Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng – Cập nhật năm 2024

Loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, mặc dù có khả năng chữa khỏi, nhưng nguy cơ tái phát cao. Tối ưu hóa quy trình điều trị, đặc biệt là sự tuân thủ của bệnh nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị. Vậy có những phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng bệnh lý mãn tính ở đường tiêu hóa trên, biểu hiện bởi các vết loét ở lớp niêm mạc hoặc ăn sâu đến lớp dưới niêm mạc. Triệu chứng phổ biến là đau vùng thượng vị, thường kèm theo cảm giác bỏng rát do acid. 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và việc sử dụng lâu dài các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen,…

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa trên, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc thậm chí là ung thư dạ dày. H. pylori là tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng và cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.

Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng, làm lành vết loét, ngăn ngừa biến chứng và ngăn ngừa tái phát bằng các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phù hợp.

Tìm và đặt lịch hẹn khám viêm loét dạ dày tại phòng khám có bác sĩ giỏi:

Xem thêm: Dấu hiệu viêm loét dạ dày

Khám viêm loét dạ dày ở đâu?

Phòng khám Vigor Health

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe với trang thiết bị hiện đại và quy trình khám chữa bệnh khoa học. Khi quyết định chọn điều trị viêm loét dạ dày tại đây, bạn có thể tin tưởng vào đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phù hợp với tình trạng của bạn.

Phòng khám Đa khoa quốc tế Victoria Healthcare 

Tại Phòng khám Đa khoa quốc tế Victoria Healthcare, các bác sĩ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp y học chứng cứ, theo đó việc chữa trị đều dựa trên bằng chứng y học và kinh nghiệm thực tế, tránh lạm dụng thuốc và xét nghiệm. Chính vì vậy khi đến thăm khám và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bạn sẽ được tư vấn thấu đáo về nguồn gốc, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa với chất lượng chuẩn quốc tế.

FMP Group – Family Medical Practice

FMP Group – Family Medical Practice là hệ thống phòng khám tư nhân với đội ngũ y bác sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới như Israel, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Việt Nam, Úc, Nga, Nhật,… Phòng khám hoạt động 24/7 với mong muốn đem lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho tất cả bệnh nhân. Đây cũng là một trong những địa chỉ điều trị uy tín bạn có thể tham khảo khi có nhu cầu khám và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn (Tân Bình)

Với dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng và tinh thần phục vụ chu đáo, Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn (Tân Bình) đã trở thành địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín cho bệnh nhân. Phòng khám cung cấp dịch vụ khám bệnh tiêu hóa và các xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán về viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó xác định phác đồ điều trị phù hợp.

Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare

Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare tập hợp đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa I, II giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại nhất với mục tiêu đặt khách hàng làm trọng tâm. Phòng khám cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với phác đồ điều trị cá nhân hóa và được tư vấn tận tình từ bác sĩ.

Một số thuốc trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các thuốc làm giảm acid dịch vị

Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng ức chế quá trình tiết acid trong dạ dày, đây là nhóm được sử dụng rộng rãi nhất. Một số PPI thường sử dụng bao gồm omeprazol, esomeprazol, pantoprazol, lansoprazol, deslansoprazol, rabeprazol. Liều sử dụng PPI trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

Nhóm thuốc PPI cần uống trước khi ăn ít nhất 30 phút để đạt được hiệu quả tối ưu. Thời gian sử dụng PPI trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như sau:

Nhóm thuốc PPI có khả năng làm lành vết loét sau 4 tuần, tác dụng tối đa sau 3 – 4 ngày. Trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp: Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng
  • Khi dùng lâu dài (thường trên 1 năm): Giảm hấp thu Fe, Ca, Mg, B12; tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương; tăng nguy cơ nhiễm trùng

Vậy nên, cần tiến hành kiểm tra Mg huyết trước khi điều trị nếu tiên lượng điều trị trên 1 năm đối với bệnh nhân có nguy cơ hạ Mg huyết.

Tìm và đặt lịch hẹn khám viêm loét dạ dày tại phòng khám có bác sĩ giỏi:

Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng Histamin H2 ức chế quá trình tiết acid bằng cách cạnh tranh gắn trên thụ thể H2 ở tế bào viền dạ dày. So với PPI, nhóm thuốc kháng Histamin H2 có hiệu lực yếu hơn và hiện ít được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Một số thuốc trong nhóm kháng Histamin H2 bao gồm cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin, với liều sử dụng như sau:

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng nhóm thuốc kháng Histamin H2 như:

  • Thường gặp: Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng
  • Khi dùng lâu dài: Có thể gây giảm tiểu cầu, shock tim, tụt huyết áp, ngưng tim, kéo dài QT khi truyền IV nhanh,…

Thuốc giảm tiết acid cạnh tranh kali

Nhóm thuốc này có tác dụng cạnh tranh kênh kali trên tế bào viền từ đó ức chế thuận nghịch bơm proton làm giảm tiết acid. Tác dụng nhanh ngay sau liều đầu tiên, bao gồm: vonoprazan (Nhật) và revaprazan (Hàn Quốc). Được chỉ định để làm lành loét dạ dày tá tràng và ngừa loét dạ dày tá tràng do NSAID.

Năm 2022, FDA đã phê duyệt 2 kit trị H. pylori có vonoprazan. Vonoprazan cũng có mặt trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày mới nhất (phác đồ 2 thuốc tiệt trừ H.pylori). Liều sử dụng Vonoprazan như sau:

  • Loét dạ dày: 20mg x 1 lần/ngày trong 8 tuần
  • Loét tá tràng: 20mg x 1 lần/ngày trong 6 tuần
  • Ngừa loét dạ dày tá tràng do NSAID: 10mg x 1 lần/ngày.

Tìm và đặt lịch hẹn khám viêm loét dạ dày tại phòng khám có bác sĩ giỏi:

Thuốc kháng acid (antacid)

Antacid là thuốc có tính kiềm yếu, có tác dụng trung hòa môi trường acid ở dạ dày mà không ảnh hưởng đến sự tiết acid. Một số antacid thường được sử dụng là dạng muối của Mg (Mg carbonat, Mg trisilicat, Mg hydroxid) hoặc dạng muối của nhôm (Al hydroxid),…

Antacid thường được chỉ định giúp giảm triệu chứng ợ nóng hoặc giảm đau do khởi phát tác dụng nhanh. Một số tác dụng phụ có thể gặp như tiêu chảy thẩm thấu (muối Mg) hoặc táo bón, giảm phosphat (muối Al, trừ AlPO4). Lưu ý chống chỉ định dùng muối Mg cho bệnh nhân có độ lọc cầu thận (ClCr) < 30ml/phút.

Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng

Sucralfat

Sucralfat là polymer của Al(OH)3 và saccharose, có tác dụng tăng sinh mạch máu, tạo mô hạt giúp làm lành vết loét sau 6 – 8 tuần. Tuy nhiên sucralfat ít được dùng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, mà được chỉ định để điều trị ban đầu GERD ở phụ nữ có thai.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng sucralfat chẳng hạn như táo bón ở người già, co giật ở bệnh nhân thẩm phân máu, giảm phosphat khi điều trị lâu dài.

Misoprostol

Misoprostol là dẫn chất tổng hợp của PEG1, có tác dụng giảm tiết acid và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Liều sử dụng misoprostol như sau:

  • Lành loét dạ dày tá tràng: 400mcg x 2 lần/ ngày hoặc 200 mcg x 4 lần/ngày
  • Ngừa loét dạ dày tá tràng: 200mcg x 3 – 4 lần/ngày.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng misoprostol bao gồm: đau bụng, đầu hơi, buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy,… Lưu ý misoprostol chống chỉ định đối với phụ nữ có thai.

Tìm và đặt lịch hẹn khám viêm loét dạ dày tại phòng khám có bác sĩ giỏi:

Bismuth

Bismuth (Bi) có tác dụng ức chế sự phát triển của H. pylori, giảm hoạt tính enzym pepsin, tăng sản xuất prostaglandin, tăng tiết chất nhầy và bicarbonat giúp làm lành vết loét. Bismuth thường được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có HP (phác đồ 4 thuốc) với liều sử dụng như sau:

  • Bi subsalicylat: 525mg x 4 lần/ngày
  • Bi subcitrat: 120mg x 4 lần/ngày.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Bismuth là phân đen, lưỡi đen (khi sử dụng chế phẩm dạng lỏng). Thận trọng với bệnh nhân suy thận và tránh dùng chung Bi subsalicylat với các dẫn chất salicylat khác.

Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

H. pylori là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, tất cả bệnh nhân khi nghi ngờ viêm loét dạ dày tá tràng đều cần làm xét nghiệm kiểm tra xem có nhiễm HP không. Nếu có, bệnh nhân cần được điều trị bằng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có HP. 

Để tiệt trừ H. pylori trong phác đồ cần có sự phối hợp giữa kháng sinh và nhóm thuốc kháng tiết acid hoặc bismuth. Một số phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có HP theo Đồng thuận ASEAN 2016Đồng thuận Maastricht VI (2022) bao gồm:

Phác đồ 2 thuốc có Vonoprazan

Phác đồ có Vonoprazan có hiệu quả điều trị thành công < 90%, với phối hợp thuốc gồm: Vonoprazan 20mg x 2 lần/ngày và Amoxicillin 1g x 3 lần/ngày trong 14 ngày.

Các phác đồ 3 thuốc

Phối hợp 3 thuốc trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có HP bao gồm: phác đồ 3 thuốc “cổ điển”, phác đồ 3 thuốc có quinolon, phác đồ 3 thuốc có vonoprazan.

Các phác đồ 4 thuốc

Phối hợp 4 thuốc trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có HP bao gồm: phác đồ 4 thuốc đồng thời, phác đồ 4 thuốc có bismuth, 4 thuốc có bismuth và amoxicillin, phác đồ 4 thuốc có quinolon.

Các phác đồ cứu vãn

Các phác đồ cứu vãn trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có HP bao gồm: phác đồ 4 thuốc có furazalidon và tetracyclin, 4 thuốc có furazalidon và amoxicillin, phác đồ 3 thuốc có rifabutin, phác đồ 2 PPI và amoxicillin liều cao.

Do khả năng đề kháng cao của vi khuẩn, cần phối hợp ít nhất 2 kháng sinh trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có HP. Ngoài kháng sinh, bismuth cũng có hoạt tính ức chế sự phát triển của HP. Để lựa chọn phác đồ thích hợp cần dựa trên tình hình đề kháng kháng sinh tại khu vực, tối ưu hóa hiệu quả của PPI và đảm bảo sự tuân thủ của bệnh nhân, dưới sự  tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên môn.

Tìm và đặt lịch hẹn khám viêm loét dạ dày tại phòng khám có bác sĩ giỏi:

Chăm sóc trước và sau phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ viêm loét dạ dày tá tràng, bạn nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là phương pháp cần thiết để xác định tình trạng loét cũng như mức độ, vị trí vết loét.

Trong quá trình điều trị, bạn cần phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng đã được chỉ định. Ngoài ra, lưu ý việc ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không ăn quá no, ăn thức ăn mềm, lỏng và ít chất béo. Hãy tránh các loại thực phẩm cay, nóng, thực phẩm có gas, rượu bia,… để hạn chế các triệu chứng của bệnh.

Sau quá trình điều trị, bạn cần tái khám định kỳ với bác sĩ, để kiểm tra đánh giá kết quả hoặc các vấn đề phát sinh. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng tái phát của viêm loét dạ dày tá tràng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau đây:

  • Cân nhắc việc sử dụng NSAID (tham khảo ý kiến bác sĩ)
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Hạn chế hoặc tránh hút thuốc
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia
  • Tập thể dục đều đặn.

Tìm và đặt lịch hẹn khám viêm loét dạ dày tại phòng khám có bác sĩ giỏi:


Câu hỏi thường gặp 

Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Có thể chữa khỏi, nếu xác định được đúng nguyên nhân, tình trạng bệnh và sử dụng phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hợp lý.

Phác đồ điều trị HP 4 thuốc có bismuth là gì?

Phác đồ điều trị HP 4 thuốc có bismuth là sự phối hợp của 4 thuốc bao gồm: PPI, bismuth, 5-nitroimidazol và tetracyclin hoặc amoxicillin.

Viêm loét dạ dày uống thuốc gì?

Viêm loét dạ dày thường sẽ được điều trị bằng thuốc làm giảm acid dịch vị (PPI, kháng Histamin H2, antacid, cạnh tranh K+), thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (sucralfat, misoprostol, bismuth) và kháng sinh (nếu như chẩn đoán xác định HP dương tính).


Như vậy có thể thấy việc xác định và lựa chọn phác đồ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị. Hy vọng qua bài viết này bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về sự phối hợp thuốc trong các phác đồ điều trị.