U tuyến thượng thận ở trẻ em: Nguyên nhân và điều trị

U tuyến thượng thận ở trẻ em là sự tăng sinh của một khối u ở tuyến thượng thận, một tuyến nội tiết của cơ thể. Vậy u tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? U tuyến thượng thận ở trẻ em có chữa được không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan u tuyến thượng thận ở trẻ em

u tuyến thượng thận ở trẻ em
Tổng quan u tuyến thượng thận ở trẻ em

Tuyến thượng thận là một tuyến nội tiết của cơ thể nằm ở bên trên 2 thận và có cấu trúc gồm hai phần là vỏ và tủy thượng thận. Vùng vỏ thượng thận có chức năng tiết ra hormone cortisol và aldosterone giúp điều hòa cân bằng nước – điện giải và giảm stress. Vùng tủy tuyến thượng thận thì tiết ra các loại hormone như epinephrine, norepinephrine và dopamine, có vai trò điều hòa huyết áp của cơ thể.

U tuyến thượng thận ở trẻ em là một dạng u ác tính nguyên bào thần kinh bắt đầu hình thành ở vùng tủy tuyến thượng thận, đây là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khối u ảnh hưởng đến chức năng điều hòa nội tiết của tuyến thượng thận, từ đó thay đổi bất thường nồng độ các hormone và gây tác động xấu đến nhiều cơ quan và cũng như nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Nguyên nhân u tuyến thượng thận ở trẻ em

U tuyến thượng thận ở trẻ em hiện nay khá hiếm gặp, đồng thời vẫn chưa tìm hiểu được rõ nguyên nhân của bệnh. U tuyến thượng thận ở trẻ em cũng thường xuất hiện ở nhóm tuổi từ 20 – 50. Nghiên cứu cho thấy những trẻ mắc một số rối loạn di truyền sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường, chúng bao gồm: u sợi thần kinh, u tân sinh đa tuyến nội tiết…Khối u có thể ảnh hưởng đến 1 trong 2 tuyến thượng thận, đôi khi ở cả 2 bên.

Triệu chứng u tuyến thượng thận ở trẻ em

Trẻ em bị u tủy thượng thận thường có những triệu chứng như sau:

  • Cơn tăng huyết áp kịch phát: huyết áp bệnh nhân tăng rất cao (HA tâm thu: 250 – 280 mmHg, HA tâm trương: 120 – 140 mmHg). Các cơn tăng huyết áp này xuất hiện đột ngột, kéo dài khoảng vài phút đến thậm chí vài giờ. Sau mỗi cơn tăng huyết áp kịch phát, trẻ có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược do mất nước, tình trạng rối loạn điện giải nếu không được xử trí kịp thời có thể gây trụy mạch, nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
  • Mạch nhanh trên 100 lần/phút, đôi khi lên tới 140 – 180 lần /phút.
  • Xanh xao, ớn lạnh, cơ thể vã mồ hôi.
  • Khó thở.
  • Nhức đầu, buồn nôn.

Những triệu chứng có thể xuất hiện nhưng hiếm gặp hơn bao gồm:

  • Bồn chồn, lo lắng.
  • Táo bón.
  • Sụt cân.

Các triệu chứng của u tuyến thượng thận ở trẻ em có thể được khởi phát sau một sang chấn tâm lý, sau khi vận động mạnh, stress,.. Các yếu tố đó có thể làm nặng và nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh nhân.

Trẻ bị u tuyến thượng thân đôi khi không biểu hiện ra những triệu chứng cụ thể, thường gặp nhất là triệu chứng gây ra bởi sự chèn ép của u trong ổ bụng, hoặc trong trường hợp u di căn xương sẽ gây đau, khiến trẻ đi lại rất khó khăn. Ngoài ra ba mẹ có thể phát hiện các tổn thương da trên cơ thể khi tắm cho bé.

U tuyến thượng thận ở trẻ em có nguy hiểm không?

U tuyến thượng thận ở trẻ em ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các cơ quan qua việc làm rối loạn sự sản xuất hormone tuyến thượng thận, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thể của trẻ.

Các cơn tăng huyết áp kịch phát xuất hiện lặp đi lặp lại có thể ảnh hưởng nhiều đến hệ tim mạch, gây ra các tình trạng tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp gây ra như phù gai thị ở mắt, suy thận, suy tim, rối loạn cân bằng nước – điện giải, thậm chí trụy mạch.

Sự thay đổi hormone tuyến thượng thận cũng ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục, gây ra tình trạng giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, thậm chí có thể gây vô sinh.

Xuất hiện các triệu chứng giống với bệnh trầm cảm, dễ bị chuột rút, căng cơ; cơ thể chán ăn, dễ mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.

Chẩn đoán u tuyến thượng thận ở trẻ em như thế nào?

Việc chẩn đoán bệnh u tuyến thượng thận ở trẻ em thường dựa vào các triệu chứng của trẻ kết hợp với các xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm hình ảnh học phát hiện khối u:

  • Xét nghiệm hình ảnh học: các phương tiện chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu như chụp CT, cộng hưởng từ MRI, chụp xạ hình PET giúp phát hiện và đánh giá xâm lấn của khối u với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
  • Xét nghiệm sinh hóa: đánh giá nồng độ các hormone tuyến thượng thận trong máu, giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán cũng như có thể theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Xét nghiệm di truyền: Phương pháp này giúp cho bác sĩ xác định liệu u tuyến thượng thận ở trẻ em có liên quan đến các yếu tố di truyền không, nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp với căn nguyên của bệnh, ngoài ra còn để sàng lọc, tầm soát u tuyến thượng thận với những thành viên còn lại trong gia đình bệnh nhân.
  • Để phát hiện các ảnh hưởng lên xương của u tuyến thượng thận cũng như các triệu chứng thần kinh kèm theo, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và đề nghị chụp X quang xương nghi ngờ tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ  có thể xét nghiệm đánh giá sự thiếu hụt nồng độ Vitamin D, Phospho, calci trong máu để có thể bổ sung vi chất nếu cần thiết.
u tuyến thượng thận ở trẻ em
Chụp CT giúp chẩn đoán u tuyến thượng thận ở trẻ em

Các phương pháp điều trị u tuyến thượng thận ở trẻ em

Phương pháp điều trị u tuyến thượng thận ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay chính là phẫu thuật loại bỏ tuyến thượng thận cùng với khối u bằng phẫu thuật nội soi. Thông thường sau khi loại bỏ 1 bên tuyến thượng thận, bên khỏe mạnh còn lại vẫn có thể đảm bảo duy trì được chức năng sinh lí của mình. Kết quả là triệu chứng sẽ được cải thiện và cuộc sống bệnh nhân trở lại như bình thường.

u tuyến thượng thận ở trẻ em
Phẫu thuật điều trị u tuyến thượng thận ở trẻ em

Trong trường hợp không thể loại bỏ tuyến thượng thận, bác sĩ sẽ chỉ phẫu thuật loại bỏ khối u và cố gắng bảo tồn nguyên vẹn các mô tuyến thượng thận nhằm bảo toàn chức năng nội tiết của tuyến. Nếu u tuyến thượng thận ác tính và cho di căn đến cơ quan khác, có thể sẽ phối hợp các phương pháp xạ trị, hóa trị để tiêu diệt triệt để các tế bào u.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về 1 số kiến thức về u tuyến thượng thận ở trẻ em tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com, my.clevelandclinic.org, cedars-sinai.org