Đại dịch Covid hiện đang lây lan tại Việt Nam và bài toán vaccine cho toàn dân đang cần gấp lời giải. Việt Nam vận chuyển được vắc-xin từ Chương trình Covax về nước, và cũng đã chấp thuận 2 loại vaccine khác từ Trung Quốc là Sinopharm, và từ Nga là Sputnik V.
Bài viết này xin phép tóm tắt sơ lược phân tích của một bác sĩ gốc Việt đang sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ về các loại vaccine covid 19 có thể sử dụng tại Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm cả Vaccine Việt Nam đang tự sản xuất là Nanocovax.
Bên cạnh đó là thông tin về những hãng vaccine Việt Nam đang chuẩn bị nhập vào như Oxford AstraZeneca, Sinopharm, PfizerBioNTech, Johnson&Johnson, Sputnik V,…
Tóm tắt nội dung
1. Hiệu quả lâm sàng và hiệu quả thực tế
Hiện nay, các thử nghiệm lâm sàng, đều cho những con số khác nhau. Hiệu quả lâm sàng thấp nhất là từ vaccine của Trung Quốc Sinopharm, hiệu quả lâm sàng khoảng 50%, cho tới cao nhất là của Pfizer.
Nhưng là thực tế thì như thế nào? Hãy lấy ví dụ là nước Isreal và Chile, là 2 nước đã chích vaccine cho phần lớn dân số mà cho tới ngày hôm nay.
Chile, dù đã chích rất là nhiều nhưng số lượng vẫn còn rất là nhiều. Trong khi đó Israel cũng chích nhiều như vậy, và cho tới ngày hôm nay thì số ca Covid gần như là đã biến mất hoàn toàn. Phần lớn vaccine được chích tại Chile là vaccine của Trung Quốc-Sinopharm. Còn Israel dùng hãng Pfizer của Hoa Kì và Đức.
Tình hình này cho thấy rằng, các con số thực tế khác hoàn toàn so với các con số trên lý thuyết (lâm sàng). Có nhiều lý do để giải thích tại sao Chile chích vaccine Covid 19 nhiều như vậy mà dân số vẫn còn mắc covid nhiều. Không phải chỉ là tại một lý do là chích vaccine hiêu quả thấp. Nhưng vaccine hiệu quả thấp chắc chắn có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ hệ miễn dịch cho toàn đất nước.
Giải thích một cách đơn giản, ở thử nghiệm lâm sàng, chúng ta có thể kiểm soát nhiều yếu tố, nhưng khi tiêm thực tế cho toàn dân thì có nhiều yếu tố không thể kiểm soát. Những yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát đó ảnh hưởng lên hiệu quả thực tế.
Ví dụ cụ thể, ở thử nghiệm giai đoạn 3 thì những người tình nguyện viên đã nằm trong môi trường được kiểm soát, và dịch bệnh ít nhiều cũng được kiểm soát.
2. Nanocovax – hi vọng cho Việt Nam
Sẽ mất một khoảng thời gian khá lâu để chích vaccine Covid 19 cho phần lớn người dân để đạt đến miễn dịch cộng đồng. Thực tế cho thấy, tại Hoa Kì thì việc chích vaccine bắt đầu vào giữa tháng 12 năm 2020, và tới tháng 6 năm 2021 thì Hoa Kì mới được khoảng chừng 60% và mục tiêu là gần 70% vào tháng 7/2021.
Đó là một quãng thời gian rất rất là dài mà ở Việt Nam cũng sẽ cần thời gian tương tự hoặc lâu hơn để đa số người dân được chích vaccine Covid 19. Vì vậy, các nhà khoa học Việt Nam và doanh nghiệp sản xuất vaccine cũng đang nỗ lực tự sản xuất nhiều loại vaccine và đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Trong đó Nanocovax là một loại vaccine Covid 19 tiềm năng đang chuẩn bị vào giai đoạn 3 là giai đoạn nghiêm cứu lâm sàng cuối cùng trước khi được chấp thuận. Tuy nhiên, như đã có ví dụ cụ thể ở phần trước, hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng của vaccine và thực tế ngoài đời của vaccine là khác nhau.
Công nghệ sản xuất vaccine Nanocovax tại VN được xem là giống như vaccine Novavax tại Hoa Kì. Vaccine của VIệt Nam tên là Nanocovax dùng công nghệ Protein subunit. Đây là một công nghệ lâu đời, được sử dụng ở nhiều nước và được dùng sản xuất rất nhiều loại vaccine có độ an toàn cao, ví dụ như là vaccine viêm gan siêu vi B.
Việc sản xuất được vaccine Nanocovax cũng chứng tỏ bước tiến quan trọng của nghành y sinh của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới, đây là một niềm tự hào.
Nhận xét về tính chính xác của các thông tin mà báo đài Việt Nam đưa, về hiệu quả lâm sàng của Nanocovax là một việc khó. Lý do là các thông tin về nghiên cứu phát triển và thử nghiệm loại vaccine Covid 19 này không được công bố đầy đủ để giới chuyên môn trên thế giới kết luận.
Tuy nhiên, Nanocovax và Novavax của Mỹ được sản xuất theo công nghệ giống như nhau. Với số liệu có thể đối chiếu được ở Mỹ về Novavax, chúng ta có thể tạm tin tưởng nhờ chênh lệch nhỏ trong số liệu công bố. Cụ thể là, hiệu quả Novavax tại Hoa Kì là 89%, vậy nên con số 90% mà báo chí Việt Nam đề cập là có thể tin tưởng.
3. Hiệu quả kiểm soát dịch bệnh của các vaccine Covid 19 khác
3.1 Vaccine Pfizer
Vaccine Covid 19 Pfizer đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm dịch bệnh tại Mỹ và nhiều nơi trên thế giới (đa số dân cư được chích vaccine Pfizer từ giữa tháng 12/2020 cho tới nay). Cụ thể là số ca bệnh tại Hoa Kì giảm đáng kể và tại Israel giảm gần như là không còn.
Công suất sản xuất của Pfizer là 3 tỷ liều trong năm nay, và 1 tỷ liều, nghĩa là 4 tỷ liều, thì khả năng mà Việt Nam nhận được ít nhất là vài triệu liều trong năm 2021 khá cao.
3.2 Vaccine Oxford/AstraGeneca
Vaccine Oxford/AstraGeneca là loại vaccine đang được chích chính tại Việt Nam hiện nay. Đầu năm 2021, Việt Nam đã liên lạc và ký hợp đồng mua và hỗ trợ khoảng chừng 30-38 triệu liều. Hiệu quả thử nghiệm lâm sàng của AstraGeneca là khoảng chừng 70%.
Hiện nay, có rất nhiều bài báo cáo về rủi ro bệnh máu đông của vaccine Covid 19 Oxford/AstraGeneca. Tuy nhiên, tỷ lệ này gây ra vẫn rất thấp so với lợi ích khi chích. Nên nhiều nước trên thế giới vẫn tiếp tục khuyến cáo sử dụng loại vaccine này, trong đó có Việt Nam.
3.3 Janssen/Johnson n Johnson
Janssen/Johnson n Johnson được sản xuất bằng công nghệ tương tự như là vaccine của hãng AstraGeneca (sử dụng vỏ của 1 con vi-rút để chuyển phần gene của con virut sars-covi-2 vào cơ thể) hiệu quả lâm sàng khoảng 70%. Điểm đặc biệt so với AstraGeneca và các loại vaccine khác trên thị trường là Jassen chỉ cần tiêm 1 liều.
3.4 Sinopharm
Sinopharm-Trung Quốc, được tổ chức y tế thế giới chấp thuận sử dụng cho trường hợp khẩn cấp cho bệnh nhân Covid-19. Hiện tại, giới chuyên môn chưa có đủ dữ liệu về loại vaccine Covid 19 này từ phía Trung Quốc nên không thể kết luận tính đúng đắn của hiệu quả lâm sàng được công bố.
Đây là loại vaccine Covid 19 được chích nhiều nhất ở TRUNG QUỐC, đã được chích trên 240 triệu liều, nhưng dữ liệu về nghiên cứu này thì lại không được công bố rộng rãi. Một số nước như là Chile, dù dân số đã được chích nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều ca mắc Covid. Điều tương tự cũng được ghi nhận nhiều nước, như Bahrain, Seychelles.
3.5 Sputnik 5/Nga
Sputnik 5/Nga, cũng không công bố dữ liệu gốc. Nhà sản xuất công bố hiệu quả 91% nhưng không cung cấp được dữ liệu gốc để chứng minh tính chính xác của con số này. Brazil là một trong những nước đã ký kết nghiên cứu sử dụng vaccine của Nga nhưng sau đó chính họ cũng không dùng.
Lời kết
Tới thời điểm hiện tại, những vaccine Covid-19 có hiệu quả lâm sàng cao ngày càng chứng minh là những chìa khóa thật sự để kết thúc đại dịch. Hiện nay tại Hoa Kì, Israel, nhiều nước khác trên thế giới đã dần mở cửa lại, cuộc sống trở lại bình thường như trước đây. Những người dân đã chích ngừa vaccine đầy đủ không cần đeo khẩu trang trong nhà cũng như ở ngoài trời khi tham gia sự kiện.
Các Vaccine của Mỹ và Châu Âu thường có hiệu quả lâm sàng cao hơn so với của Nga và Trung Quốc bởi vì chưa có đầy đủ dữ liệu để kết luận như đã đề cập trong bài. Vì thế, chúng ta khó mà kết luận loại nào tốt hơn loại nào.
Hiệu quả thực tế của vaccine Covid 19 tùy vào tình huống và tình trạng, thời điểm khi được thử nghiệm, sẽ có những con số thấp và cao khác nhau. Điều thực tế nhất để đánh giá hiệu quả của một vaccine Covid 19 vẫn là hiệu quả kết thúc đại dịch trên một vùng địa lý.
Docosan.com là nền tảng đặt lịch khám bệnh hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân. Khi các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid 19 không thuyên giảm, bạn hãy đặt lịch khám bệnh.
Dr. Wynn Tran Official – Youtube