Khám phá 4 cách ăn tinh bột mà không sợ tăng đường huyết

Để bổ sung tinh bột vào chế độ ăn hằng ngày mà không khiến tăng đường huyết, người đái tháo đường cần lưu ý một số vấn đề sau.

Khám phá 4 cách ăn tinh bột mà không sợ tăng đường huyết

Tinh bột là một trong 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cần có trong chế độ ăn hằng ngày, là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Với người đái tháo đường, việc ăn tinh bột có thể làm tăng đường huyết ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và kết quả điều trị. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tinh bột đều làm tăng lượng đường trong máu. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng, việc chọn và ăn tinh bột đúng cách sẽ không làm tăng đường huyết đột ngột ở người đái tháo đường.

Để bổ sung tinh bột vào chế độ ăn hằng ngày mà không khiến lượng đường trong máu tăng cao, người đái tháo đường cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn tinh bột phức tạp – khó tăng đường huyết

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đái tháo đường nên lựa chọn tinh bột phức tạp thay vì tinh bột đơn giản. Tinh bột phức tạp sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa chậm hơn, trong khi đó tinh bột đơn giản sẽ được cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Điều này sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao hơn.

Khám phá 4 cách ăn tinh bột mà không sợ tăng đường huyết

Ưu tiên lựa chọn tinh bột phức tạp – giúp kiểm soát việc tăng đường huyết

Một số thực phẩm chứa tinh bột phức tạp mà người đái tháo đường có thể lựa chọn như: ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh chứa nhiều chất xơ, các loại đậu,…

Tránh ăn nhiều loại tinh bột cùng lúc

Tinh bột là năng lượng cung cấp chính trong khẩu phần ăn của người Việt. Khi cắt bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn hằng ngày thì tổng năng lượng có giảm, nhưng việc ăn nhiều chất đạm, chất béo, nhất là chất đạm từ thịt thường chứa cholesterol, chất béo bão hòa dễ bị mỡ máu cao dẫn đến các biến chứng về tim mạch. Do đó, không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ dinh dưỡng của người đái tháo đường.

Người đái tháo đường nên chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày thành các phần nhỏ

Người đái tháo đường nên chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày thành các phần nhỏ

Người đái tháo đường cũng cần tránh ăn nhiều tinh bột cùng một lúc. Dù tinh bột phức tạp được cơ thể hấp thu chậm nhưng không có nghĩa là không được hấp thu. Việc ăn quá nhiều tinh bột cùng một lúc vẫn có thể làm tăng đường huyết.

Vì thế, người đái tháo đường nên chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày thành các phần nhỏ. Thay vì tập trung ăn vào 3 bữa chính, người đái tháo đường có thể chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ, mỗi bữa với lượng thức ăn vừa phải. Nhờ đó, lượng đường trong máu được giữ ổn định suốt cả một ngày dài.

Ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp

Chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) là chỉ số đánh giá khả năng hấp thụ nhanh/chậm và làm tăng nồng độ glucose trong máu của thực phẩm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đái tháo đường nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số GI trung bình và thấp. Khi đó, cơ thể sẽ tiêu hóa chậm hơn và không làm tăng đường huyết đột ngột.

tăng đường huyết

Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình và thấp

Những thực phẩm giàu tinh bột mà có chỉ số GI thấp phổ biến mà người đái tháo đường có thể lựa chọn như: khoai lang, yến mạch, gạo lứt và các loại đậu. Việc kết hợp đa dạng những thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn mà vẫn thưởng thức được tinh bột.

=> Tham khảo ngay: ‘Dĩa ăn và bàn tay’: Bí quyết kiểm soát đường huyết

Kết hợp tinh bột với thực phẩm giàu chất xơ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi kết hợp tinh bột với protein và chất xơ có thể làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thụ glucose vào máu. Do đó, thay vì ăn cơm gạo trắng thì người đái tháo đường có thể lựa chọn cơm gạo lứt ăn chung với trứng, thịt bò, thịt gà bỏ da và rau củ. Sự kết hợp này sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa trong cơ thể. Nhờ đó, lượng đường trong thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu một cách từ từ, giảm được tình trạng tăng đường huyết đột ngột.

 Kết hợp tinh bột với thực phẩm giàu chất xơ

 Kết hợp tinh bột với thực phẩm giàu chất xơ

Chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ luyện tập đều đặn là điều cần thiết giúp người đái tháo đường kiểm soát đường huyết ổn định, tránh tăng đường huyết. Tuy nhiên, để thực hiện được những điều này một cách kiên trì và có hiệu quả với từng thể trạng bệnh nhân là điều không hề dễ dàng. Do đó, sự ra đời của các chương trình đồng hành với bệnh nhân đái tháo đường như “Thay đổi lối sống – sống khỏe cùng Đái tháo đường” của DiaB là thật sự cần thiết.

Đến với chương trình, người đái tháo đường không cần phải đơn độc đối mặt với căn bệnh, mà được sự đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên sức khỏe và cộng đồng người đái tháo đường trên toàn quốc. Từ đó, người đái tháo đường không chỉ chủ động kiểm soát đường huyết, giải tỏa tâm lý mà còn tự tin sống vui sống khỏe.

Trải nghiệm chương trình ngay tại đường LINK. Để tránh tình trạng tăng đường huyết và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển các biến chứng nguy hiểm, ngoài việc lưu ý trong việc bổ sung tinh bột ở bữa ăn hằng ngày, người đái tháo đường cần thường xuyên luyện tập thể dục với cường độ vừa phải; và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng khi cần thiết.