Tổng quan về phương pháp xét nghiệm tiểu đường

Để chẩn đoán đái tháo đường cần thực hiện các xét nghiệm tiểu đường nào? Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không? Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường hiện nay ngày càng tăng cao. Bệnh này gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khó lường trên tim, mắt, thận, bàn chân và hệ thần kinh.

Docosan sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về việc xét nghiệm tiểu đường qua bài viết dưới đây.

Xét nghiệm tiểu đường là gì?

Xét nghiệm tiểu đường là phương pháp giúp xác định nồng độ đường trong máu ở một thời điểm nhất định. Từ kết quả thu được, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và đánh giá mức độ tiểu đường của người bệnh. Đây cũng chính là cơ sở để bác sĩ tiến hành điều trị cho những bệnh nhân mắc tiểu đường.

xét nghiệm tiểu đường
Xét nghiệm tiểu đường là vô cùng cần thiết

Ai cần phải xét nghiệm tiểu đường?

Bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường nếu có các dấu hiệu tiền tiểu đường như sau :

  • Cảm thấy bụng đói liên tục, cảm giác khát nước nhiều hơn.
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Mắt nhìn mờ.
  • Xuất hiện vết loét, vết thương khó lành.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
xét nghiệm tiểu đường
Sụt cân không rõ nguyên do cần tiến hành xét nghiệm tiểu đường

Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, bệnh nhân có thể không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Bạn cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo để xét nghiệm tiểu đường ở giai đoạn sớm,  Bạn cũng nên đi xét nghiệm định kỳ 1-3 tháng / lần theo chỉ định của bác sĩ, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.

Đối tượng nguy cơ cao

  • Người có chỉ số khối cơ thể ( BMI ) cao hơn 23, có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol cao, lối sống ít khi vận động, có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tim.
  • Người trên 45 tuổi đều được khuyến cáo nên kiểm tra đường huyết một lần, nếu kết quả đường huyết bình thường, sẽ kiểm tra sau đó 3 năm/lần.
  • Phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ, nên xét nghiệm tiểu đường 3 năm/lần.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền sử cá nhân từng xét nghiệm tiểu đường bất thường hoặc dấu hiệu kháng insulin.

Cách xét nghiệm tiểu đường

Nhân viên y tế sẽ sử dụng một cây kim mỏng để lấy một lượng máu nhỏ, thường từ cánh tay gần khuỷu tay của bạn. Tùy vào phương pháp xét nghiệm mà có những cách thực hiện và kết quả tham chiếu khác nhau :

Xét nghiệm Glucose máu lúc đói

  • Thường được sử dụng ở đa số các bệnh viện hiện nay. Trước khi xét nghiệm, bạn không được ăn uống từ ban đêm cho đến khi lấy máu vào sáng hôm sau để có kết quả chính xác nhất.
  • Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 126 mg/ dl ( hoặc 7,0 mmol/ L ) trở lên.
xét nghiệm tiểu đường
Cách xét nghiệm tiểu đường tại bệnh viện vào những móc thời gian quan trọng

Xét nghiệm Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường uống

  • Bạn sẽ được uống nước có đường và lượng đường trong máu được kiểm tra trong 2 giờ tiếp theo.
  • Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 200 mg/ dl ( hoặc 11,1 mmol/ L ) trở lên.

Xét nghiệm Glucose máu HbA1C

  • Đây là loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn, cho biết trung bình mức đường trong máu của bạn trong 2 – 3 tháng qua.
  • Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 6,5% trở lên.

Xét nghiệm Glucose máu ở thời điểm bất kì

  • Thực hiện vào thời điểm bất kì mà không quan tâm đến bữa ăn của bệnh nhân.
  • Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 200 mg/ dl ( hoặc 11,1 mmol/ L ) trở lên và có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu xét nghiệm trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tiếng để có kết quả đường huyết chính xác. Do đó, nếu xác định làm xét nghiệm tiểu đường là điều rất quan trọng.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, tùy vào từng loại xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh có cần nhịn đói hay không. Chẳng hạn như  xét nghiệm máu kiểm tra glucose máu ngẫu nhiên, bạn không cần phải nhịn đói.

xét nghiệm tiểu đường
Xét nghiệm tiểu đường có cần nhịn ăn không?

Ngoài việc cần nhịn ăn, bạn lưu ý không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá để có kết quả xét nghiệm tiểu đường chính xác nhất.

Bí quyết ngăn ngừa bệnh tiểu đường

  • Ăn uống lành mạnh: Thực đơn của người bệnh tiểu đường phải bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc,… Đồng thời, phải cắt giảm chất béo bão hoà, carbohydrate tinh chế và đồ ngọt có hại.
  • Tập luyện thể dục:. Để đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết được tốt, các bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn mức độ tập luyện thể dục phù hợp với chế độ ăn.
  • Kiểm tra đường huyết định kỳ: Bệnh nhân nên đi xét nghiệm định kì 1-3 tháng / lần theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi và giúp kiểm soát đường huyết được hiệu quả.
  • Bổ sung đầy đủ các vi chất và chất khoáng: giúp duy trì hoạt động tối ưu của các hệ thống trong cơ thể. Sử dụng sản phẩm DIAVIT với công thức tiên tiến gồm 7 loại vitamin và 3 loại khoáng chất giúp hỗ trợ quản lý và kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh.
xét nghiệm tiểu đường
Bí quyết ngăn ngừa bệnh tiểu đường – Chế độ ăn uống lành mạnh

Lời kết

Bạn có thể luôn cảm thấy mình khỏe mạnh mà không hề có triệu chứng nào của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tiểu đường ở giai đoạn đầu có rất ít triệu chứng mà về sau lại có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.

Do đó, mỗi người chúng ta cần xét nghiệm tiểu đường định kỳ để theo dõi sức khỏe thường xuyên. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra bệnh sớm và đó là cách hiệu quả nhất để có hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

Xét nghiệm tiểu đường ở đâu?

  • Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare – Quận 10, TPHCM

  • Bệnh viện Thiện Nhân – Hải Châu, Đà Nẵng

  • Phòng khám Đa khoa Việt Hàn – Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.