Viêm khớp dạng thấp (hay viêm đa khớp dạng thấp) là một bệnh tự miễn có thể gây đau và tổn thương khớp khắp cơ thể. Tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng ở cả hai bên cơ thể, đây cũng là một đặc điểm để phân biệt viêm khớp dạng thấp với các bệnh lý viêm khớp khác, ví dụ như viêm xương khớp.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp điều trị hiệu quả nhất khi được chẩn đoán sớm. Hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ giúp bạn có sự chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe. Cùng Docosan tham khảo nội dung dưới đây ngay.
Tóm tắt nội dung
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh mãn tính, đặc trưng bởi các triệu chứng viêm và đau ở khớp. Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn bùng phát và giai đoạn thuyên giảm – đây là giai đoạn mà các triệu chứng gần như biến mất hoàn toàn.
Các triệu chứng tại khớp của viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Đau khớp
- Sưng khớp
- Cứng khớp
- Mất chức năng khớp và biến dạng khớp
Các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Quan trọng là bệnh nhân không được bỏ qua các triệu chứng cho dù chỉ thoáng qua. Nhật biết triệu chứng trong giai đoạn sớm có thể giúp bệnh nhân và bác sĩ đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
Các loại viêm khớp dạng thấp
Các loại viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Viêm khớp dạng thấp có yếu tố thấp dương tính
Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp có kết quả xét nghiệm yếu tố dạng thấp(RF – rheumatoid factor) trong máu dương tính, điều này có nghĩa là bạn có các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra tấn công các khớp của cơ thể bạn.
Viêm khớp dạng thấp yếu tố thấp dương tính là loại thấp khớp phổ biến nhất. Loại viêm khớp này có thể xảy ra đối với những người trong cùng một gia đình, thường biểu hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn viêm khớp dạng thấp có yếu tố thấp âm tính.
Viêm khớp dạng thấp không phải chỉ ảnh hưởng đến các khớp. Một số người bị viêm khớp dạng thấp yếu tố thấp dương tính có thể có tổn thương ở mắt, thận, phổi, tim, da và mạch máu, tuyến nước bọt, hiếm gặp tổn thương ở thần kinh.
Viêm khớp dạng thấp có yếu tố thấp âm tính
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm máu RF âm tính và kết quả kháng thể kháng CCP (cyclic citrulinated peptide) âm tính nhưng bạn vẫn có biểu hiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp, bạn có thể thuộc nhóm viêm khớp dạng thấp có yếu tố thấp âm tính.
Viêm khớp vô căn vị thành niên (Juvenile idiopathic arthritis – JIA)
Viêm khớp vô căn vị thành niên là bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em từ 17 tuổi trở xuống. Trước đây bệnh còn được gọi là viêm khớp tự phát thiếu niên hay viêm khớp thiếu niên. Bệnh có các biểu hiện của tình trạng viêm khớp dạng thấp, có thể kèm theo viêm ở mắt và các vấn đề về phát triển thể chất của trẻ.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân chính xác gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố cụ thể đóng một vai trò trong việc làm tăng nguy cơ tiến xuất hiện hoặc triển viêm khớp dạng thấp.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Giới tính nữ.
- Có tiền sử gia đình bị viêm khớp dạng thấp.
- Tiếp xúc với một số loại vi khuẩn, chẳng hạn những vi khuẩn có liên quan đến bệnh nha chu
- Tiền căn nhiễm virus, chẳng hạn như Epstein-Barr gây tăng bạch cầu đơn nhân
- Chấn thương, ví dụ như gẫy xương, trật khớp và tổn thương dây chằng
- Hút thuốc lá
- Béo phì.
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Không có cách chữa khỏi hoàn toàn khi bạn có bệnh án viêm khớp dạng thấp, nhưng những phương pháp điều trị dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu các triệu chứng, kiểm soát cơn đau và phản ứng viêm nhằm ngăn ngừa tổn thương thêm các cơ quan và khớp.
Thuốc trị viêm khớp dạng thấp
Có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Một số loại thuốc giúp giảm đau và viêm. Một số thuốc giúp giảm các đợt bùng phát và hạn chế tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra.
Các loại thuốc không kê đơn sau đây giúp giảm đau và viêm trong thời gian bùng phát viêm khớp dạng thấp:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc corticosteroid
- Acetaminophen
Các loại thuốc sau đây có tác dụng làm chậm những tổn thương mà viêm khớp dạng thấp có thể gây ra cho cơ thể bạn:
- Thuốc chống thấp khớp làm thay đổi tiến triển của bệnh (disease-modifying antirheumatic drugs – DMARDs): DMARDs hoạt động bằng cách ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn, giúp làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp.
- DMARD Sinh học: Các DMARD sinh học thế hệ mới tác động nhắm mục tiêu vào tác nhân gây viêm cụ thể chứ không phải ngăn chặn phản ứng toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn. Thuốc cải thiện triệu chứng tại khớp và ngoài khớp, làm chậm sự huỷ khớp do đó bảo tồn chức năng của khớp.
- Thuốc ức chế Janus kinase (JAK): Đây là những loại thuốc mà bác sĩ có thể đề nghị sử dụng để giúp ngăn ngừa viêm và ngừng tổn thương khớp khi DMARD thông thường và DMARD sinh học không có tác dụng với bạn.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh viêm khớp dạng thấp
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà và điều chỉnh lối sống có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn khi mắc viêm khớp dạng thấp.
Tập thể dục
Các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động của khớp và tăng khả năng vận động của bạn. Tập thể dục cũng có thể tăng sức cơ, giúp giảm bớt một số áp lực lên các khớp của bạn.
Bạn cũng có thể thử tập yoga nhẹ nhàng nhằm giúp bạn lấy lại sức mạnh và sự linh hoạt.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn trong những đợt bùng phát triệu chứng viêm khớp dạng thấp và có thể giảm bớt thời gian nghỉ trong giai đoạn thuyên giảm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm viêm, đau cũng như mệt mỏi.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng giúp làm dịu cơn đau và giãn cơ. Chườm đá lạnh có thể giúp giảm cảm giác đau cũng như có tác dụng gây tê tạm thời và có thể giảm phù nề ở khớp. Bạn có thể xen kẽ chườm lạnh với chườm nóng để giảm bớt những khó chịu do viêm khớp dạng thấp gây ra.
Bổ sung vitamin E bằng ENAT cũng có thể hỗ trợ giảm viêm và cung cấp chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ khớp và cải thiện sức khỏe tổng thể của người bệnh. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp lối sống lành mạnh.
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Bác sĩ có thể đề xuất một chế độ ăn uống giúp giảm các triệu chứng của bạn, nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều axit béo omega-3. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm:
- Cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu
- Hạt chia
- Hạt lanh
- Quả óc chó
Các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin A, C và E, và selen, cũng có thể giúp giảm viêm. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm:
- Quả mọng, chẳng hạn như quả việt quất, nam việt quất, quả goji và dâu tây
- Sô cô la đen
- Rau bina
- Đậu tây
- Hồ đào
- Atisô
Ăn nhiều chất xơ cũng rất quan trọng. Theo một số nhà nghiên cứu, chất xơ có thể giúp giảm các phản ứng viêm.
Thực phẩm có chứa flavonoid cũng có thể giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Chúng bao gồm:
- Các sản phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ và miso
- Quả mọng
- Trà xanh
- Bông cải xanh
- Nho
Đảm bảo tránh các loại thực phẩm như phủ tạng động vật, muối, không ăn quá nhiều thịt đỏ.
Bác sĩ điều trị viêm khớp dạng thấp
- Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
- Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng như Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Viêm khớp dạng thấp điều trị hiệu quả nhất khi được chẩn đoán sớm. Hãy liên hệ bác sĩ khi bạn có bất cứ triệu chứng nghi ngờ gì kể trên.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: healthline