàng đầu ở nam giới. Bệnh thường ít triệu chứng ở giai đoạn đầu và khi triệu chứng rầm rộ thì bệnh đã tiến triển. Mọi người nói chung và nam giới nói riêng cần tránh xa thuốc lá, hạn chế làm việc trong môi trường ô nhiễm và khám sức khỏe định kỳ hằng năm để được tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ung thư phổi.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.