Top 9 dấu hiệu bệnh tim mạch nguy hiểm không nên bỏ qua

Hiện nay, nhiều người rất hay bỏ qua những dấu hiệu của bệnh tim và xem các triệu chứng bệnh tim mạch đó không quá nghiêm trọng. Nhưng đến khi bệnh trở nặng thì mới thăm khám và chữa trị thì quá trình trị liệu đã trở nên khó khăn, không đạt hiệu quả và chi phí đắt đỏ.

Vậy bệnh tim mạch bao gồm những loại nào, những dấu hiệu bệnh tim mạch thường gặp, cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch là các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trái tim, hoạt động của các mạch máu trong cơ thể gây nên sự suy yếu khả năng làm việc của tim.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), 6 bệnh tim mạch thường gặp có thể kể đến như sau:

Đau tim

Đau tim thường ở phụ nữ có xu hướng nhiều hơn so với nam giới với các cơn đau được mô tả như cảm thấy áp lực nặng ở ngực, xảy ra khi lao động nặng, gắng sức, xúc cảm mạnh, có thể giảm khi nghỉ ngơi. Đôi khi kèm theo khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, choáng váng,…

Suy tim

Bệnh suy tim cũng thường gặp ở nữ giới hơn so với phái mạnh, triệu chứng bệnh tim mạch này gồm khó thở hay các dấu hiệu khó nhận biết hơn gồm buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu, các rối loạn về khả năng nhận thức như sương mù não, ảnh hưởng đến trí nhớ,…

Bệnh van tim

Bệnh van tim có thể do van tim bị hẹp, hở hoặc đóng mở không đúng cách. Bệnh van tim nhẹ có thể không biểu hiện ngay nhưng qua nhiều năm có thể tiến triển với các biểu hiện như suy tim. Những người bị bệnh van tim cũng có thể bị tăng huyết áp động mạch phổi.

Đột quỵ

Những biểu hiện đột quỵ thường xảy ra theo tuần tự:

  • Biến đổi ở mặt như méo miệng, liệt cơ mặt, nhân trung lệch,…
  • Bệnh nhân bị yếu hoặc liệt một bên, có thể không nâng tay lên được, nếu nâng được cũng rất khó.
  • Ngôn ngữ bất thường, khó nói.
  • Các triệu chứng khác như đau đầu, lú lẫn, chóng mặt, mất thăng bằng, hôn mê hay thay đổi thị giác,…

Rối loạn nhịp tim

Được xác định là do nhịp tim bất thường, gây đánh trống ngực như nhịp tim không đều, nhanh, rung hay dừng lại. Rối loạn nhịp tim gây mệt mỏi cho cơ thể, khó thở, chóng mặt  như các bệnh tim khác. Cũng có thể gặp triệu chứng đau thắt ngực, ngất xỉu và lo lắng. Ở nam giới thường không có biểu hiện rõ so với phụ nữ và thanh thiếu niên.

Bệnh mạch máu do động mạch và tĩnh mạch ngoại vi

Những người bị bệnh động mạch ngoại vi thường sẽ giảm lượng máu cung cấp tới chân. Triệu chứng bệnh tim mạch này thường là đau bắp chân, nhất là khi đi bộ hoặc đau ở các bộ phận khác như bàn chân và ngón chân. Người bệnh động mạch ngoại vi có nguy cơ cao bị đau tim và đột quỵ, ở nam giới thường gặp hơn ở nữ.

Tương tự, bệnh tĩnh mạch ngoại vi có thể làm cho bệnh nhân đau nhức ở chân, căng cứng chân, chuột rút, hội chứng chân không yên và kích ứng da. Bệnh thường gặp ở người lớn hơn 65 tuổi. 

Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng “Ai dễ bị mắc bệnh tim mạch?” “Bệnh tim có chữa được không?” thì câu trả lời đó là bệnh tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp. Bệnh tim mạch không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu kịp thời theo dõi cẩn thận, thăm khám và chữa trị hợp lý thì có khả năng kiểm soát được bệnh tiến triển, đỡ tốn kém nhiều chi phí cho người bệnh.

Khám bệnh tim mạch ở đâu?

Tokyo Family Clinic – Phòng Khám Gia đình Tokyo hiện nay được biết đến như là chuỗi phòng khám gia đình đạt chuẩn y tế Nhật Bản tại Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế giỏi chuyên môn và được đào tạo bởi các bác sĩ cố vấn chuyên môn Nhật Bản như:

  • Bác sĩ Mamoru Kimura từ 1991 đã đảm nhiệm vai trò giám đốc bệnh viện Kimuara với hơn 30 năm, có nhiều đóng góp cho sức khoẻ cộng đồng tại thành phố Nagoya, Nhật bản. 
  • Bác sĩ Kazue Ota hiện với vai trò là chủ tịch Tổ chức y tế Heiikukai, Nhật Bản.
  • Bác sĩ Hideo Terashima từng với vai trò giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Y tế Hitachi Naka tại bệnh viện Đại học Tsukuba.
  • Bác sĩ Noriyasu Shirotani là giám đốc chuỗi hệ thống y tế Koukokulai, Yokohama, đồng thời nguyên chủ tịch Hiệp hội Y học Gia đình Nhật Bản.

Cùng với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, thiết bị y khoa tiến tiến, phòng khám luôn tự tin khi mang đến chất lượng y tế  chuẩn Nhật cho các gia đình Việt. 

Những bệnh nhân với những dấu hiệu bệnh tim mạch khi đến Tokyo Family Clinic sẽ được trải nghiệm những dịch vụ y tế chất lượng cao chuyên về tim mạch, có thể kể đến như:

  • Khám nội tổng quát để kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe, chức năng tim mạch, giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý cấp tính và mãn tính.
  • Xét nghiệm tầm soát định kỳ, phát hiện sớm các bất thường để tìm hướng điều trị phù hợp, theo dõi tiến triển các bệnh lý tim mạch như kiểm tra mỡ máu, công thức máu,…
  • Được trực tiếp thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch giàu kinh nghiệm:
    • BS.CKI. Nguyễn Thái Trân với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị tại khoa Nội tổng hợp tim mạch thuộc bệnh viện Bình Thạnh, được cấp nhiều chứng chỉ liên quan gồm đọc điện tâm đồ, hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao,…
    • BS.CKI. Nguyễn Viết Thành là bác sĩ đa khoa, nhiều năm giữ chức vị trưởng khoa cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bình Tân. Bác sĩ cũng có nhiều chuyên môn thăm khám liên quan đến các bệnh về tim mạch như đọc điện tâm đồ, hồi sinh tim phổi cơ bản và nâng cao,…

Sau đây là những ý kiến đánh giá tích cực quý giá đến từ các bệnh nhân đã  trực tiếp trải nghiệm thăm khám, chữa trị tại phòng khám, qua đó giúp mọi người hiểu hơn và tin tưởng lựa chọn Tokyo Family Clinic là đích đến chăm sóc sức khoẻ cho bạn và các thành viên trong gia đình:

  • Tôi rất thích cách bác sĩ Trân khám bệnh cho tôi. Vừa nhẹ nhàng vừa chu đáo lại nhiệt tình.
  • Dịch vụ ok. Bác sĩ tư vấn tận tình.
  • Từ khâu đăng ký đến tư vấn đều diễn ra nhanh và chuyên nghiệp. Gần nhà nên chắc có gì cần khám thì ghé đây cho tiện. Cảm ơn các bạn.

Qua đây, có thể chứng minh được rằng phòng khám Tokyo Family Clinic đã đáp ứng được những nhu cầu chăm sóc y tế chất lượng cho người Việt cũng như các gia đình tại Việt Nam theo chuẩn y tế Nhật Bản – một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về tiến bộ y khoa, xứng đáng là điểm đến chăm sóc sức khoẻ tối ưu cho bạn và những người thân yêu trong gia đình.

Nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch

Nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch, nhất là các thói quen sinh hoạt hàng ngày và các nguyên nhân phổ biến như:

  • Hút thuốc lá chứa nhiều nicotine và cacbon monoxide gây co thắt các mạch máu và hình thành mảng xơ vữa động mạch.
  • Chế độ ăn nhiều muối, chất béo và cholesterol xấu, không tốt cho cơ thể như LDL.
  • Lười hay ít vận động, tập luyện thể dục thể thao.
  • Bị thừa cân, béo phì
  • Stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến mạch máu và làm nghiêm trọng các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • Tăng cholesterol xấu gây hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
  • Tăng huyết áp dễ làm chai cứng, dày thành động mạch, thu hẹp các mạch máu.
  • Đái tháo đường là căn bệnh chuyển hóa dễ gây các biến chứng trên tim mạch.
  • Tuổi tác cao tăng nguy cơ hẹp động mạch, suy yếu hoặc phì đại động mạch.
  • Tiền sử gia đình có người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Những dấu hiệu bệnh tim mạch cần lưu ý

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh lý tim mạch có thể dễ nhận thấy, đồng thời cũng thông qua những dấu hiệu của bệnh tim dưới đây chính là hồi chuông nhắc nhở cần phải chú ý theo dõi, thăm khám và chữa trị kịp thời nếu đã mắc phải các bệnh lý tim mạch: 

Khó thở

Khi gặp cảm giác khó thở như có vật nặng đè nén trên ngực hoặc khó khăn khi hít thở sâu rất có khả năng cao mắc các bệnh lý tim mạch. Có khi đến mức cảm giác quần áo, giày thít chặt vào cơ thể. Thông thường, người có triệu chứng bệnh tim mạch hay khó thở kể cả khi gắng sức hoặc không. 

Khó thở do bệnh tim mạch thường xảy ra khi nằm xuống nhất là khi ngủ. Hiện tượng này là do việc tim đột ngột giảm khả năng co bóp dẫn đến làm gián đoạn quá trình bơm máu từ tim đến phổi gây khó thở.

Khó thở có thể là dấu biệu của suy tim, do khả năng bơm máu của tim bị suy giảm dẫn đến các tế bào cơ tim không được nhận đủ oxy để thực hiện chức năng hô hấp tế bào. Suy tim càng nặng người bệnh càng khó thở, thậm chí khi làm những việc cá nhân hoặc cả khi ngồi nghỉ.

Cảm giác nặng ngực hoặc tức ngực

Những cơn đau tức ngực là dấu hiệu của bệnh tim. Người bệnh có cảm giác đau nặng ngực ở khu vực phía dưới xương ức, cơn đau thường kéo dài khoảng 10 phút và hay lặp lại. Khi bị nặng hoặc tức ngực kéo dài, cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối và đi khám khẩn trương vì rất có thể đây là triệu chứng bệnh tim mạch – nhồi máu cơ tim. 

Xuất hiện tình trạng phù trên cơ thể

Phù thường là dấu hiệu bệnh tim mạch – suy tim do cơ thể bị tích nhiều nước. Nếu khi ngủ dậy thấy mặt bị căng phù, mí mắt nặng hay điển hình là phù chân, cảm giác thấy đi dép chật,… cho thấy đang có những triệu chứng của suy tim. 

Nguyên nhân do lượng máu bơm khỏi tim chậm, máu trở về tim qua tĩnh mạch bị ứ lại gây dịch ngoại bào bị tích lại ở các mô, đồng thời thận không thể đào thải muối và nước kịp cũng gây ứ nước trong mô làm bệnh nhân bị phù.

Cơ thể hay mệt mỏi, kiệt sức

Khi thấy mệt mỏi hay kiệt sức nhiều lần trong ngày, ngay cả khi ngủ dậy. Tình trạng này nếu lặp lại một cách thường xuyên thì cơ thể đang ra dấu hiệu của bệnh tim. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân thường dao các bộ phận trong cơ thể không nhận đủ oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết do tim bị giảm chức năng co bóp hay mạch máu bị tắc nghẽn.

Ho dai dẳng hoặc thở khò khè

Dấu hiệu bệnh tim mạch này thường do ứ dịch ngoại bào ở phổi gây ho mạn tính, thở nghe ran rít, khò khè. Trong trường hợp này người bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh về phổi như hen suyễn, COPD,… Tình trạng ho có thể nặng hơn khi nằm hoặc mới dậy khỏi giường. Ho do bệnh tim mạch thường sẽ ho khan đôi khi có đờm nhầy đặc.

Cảm giác chán ăn

Khi tình trạng ứ dịch ở gan, ruột do bệnh tim dễ gây nên tình trạng chán ăn, buồn nôn,… Bên cạnh đó, dấu hiệu chính của suy tim sung huyết là người bệnh lúc nào cũng có cảm giác no. Kết quả là người bệnh không còn cảm giác muốn ăn và ăn ít hơn.

Hay đi tiểu đêm

Đi tiểu đêm thường xuyên là một dấu hiệu quan trọng của suy tim. Điều này xảy ra thường do tích tụ dịch gây phù ở nhiều cơ quan và bắt thận phải hoạt đông tăng cường để thải lọc ra ngoài gây cảm giác mắc tiểu liên tục.

Rối loạn nhịp tim

Trong suy tim, tim bệnh nhân thường đập với tốc độ nhanh hơn, gây cảm giác như đang chạy hoặc đạp dồn dập. Nguyên nhân của tình trạng này là do tim đập nhanh để bù đắp lại khả năng suy giảm chức năng bơm máu của tim. Các triệu chứng nhận biết bệnh lý tim mạch như nhịp tim bị rối loạn đều cần được bệnh nhân lưu tâm hơn.

Hay bị cảm giác lo lắng

Đây là dấu hiệu bệnh tim mạch phổ biến nhưng nhiều người thường hay bỏ qua, gồm các biểu hiện thở nhanh, bàn tay đổ mồ hôi hay nhịp tim bất thường. Do đó, nếu cơ thể hay cảm giác lo lắng hoặc bất an với các triệu chứng như trên cần nên đi kiểm tra vì có thể là dấu hiệu bệnh suy tim.

Bệnh tim mạch có nguy hiểm không?

Những người mắc các bệnh tim mạch có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người bị suy tim, sống sót sau những cơn đột quỵ hoặc người bị bệnh động mạch ngoại biên thường cho biết họ bị trầm cảm và lo lắng.

Bệnh tim mạch dễ gây ra hẹp, xơ cứng hay tắc nghẽn mạch, làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, khiến các cơ quan đó bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy các cơ quan và dẫn đến tử vong.

Chẩn đoán bệnh lý tim mạch như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán các bệnh lý tim mạch dựa trên tiền sử bệnh, tiểu sử bệnh gia đình, yếu tố nguy cơ thứ phát như hút thuốc, tiểu đường, béo phì, công việc, dấu hiệu bệnh tim mạch trên lâm sàng,… kèm với các chỉ số xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh như X-quang,…

Ngoài ra, một số xét nghiệm khác để chẩn đoán bệnh tim mạch gồm có:

  • Đo điện tâm đồ (ECG)
  • Chụp cộng hưởng từ tim (MRI)
  • Siêu âm tim – Doppler tim
  • Đặt ống thông tim
  • Chụp cắt lớp vi tính tim mạch (CT Scan)

Cách chữa trị bệnh tim mạch hiệu quả

Dựa trên tình trạng sức khỏe, nguyên nhân cũng như kết quả chẩn đoán bệnh mà bác sĩ tim mạch sẽ chỉ định điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị bệnh tim mạch thường được chỉ định như:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh với trường hợp nhiễm trùng tim, các loại thuốc kiểm soát bệnh tim phụ thuộc vào loại bệnh tim mà người bệnh mắc phải như thuốc ức chế men chuyển (ACEI), thuốc chẹn thể beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu,…
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý như hạn chế chất béo và muối, đường, thể dục đều đăn, tránh thuốc lá, rượu bia,…
  • Can thiệp y tế, phẫu thuật tim trong trường hợp thuốc điều trị không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật, thủ thuật y khoa tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Cách phòng ngừa những bệnh lý trên tim mạch

Với nỗi băn khoăn “Bệnh tim có chữa được không?” thì theo các chuyên gia y tế, bệnh tim mạch do bẩm sinh thì không thể tránh khỏi, với những bệnh lý tim mạch khác khi mắc phải cũng phải điều trị và theo dõi suốt đời. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh tim mạch thứ phát bằng những biện pháp dưới đây:

  • Theo dõi và kiểm soát lượng cholesterol xấu như LDL, triglycerid trong máu.
  • Kiểm soát huyết áp, đường huyết ổn định.
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây hại.
  • Điều chỉnh và giữ cân nặng ở mức phù hợp, tránh thừa cân, béo phì.
  • Duy trì tập thể dục thể thao điều độ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và tầm soát bệnh tim mạch sớm nhất.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch.

Câu hỏi thường gặp

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là gì?

Dấu hiệu của bệnh tim mạch là một loạt các triệu chứng khó chịu xảy ra trên cơ thể, báo hiệu các tình trạng sức khoẻ tim mạch đang gặp nguy cấp, cần phải theo dõi, thăm khám và chữa trị kịp thời tránh bệnh tình trở nặng hơn.

Dấu hiệu bệnh tim phụ nữ

Những dấu hiệu bệnh tim mạch ở phụ nữ thường gặp như:
– Hồi hộp đánh trống ngực
– Khó thở
– Cảm giác đè nặng ở ngực
– Đau đầu
– Hoa mắt chóng mặt hoặc choáng
– Đau hàm
– Phù chân
– Khó nằm đầu bằng

Dấu hiệu người bệnh tim mạch

– Khó thở, đặc biệt là khi nằm xuống
– Cảm giác nặng trong ngực hoặc tức ngực
– Hiện tượng phù
– Cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức
– Ho dai dẳng hoặc khò khè
– Chán ăn
– Đi tiểu ban đêm
– Lo lắng


Hi vọng thông qua bài viết này, Docosan đã giúp phần nào cho mọi người hiểu hơn về các bệnh liên quan đến tim mạch, nguyên nhân cũng như những dấu hiệu bệnh tim mạch. Qua đó, hiểu được mức độ nguy hiểm của bệnh mà kịp thời thăm khám và chữa trị khi mắc phải. Bên cạnh đó cũng biết được những lưu ý để kiểm soát bệnh tốt hơn.