Ung thư phổi có di truyền hay không và yếu tố nguy cơ là gì? 

Nhiều người hiện nay có điều lo lắng là không biết ung thư phổi có di truyền hay không và yếu tố nguy cơ là gì? Ung thư phổi là một vấn đề sức khỏe toàn cầu và bệnh gây tử vong hàng đầu cho nam giới ở hầu hết các nước trên thế giới. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Ung thư phổi là bệnh gì?

Ung thư phổi hoặc khối u ác tính nguyên phát ở phế quản – phổi là một bệnh khi có một khối u tế bào ác tính hình thành trong nhu mô phổi. Đặc điểm của khối u phổi ác tính là mô bệnh trong phổi sẽ phát triển nhanh cả về kích thước và số lượng, đến khi dẫn đến chèn ép và di căn xâm lấn đến các cơ quan khác của cơ thể. 

Thuật ngữ Ung thư phổi là không bao gồm các bệnh khác như Lymphoma ở phổi, U trung mạc màng phổi và Ung thư di căn đến phổi. 

Phân loại ung thư phổi 

Hiện nay ung thư phổi được chia thành hai loại chính dựa trên hình dạng tế bào ung thư được quan sát trên kính hiển vi:

  • U phổi ác tính không tế bào nhỏ (NSCLC): bao gồm nhiều loại khác nhau như ung thư phổi biểu mô tế bào tuyến, ung thư phổi tế bào lớn và ung thư phổi tế bào gai. Nhóm này chiếm đa số (80% – 85%) tổng số các ca bệnh. 
  • U phổi ác tính tế bào nhỏ (SCLC): loại ung thư phổi này liên quan nhiều đến tiền căn hút thuốc lá nhiều năm và ít phổ biến hơn so với nhóm NSCLC.

Yếu tố nguy cơ của ung thư phổi 

Thói quen sinh hoạt gây tác hại đến phổi và môi trường ô nhiễm chính là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. 

Hút thuốc lá 

Có ít nhất 50 các loại chất khác nhau gây ung thư phổi được tìm thấy trong khói thuốc lá. Người hút thuốc lá hoặc hút thuốc là thụ động sẽ làm tăng nguy cơ ung thư phổi gấp 20 lần so với người không hút thuốc lá.

Ung thư phổi có di truyền hay không
Yếu tố nguy cơ của ung thư phổi hàng đầu là hút thuốc lá

Khi khói thuốc lá vào cơ thể sẽ bắt đầu làm tổn thương nhu mô đường hô hấp, trong đó phổi bị tác động nhiều nhất. Tuy nhiên ở người còn khỏe mạnh thì phổi sẽ có khả năng sửa chữa những tổn thương này, nhưng việc hút thuốc lá mỗi ngày và số điếu nhiều sẽ tác động làm mất sự phục hồi của phổi. 

Tiếp xúc chất độc hại 

Nhiều người do tính chất nghề nghiệp nên vô tình tiếp xúc các chất độc hại như tiếp xúc asbestos (amiăng) hoặc radon. Những người sinh sống và làm việc lâu trong môi trường bị ô nhiễm như các mỏ khai thác quặng đồng, sắt, mỏ than, thủy ngân … cũng sẽ tác động gây đột biến các tế bào phổi bình thường và hình thành ung thư phổi.

Yếu tố di truyền

Ở người có trong gia đình thuộc thân thế hệ thứ nhất với người ung thư phổi sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư phổi hơn bình thường.

Mắc bệnh nhiễm trùng 

Nguy cơ bị ung thư phổi sẽ tăng cao hơn ở người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải do nhiễm HIV.

Tiếp xúc phóng xạ 

Người trải qua quá trình xạ trị ung thư vú, ung thư lympho sẽ tăng cao nguy cơ bị ung thư phổi do tia phóng xạ gây biến đổi không hồi phục tế bào nhu mô phổi.

Ung thư phổi có di truyền hay không?

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng một trong số những yếu tố gây ra ung thư phổi có sự thay đổi nhất định nào đó trong cấu trúc DNA của tế bào phổi bình thường. DNA là hợp chất sinh hóa học đặc biệt có trong mọi tế bào tạo nên gen và gen này sẽ kiểm soát biểu hiện của các chất khác giúp tế bào hoạt động và sinh sản phù hợp.

Ung thư là bệnh lý có liên quan đến gen và có khả năng di truyền theo một kiểu nào đó không xác định. Vì vậy nếu trong gia đình bạn có người thân mắc ung thư phổi thì bạn nên cẩn thận và quan tâm sức khỏe của mình hơn, vì câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư phổi có di truyền hay không là có khả năng

Ung thư phổi có di truyền hay không
Câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư phổi có di truyền hay không là có khả năng

Trong bộ gen của mỗi người có các gen sinh ra ung thư và gen ức chế ung thư. Những yếu tố di truyền có thể quyết định thay đổi bộ gen đó sẽ đột biến làm giảm gen ức chế ung thư và tăng số lượng gen gây ung thư. Vì vậy, một người sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người bình thường nếu trong gia đình có người đã từng mắc ung thư trước đó.

Theo thống kê của y học, số bệnh nhân ung thư phổi do di truyền có thể chiếm tỉ lệ lên tới 8%, đây là một con số không nhỏ nên cần lưu ý và quan tâm đến sức khỏe.

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi do di truyền sẽ tăng giảm phụ thuộc vào mức độ thân cận trong gia đình:

  • Người có cha mẹ, anh chị em hoặc con mắc bệnh ung thư phổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh đến 50%.
  • Những người có cô, dì, chú, bác mắc ung thư phổi có tỉ lệ mắc căn bệnh này là 30%.
  • Tỉ lệ ung thư phổi do di truyền của phụ nữ cao hơn nam giới, và cao ở cả những người thường xuyên hút thuốc lá.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đột biến gen được di truyền đều hình thành nên ung thư phổi. Nếu bạn chăm sóc sức khỏe một cách khoa học và đúng đắn thì sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi. Nhưng nếu bạn làm việc trong môi trường ô nhiễm và có thói quen hút thuốc lá thì tỉ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn bình thường rất nhiều.

Cần làm gì khi gia đình có tiền căn mắc bệnh ung thư phổi? 

Ung thư phổi do di truyền sẽ có biểu hiện sớm hơn trên cùng loại ung thư do nguyên nhân đơn phát khác, thường gặp là khi bệnh nhân còn trẻ. Vậy nên lời khuyên của các chuyên gia y học dành cho những người có yếu tố nguy cơ di truyền bệnh là hãy đi tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt, nhất là khi còn trẻ.

Ung thư phổi có di truyền hay không
Ung thư phổi do di truyền sẽ có biểu hiện sớm hơn trên cùng loại ung thư do nguyên nhân đơn phát khác, thường gặp là khi bệnh nhân còn trẻ

Để phát hiện được ung thư phổi, phương pháp tối ưu hiện nay chính là chụp CT-scan với nồng độ phóng xạ thấp hơn ngưỡng. Đồng thời, khi biết gia đình bạn có tiền sử ung thư, có thể bác sĩ sẽ lựa chọn sàng lọc thêm những thông số khác để kiểm tra như xét nghiệm máu tìm các chỉ dấu ung thư. 

Để ngăn ngừa căn bệnh ung thư phổi do yếu tố di truyền thì cũng cần sử dụng những biện pháp phòng tránh như:

  • Xây dựng chế độ sống xanh, ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia và tập thể dục đều độ thường xuyên.
  • Bỏ thuốc lá nếu như bạn đang hút thuốc lá.
  • Kiểm tra và bảo vệ môi trường đang sống và làm việc có những bụi bẩn hoặc tạp chất nào có hại hay không, nhất là những khu vực nhiễm phóng xạ radon, asen…
  • Tầm soát sức khỏe định kỳ và làm những xét nghiệm chuyên khoa khác về ung thư phổi để theo dõi tế bào ác tính có xuất hiện hay không.
Ung thư phổi có di truyền hay không
Xây dựng chế độ sống xanh, ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia và tập thể dục đều độ thường xuyên

Câu trả lời Ung thư phổi có di truyền hay không? là tỉ lệ mắc bệnh này trong gia đình không phải là quá cao nhưng cũng không phải là con số nhỏ đối với sức khỏe. Bạn không nên lo lắng quá nhưng cũng cần phải chú ý và theo dõi sức khỏe của mình để ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh này. Điều quan trọng là hãy tầm soát ung thư phổi hằng năm nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh và tốt đẹp.

Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn cuối

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.