Viêm trực tràng: 7 nguyên nhân gây bệnh

Viêm trực tràng là bệnh lý thường gặp ở nước ta, không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy hãy cùng Docosan tìm hiểu xem viêm đại trực tràng là gì, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào trong bài viết dưới đây.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ CKII Trần Dư Đông, chuyên khoa Ngoại Tổng hợp, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Vigor Health.

Tóm tắt nội dung

Trực tràng là gì?

Trực tràng là một đoạn ruột nằm ở cuối của đại tràng và trước hậu môn. Đây được xem là cầu nối giữa hai bộ phận này. Về cấu tạo khung xương thì trực tràng nằm ở phía trước xương cùng. 

Tuy là một bộ phận nhưng ở mỗi giới sẽ có những điểm khác biệt riêng. Cụ thể:

  • Ở nữ giới, phần trước trực tràng sẽ nằm cùng với cổ tử cung, thân tử cung và vòm âm đạo còn phần dưới trực tràng thì liên quan đến thành âm đạo sau.
  • Ở nam giới, trực tràng là bộ phận nằm sau bàng quang, tuyến tiền liệt, túi tinh, ống dẫn tinh và nối đến đáy xương chậu.
viêm trực tràng
Viêm trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Viêm trực tràng gồm nhiều dạng như: viêm trực tràng hậu môn, viêm loét trực tràng, viêm trực tràng xung huyết.

Bệnh viêm trực tràng có nguy hiểm không?

Viêm trực tràng là căn bệnh không phân biệt tuổi tác, không phân biệt giới tính, ai cũng có thể mắc. Tuy nhiên những người trên 50 tuổi, những người ăn nhiều dầu mỡ và ít chất xơ hoặc những người có gia đình và bản thân có tiền sử mắc bệnh di truyền như bệnh Crohn, bệnh viêm trực tràng, K trực tràng, … sẽ có nguy cơ bị viêm trực tràng cao hơn người bình thường.

Ở mức độ nhẹ, bệnh viêm trực tràng vốn không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể gây ung thư trực tràng.

Một số biến chứng bệnh thường gặp trong bệnh viêm đại trực tràng: thủng trực tràng, viêm loét trực tràng, xuất huyết tiêu hóa dưới ồ ạt, ung thư hóa trực tràng.

Một số biến chứng bệnh thường gặp trong bệnh Crohn: suy dinh dưỡng, thủng đại trực tràng, sẹo hẹp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, tổn thương quanh hậu môn trực tràng.

viêm trực tràng
Viêm trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Nguyên nhân của bệnh viêm trực tràng là gì?

Viêm trực tràng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Viêm trực tràng do nhiễm trùng:
    • Do vi khuẩn: Clostridium botulinum, Staphylococcus aureus, Salmonella, Shigella, Mycobacterium tuberculosis (lao), Escheria coli, Vi khuẩn lậu, vi khuẩn Herper sinh dục hay các nhiễm khuẩn Salmonella, Campylobacter, …
    • Do viruses: Rotavirus, adenovirus, …
    • Do ký sinh trùng: Entamoeba histolytica (amip), Giardia lamblia
  • Do thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học: Việc ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein và chất béo sẽ làm tăng tiết dịch mật, thúc đẩy vi khuẩn đường ruột gây tổn thương trực tràng và dẫn đến viêm nhiễm.
viêm trực tràng
Viêm trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
  • Do xạ trị điều trị ung thư gần sát khu vực trực tràng như xạ trị bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm trực tràng.
  • Bệnh tiêu hóa chiếm 30% nguyên nhân gây đau trực tràng. Đặc biệt là bệnh viêm ruột vô căn, tên gọi chung của 2 bệnh Crohn và bệnh viêm loét đại tràng. Lý do là vì nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mãn tính của hai bệnh này vẫn chưa được biết rõ. Nhưng một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng có sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau trong cơ chế phát sinh bệnh, chính sự phối hợp của các yếu tố đó đã gây nên phản ứng viêm và duy trì phản ứng đó trong niêm mạc ruột, dẫn đến tình trạng viêm ruột mãn tính:
    • Yếu tố di truyền (cơ địa dễ mắc bệnh, viêm ruột vô căn cũng có thể di truyền trong gia đình).
    • Yếu tố nhiễm khuẩn (nhiễm các vi khuẩn như Chlamydia, Mycobacterium paratuberculosis).
    • Yếu tố miễn dịch (hệ miễn dịch bị suy yếu nên không hạn chế được tác động có hại của các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm).
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc giảm đau. Các loại thuốc này có chức năng tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời cũng có nguy cơ loại bỏ cả những lợi khuẩn trong đường tiêu hóa. Từ đó, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại Clostridium phát triển gây bệnh viêm trực tràng.
  • Quan hệ tình dục không an toàn hay quan hệ qua đường hậu môn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và các mầm bệnh bên ngoài chui vào ống trực tràng, làm tăng nguy cơ trực tràng bị viêm nhiễm.
  • Người bị stress, thần kinh căn thẳng, dư chấn tâm lý cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến họ mắc bệnh về tiêu hóa đặc biệt là viêm trực tràng.

Dấu hiệu viêm trực tràng và chẩn đoán bệnh viêm trực tràng như thế nào?

Các dấu hiệu viêm trực tràng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:

  • Khó tiêu.
  • Đau bụng viêm trực tràng thường là đau dai dẳng chứ không đau cấp tính. Các cơn đau rất dữ dội, thường đau quanh rốn hoặc bụng dưới phía bên trái, đau quặn từng cơn, kèm theo đánh hơi nhiều và giảm dần sau khi đánh hơi hoặc đi cầu.
viêm trực tràng
Viêm trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
  • Táo bón. 
  • Luôn có cảm giác trướng bụng, đầy bụng.
  • Thường xuyên muốn đi tiêu – kể cả khi vừa đi vệ sinh xong.
  • Người bị táo bón lẫn tiêu chảy và phân có dính máu. Viêm loét trực tràng nặng hơn thì thường không có phân chỉ thấy chất nhầy có máu hoặc bị sốt cao mệt mỏi giảm protein trong máu.
  • Hội chứng lỵ cấp: đau quặn bụng, mót rặn, đi tiêu nhiều lần không hết, tiêu phân đàm nhầy máu hoặc máu, có thể có sốt.
  • Tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần: tiêu chảy nhiều lần, lặp đi lặp lại trong thời gian dài và không dễ để chữa khỏi. Thông thường, người bệnh sẽ bị tiêu chảy 2 – 5 lần mỗi ngày. Thậm chí, ở bệnh nhân nặng, họ có thể đi ngoài đến 20 – 30 lần trong ngày. Có 3 dạng tiêu chảy thường gặp khi bị viêm đại trực tràng:
    • Tiêu chảy phân mỡ: bệnh Crohn ruột non (hiếm gặp).
    • Tiêu chảy phân có máu: viêm ruột nhiễm trùng do vi khuẩn, kí sinh trùng (giun sán, amip); bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
    • Tiêu chảy phân không máu – không mỡ: viêm ruột nhiễm trùng do kí sinh trùng (Giardia lamblia).
  • Ngứa ngáy hoặc nóng rát hậu môn.
  • Ngoài ra bệnh nhân bị viêm trực tràng còn có một số triệu chứng khác như: Thiếu máu, bị phù chân, mất nước, khí huyết không thông (huyết áp tụt)…

Để chẩn đoán bệnh viêm trực tràng cần lưu ý những điểm sau:

  • Biểu hiện của viêm trực tràng rất khó phân biệt bằng mắt thường với những bệnh lý về tiêu hóa khác vì các triệu chứng lâm sàng của chúng tương tự nhau. Vì thế, để chẩn đoán chính xác bệnh viêm trực tràng thì nội soi được coi là phương pháp chẩn tốt nhất hiện nay, đem lại kết quả chẩn đoán nhanh chóng.
  • Nội soi trực tràng có thể được thực hiện bằng 2 cách là nội soi ống dẫn cứng và nội soi ống dẫn mềm. Trước khi tiến hành nội soi, người bệnh sẽ được làm sạch phân ở trực tràng nhằm giúp nhìn thấy niêm mạc ruột rõ hơn. Bệnh nhân cũng không cần nhịn ăn hay sổ sạch ruột trước khi nội soi như đi nội soi đại tràng hay dạ dày.

Dựa trên các thông tin về triệu chứng, tinh trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử gia đình và hành vi tình dục, bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào là cần thiết.

  • Xét nghiệm máu: Nhằm phát hiện nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm phân: Xác định tình trạng viêm trực tràng có phải do vi khuẩn gây ra hay không.
  • Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch tiết từ trực tràng hoặc từ ống dẫn nước tiểu để kiểm tra liệu người bệnh có đang mắc phải các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hay không bởi đây là lý do không nhỏ dẫn tới viêm trực tràng.
viêm trực tràng
Viêm trực tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán

Điều trị viêm trực tràng như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có các điều trị viêm trực tràng phù hợp. Nếu viêm trực tràng do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu viêm trực tràng do táo bón, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc giảm đau. Nếu viêm trực tràng do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống virus.

Nếu điều trị bằng thuốc không giúp bệnh viêm trực tràng ở bạn thuyên giảm hoặc bệnh thường xuyên tái phát thì có khả năng bạn sẽ cần thêm phẫu thuật để loại bỏ một phần cơ quan đang có vấn đề của đường tiêu hóa để chấm dứt bệnh.

Phòng ngừa bệnh viêm trực tràng

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm trực tràng:

  • Uống nhiều nước. Nước giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón, là một trong những nguyên nhân gây viêm trực tràng.
  • Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Bạn có thể tìm thấy chất xơ trong các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu.
  • Tránh ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này có thể kích thích trực tràng và gây viêm.
  • Tắm rửa sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Điều này giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào trực tràng và gây viêm.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng một cách thận trọng. Sử dụng thuốc nhuận tràng quá mức có thể làm mất nước và dẫn đến táo bón.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gây viêm trực tràng.
  • Tiêm phòng. Tiêm phòng giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh có thể gây viêm trực tràng, chẳng hạn như bệnh lậu và chlamydia.

Dinh dưỡng cho người bệnh viêm trực tràng

Chế độ ăn uống có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc điều trị bệnh viêm trực tràng. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bệnh viêm trực tràng:

  • Rau xanh: Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp ngăn ngừa táo bón. Một số loại rau xanh tốt cho người bệnh viêm trực tràng bao gồm rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, súp lơ xanh, cà rốt, dưa chuột, cà chua,…
  • Trái cây: Trái cây cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một số loại trái cây tốt cho người bệnh viêm trực tràng bao gồm chuối, táo, lê, mận,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và các chất dinh dưỡng khác. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh viêm trực tràng bao gồm gạo lứt, yến mạch, ngô, quinoa,…
  • Đậu: Đậu là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và protein. Một số loại đậu tốt cho người bệnh viêm trực tràng bao gồm đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ,…
  • Nước: Nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và đặc biệt quan trọng đối với người bệnh viêm trực tràng. Nước giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh viêm trực tràng, bệnh nhân cũng cần tránh một số thực phẩm như:

  • Thực phẩm cay: Thực phẩm cay có thể kích thích trực tràng và gây viêm.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể khó tiêu hóa và có thể gây táo bón.
  • Thực phẩm có gas: Thực phẩm có gas có thể gây đầy hơi và khó chịu ở bụng.
  • Cà phê và rượu: Cà phê và rượu có thể kích thích trực tràng và gây viêm.
u003cstrongu003eViêm đại tràng có tự khỏi không?u003c/strongu003e

Viêm đại tràng có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu viêm đại tràng do dị ứng, stress, thuốc men hoặc các yếu tố tự miễn dịch thì bệnh có thể không tự khỏi và cần được điều trị bằng thuốc.

u003cstrongu003eViêm đại tràng uống thuốc gì?u003c/strongu003e

Một số loại thuốc chữa viêm đại tràng như: Trimebutine (Debridat), Mebeverine (Duspatalin), Metronidazol, Loperamide, Laxan,…

u003cstrongu003eViêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì?u003c/strongu003e

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn các loại cá, các loại rau bí như bí ngô, bí xanh, bí đao…bơ, trứng, sữa chua và các loại thịt trắng. Kiêng các thực phẩm nhiều đường, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa, đồ ăn cay nóng, tanh sống và các chất kích thích.

u003cstrongu003eViêm đại tràng ăn tôm được không?u003c/strongu003e

Có nhưng không nên ăn nhiều. Các thực phẩm tanh nên ăn ngay sau khi chế biến, không nên để lâu, để bị nguội lạnh.

u003cstrongu003eViêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích?u003c/strongu003e

Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng là hai bệnh lý thường gặp về đường tiêu hóa. Đây là các bệnh lý có những triệu chứng tương đối giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho người bệnh.

u003cstrongu003eViêm trực tràng có nguy hiểm không?u003c/strongu003e

Viêm trực tràng mức độ nhẹ vốn không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng khó lường, đặc biệt có thể gây ung thư trực tràng.

u003cstrongu003eViêm đại tràng uống tinh bột nghệ được không?u003c/strongu003e

Được. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy chất Curcumin có trong củ nghệ vàng có khả năng oxy hóa cực kỳ cao nên có thể sát khuẩn và chống lại bệnh đại tràng một cách triệt để. Ngoài ra, chất này còn ức chế một hoạt chất có khả năng gây ra viêm tế bào với tên gọi là NF kappa-B, khiến cho hoạt chất này không có cơ hội phát triển cũng như gây hại nữa.

u003cstrongu003eViêm đại tràng uống nước dừa được không?u003c/strongu003e

Được. Do nước dừa có chứa Axit lauric khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin có khả năng chống lại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng có hại trong đường ruột.

u003cstrongu003eViêm đại tràng uống sữa được không?u003c/strongu003e

Được nhưng chỉ nên lựa chọn những loại sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa như sữa đậu nành, sữa chua. Tuyệt đối không nên tùy ý sử dụng sữa vì có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đầy bụng khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

u003cstrongu003eViêm đại tràng ăn thịt bò được không?u003c/strongu003e

Thịt bò là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt, giúp tăng cường miễn dịch, bổ sung năng lượng và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên người bệnh viêm đại tràng không nên ăn quá nhiều thịt bò.

u003cstrongu003eViêm đại tràng ăn mít được không?u003c/strongu003e

Người bị viêm đại tràng hoàn toàn có thể ăn mít bởi trong mít có rất nhiều dưỡng chất như canxi, sắt, photpho, magie,…Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào này, mít mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ, ngay cả những người đau dạ dày.

u003cstrongu003eViêm đại tràng ăn chuối được không?u003c/strongu003e

Được. Chuối là loại thực phẩm không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ tích cực trong viêm giảm các triệu chứng của bệnh.u003cbru003e

u003cstrongu003eViêm đại tràng ăn dưa hấu được không?u003c/strongu003e

Được. Trong dưa hấu chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và nước tốt cho người bị viêm loét đại tràng.

u003cstrongu003eViêm đại tràng điều trị bao lâu?u003c/strongu003e

Thời gian điều trị viêm đại tràng thường có kết quả rõ ràng sau 2 tháng thậm chí lâu hơn.

u003cstrongu003eViêm đại tràng để lâu có sao không?u003c/strongu003e

Viêm đại tràng lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng đại tràng bị giãn, chức năng tiêu hóa giảm nghiêm trọng nguy cơ gây loét và thủng gấp nhiều lần, thậm chí là ung thư đại tràng.

Viêm trực tràng là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp với các triệu chứng mơ hồ khá giống các bệnh ở đường tiêu hóa khác. Chính vì vậy việc chẩn đoán bệnh hiện nay cần có sự giúp đỡ nhiều từ cận lâm sàng mà cụ thể là nội soi hậu môn trực tràng.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.