Polyp là gì? Phân biệt polyp dạ dày, polyp đại tràng và polyp túi mật

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com



Polyp là một tình trạng bệnh tiêu hoá khá phổ biến, tuy nhiên tiềm tàng những rủi ro nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được chẩn đoán bởi bác sĩ khoa tiêu hoá và điều trị đúng cách.

1. Polyp là gì?

polyp la gi
Hình ảnh của Polyp

Polyp là một khối tế bào nhỏ phát triển bất thường từ một bề mặt trong cơ thể, thường là màng nhầy. Các bác sĩ phân biệt polyp dựa vào sự phát triển của chúng: Polyp sần sùi treo trên một cuống ngắn và Polyp không cuống, là phẳng, phát triển trực tiếp ra khỏi mô xung quanh.

Polyp có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau, từ tai, mũi xuống dạ dày và ruột kết. Polyp được phân loại dựa vào vị trí polyp phát triển, kích thước ra sao và được tạo nên bởi mô nào, một số polyp có thể phát triển thành ung thư.  

2. Polyp dạ dày

Polyp dạ dày là gì?

Polyp dạ dày không phải là bệnh ung thư và trong hầu hết trường hợp cũng không làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Trừ trường hợp hiếm gặp là u tuyến – một loại polyp dạ dày, polyp tuyến chiếm khoảng 6% đến 10% tổng số polyp được tìm thấy ở các nước phương Tây như Hoa Kỳ – đôi khi phát triển thành ung thư. 

polyp dạ dày
Hầu hết trường hợp polyp dạ dày không làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày

Polyp dạ dày thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số triệu chứng có thể phát sinh bao gồm đau bụng, thiếu máu, phân có máu và buồn nôn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, những khối u này có thể trở nên lớn đến mức chặn lối vào ruột non, hoặc polyp phát triển lớn và bị loét.

Chẩn đoán và điều trị Polyp dạ dày

Polyp dạ dày nên được phát hiện và điều trị sớm bởi vì những khối u này đôi khi có thể phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, vì chúng thường không có triệu chứng, nên các polyp dạ dày thường được phát hiện tình cờ khi bác sĩ kiểm tra dạ dày bằng nội soi. Theo thống kê, khoảng 6% bệnh nhân được phát hiện có polyp khi nội soi tiêu hóa.

Không phải tất cả các polyp đều cần phải cắt bỏ, điều này tùy thuộc vào loại và kích thước của chúng. Tuy nhiên đối với các polyp có nhiều khả năng phát triển thành ung thư hay các polyp đang gây ra hoặc có khả năng gây ra các triệu chứng khác, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ thông qua phẫu thuật cắt polyp. Phương pháp này thường được thực hiện bằng ống nội soi.

3. Polyp đại tràng

Polyp đại tràng là gì?

Tương tự như Polyp dạ dày, Polyp đại tràng thường không phải là ung thư. Polyp đại tràng là căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên, có một sự thật là ung thư ruột kết và ung thư trực tràng thường bắt đầu dưới dạng polyp.

Theo ước tính, có đến một nửa số người lớn mắc Polyp đại tràng. Những đối tượng là nam giới, người mắc bệnh béo phì, hút thuốc, người Mỹ gốc Phi hay trên 50 có nguy cơ phát triển polyp đại tràng cao hơn. Vì các polyp trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác, các bác sĩ khuyên rằng nên khám sàng lọc định kỳ bắt đầu từ tuổi 50. 

Polyp được tìm thấy trong ruột kết thường có hai loại chính: Polyp tăng sản loại nhỏ và được tìm thấy gần phần cuối của đại tràng, loại polyp này thường không gây ung thư. Loại polyp thứ 2 là các polyp dị dạng, chúng đặc biệt có kích thước lớn và có khả năng gây ung thư. 

polyp đại tràng
Polyp đại tràng là căn bệnh khá phổ biến

Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên nếu xuất hiện dấu hiệu, chúng có thể bao gồm:

  • Máu lẫn trong phân, trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh khi lau. Đây có thể là dấu hiệu chảy máu bên trong ruột kết.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần.
  • Đau bụng.
  • Mệt mỏi hoặc khó thở. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy cơ thể không có đủ sắt, điều này có thể xảy ra nếu polyp chảy máu.

Polyp đại tràng được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Polyp đại tràng thường được tìm thấy thông qua nội soi đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một camera nhỏ đưa vào hậu môn để kiểm tra phần ruột kết và trực tràng. Quy trình này được khuyến nghị nên thực hiện 10 năm một lần đối với người lớn trên 50 tuổi. Nếu bạn có tình trạng di truyền như bệnh đa polyp tuyến gia đình, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ ruột kết và trực tràng. Đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư ruột kết đối với những người có những vấn đề sức khỏe này.

Quá trình Nội soi đại tràng

Bệnh nhân nên để ruột rỗng bằng cách nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng trước khi nội soi. Để thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng, đầu gối co về phía ngực. Thủ thuật này có thể gây ra chuột rút, tuy nhiên có thể giảm bớt bằng cách hít thở chậm và sâu.

Để điều trị Polyp đại tràng, trong quá trình nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng sigma, bác sĩ sẽ cắt bỏ polyp bằng cách sử dụng kẹp hoặc một vòng dây để loại bỏ polyp. Trường hợp polyp quá lớn để lấy ra theo cách này, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để loại bỏ ra khỏi cơ thể. 

4. Polyp túi mật

Polyp túi mật là gì?

Polyp túi mật là những khối u nhô ra khỏi lớp niêm mạc bên trong túi mật. Khoảng 95% các polyp túi mật là lành tính và rất hiếm khi là ung thư.

polyp tui mat
Đa phần polyp túi mật là lành tính

Điều trị polyp túi mật liên quan đến kích thước khối u. Kích thước của polyp túi mật có thể giúp dự đoán đó là ung thư (ác tính) hay không phải ung thư (lành tính).

Polyp túi mật nhỏ có đường kính dưới 1,3 cm không có khả năng là ung thư và thường không cần phải điều trị, tuy nhiên bác sĩ có thể lên lịch siêu âm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của polyp. Ngược lại những khối u có đường kính lớn hơn 2 cm có thể gây ra nguy cơ ác tính nguy hiểm, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ túi mật, đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân có cả sỏi mật và polyp túi mật.

5. Các phòng khám và bác sĩ tiêu hoá khám và điều trị Polyp

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.

ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.

6. Câu hỏi thường gặp về Polyp dạ dày, Polyp đại tràng và Polyp túi mật

Polyp có phải là ung thư không?u003cbru003e

Polyp là mô phát triển bất thường có hình dáng giống như một khối u nhưng không phải là u, có thể có cuống hoặc không có cuống. u003cstrongu003eĐa sốu003c/strongu003e u003cstrongu003ecác trường hợp, polyp là lành tínhu003c/strongu003e, u003cstrongu003etuy nhiên một số polyp có khả năng hóa thành ác tínhu003c/strongu003e (ung thư) nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Polyp đại tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại tràng là căn bệnh khá phổ biến và hầu hết lành tính, tuy nhiên một số trường hợp hiếm hoi có khả năng trở thành ác tính (ung thư). Những đối tượng là nam giới, người mắc bệnh béo phì, hút thuốc, người Mỹ gốc Phi hay trên 50 có nguy cơ phát triển polyp đại tràng cao hơn. Vì các polyp trở nên phổ biến hơn theo tuổi tác, các bác sĩ khuyên rằng nên khám sàng lọc bắt đầu từ tuổi 50. 

Polyp túi mật kiêng ăn gì?

Người bị Polyp túi mật nên hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chế biến sẵn hay thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ như dầu thực vật, dầu lạc (đậu phộng), tinh bột tinh chế, v.v.u003cbru003eNgoài ra, bạn cũng cần tránh uống rượu, bia, thức uống có gas và hút thuốc.

Polyp không phải là ung thư và đa phần lành tính tuy nhiên trong một số trường hợp, polyp có thể phát triển ác tính và đe dọa đến tính mạng. Tình trạng mô Polyp hầu như không có triệu chứng và các bác thường phát hiện ra một cách tình cờ thông qua nội soi. Chính vì vậy các chuyên gia khuyến nghị rằng việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 1 năm/ lần là vô cùng quan trọng để có phương án kịp thời trong việc chẩn đoán, điều trị hay phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.


Nguồn tham khảo: Webmd