Trong quá trình mang thai, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và em bé. Đối với những người mẹ bầu gặp phải vấn đề đái tháo đường thai kỳ, việc tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn là điều cần thiết để giữ đường huyết ổn định
Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ phù hợp cho mẹ bầu bao gồm các nhóm chất cần thiết và các bữa ăn trong ngày để kiểm soát đường huyết luôn ổn định.
Tóm tắt nội dung
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Khi mắc đái tháo đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là chìa khóa quan trọng để duy trì sức khỏe của cả mẹ và em bé. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc duy trì cân năng ổn định và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh là điều cần thiết. Điều trị bằng cách tiêm insulin chỉ áp dụng khi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thể thao không thể kiểm soát được lường đường trong máu.
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), phương pháp chia đĩa thức ăn MyPlate không chỉ mẹ bầu mà bất cứ người bệnh nào cũng có thể áp dụng để xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Theo phương pháp này, chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ cần đẩy đủ các nhóm chất sau: chất bột đường, chất đạm, chất béo lành mạnh và vitamin, khoáng chất.
Nhóm chất bột đường
Đây là nhóm chất quan trọng cần phải có trong chế độ dành cho bà bầu đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, khi lượng đường từ thập phẩm nạp vào cơ thể sẽ khiến đường huyết tăng cao. Điều này gây nguy hiểm đến mẹ và em bé. Vì thế, mẹ bầu cần biết cách lựa chọn thực phẩm nhóm chất bột đường phù hợp.
Nhóm chất bột đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: đậu lăng và các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc không đường, các loại ngũ cốc giàu chất xơ, các loại rau không tinh bột (rau dền, rau muống, cải xoăn, bông cải xanh…), các loại rau có ít tinh bột (đậu Hà Lan, cà rốt), trái cây (táo, cam, bưởi, đào, mận, lê…).
Đồng thời, hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (bột mì, các loại bột yến mạch, gạo lứt…). Và nên tránh các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, bánh quy…).
Nhóm chất đạm (protein)
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của em bé. Vì thế, mẹ nên bổ sung đầy đủ trong chế độ dinh dưỡng của mình. Vậy mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để cung cấp protein cho cơ thể?
Nhóm chất đạm (protein)
Thịt gà, hải sản, cá (cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích…), trứng, đậu hũ, các loại hạt (hạnh nhân, điều, óc chó…) các loại đậu (đậu nành, đậu hà lan, đậu đen…) là các loại thực phẩm giàu protein nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ. Các loại thực phẩm này nếu được chế biến đúng cách sẽ giúp mẹ bầu ổn định đường huyết sau mỗi bữa ăn.
Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Nhóm chất béo
Một lượng nhất định chất béo là cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý ưu tiên lựa chọn các loại chất béo lành mạnh. Thay vì ăn các loại chất béo bão hòa và chất béo trans, mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn các loại chất béo không bão hòa như dầu oliu, dầu hạt lúa mạch, hạt hướng dương, hạt óc chó và các loại hạt.
Nhóm chất béo
Nhóm vitamin và khoáng chất
Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là rất quan trọng trong quá trình thai kỳ, đặc biệt là khi mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạt và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ, để cung cấp đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và em bé.
Nhóm vitamin và khoáng chất
Theo phương pháp Myplate, mẹ bầu có thể chia khẩu phần ăn như sau: 1/4 đĩa là nhóm tinh bột, 1/4 đĩa là nhóm chất đạm và khoảng trống còn lại trên đĩa lấp đầy rau xanh, trái cây.
Chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ giúp kiểm soát đường huyết
Đối với mẹ bầu mắc đái tháo đường thai kỳ, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng, vừa giúp ổn định đường huyết vừa đảm bảo dinh dưỡng để em bé phát triển khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ của mẹ bầu nên được chia thành 6 bữa/ ngày, gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ.
Bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, đặc biệt đối với những người mẹ bầu mắc tiểu đường. Mẹ bầu nên bắt đầu ngày mới với một bữa sáng giàu chất xơ và chất đạm như một bát ngũ cốc nguyên hạt kèm theo một ít hạt và hoa quả. Tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường, và tránh đường huyết tăng cao bằng cách kết hợp chúng với các loại thức ăn giàu protein.
Chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bầu – Bữa sáng
Bữa trưa và tối
Cả bữa trưa và tối, mẹ nên ăn một bữa ăn cân đối và đầy đủ với các nguồn protein, chất béo lành mạnh và các loại rau củ. Thay vì sử dụng các loại carbohydrate đơn giản như bánh mì trắng, gạo trắng, mẹ bầu nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau củ có chỉ số đường huyết thấp. Ví dụ, mẹ có thể thay thế cơm trắng bằng cơm lứt, hoặc thêm rau củ vào trong các món ăn để tăng cường chất xơ và giảm sự hấp thụ đường huyết.
Ứng dụng DiaB – Hướng dẫn bữa trưa và tối cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Các bữa phụ
Trong quá trình mang thai, việc duy trì các bữa phụ cũng rất quan trọng để giữ cho đường huyết ổn định và cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và em bé. Thay vì ăn các loại đồ ăn vặt có chứa đường cao như bánh kẹo, bạn nên chọn những loại thức ăn như hoa quả, hạt, sữa chua không đường, hay các loại đồ ăn nhẹ giàu chất xơ và protein.
Trong quá trình mang thai, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đặc biệt là khi mẹ bầu gặp phải vấn đề tiểu đường. Bằng cách chú ý vào các nhóm chất cần thiết và điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ có thể kiểm soát được đường huyết và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Hãy nhớ luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để có được sự hỗ trợ tốt nhất về chế độ dinh dưỡng đái tháo đường thai kỳ trong quá trình mang thai và điều trị tiểu đường.
Tham khảo chương trình “Thay đổi lối sống – Cùng mẹ bầu ổn định đường huyết” TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo:
https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/gestational-diabetes
https://www.benhvien108.vn/che-do-an-danh-cho-ba-bau-mac-dai-thao-duong-thai-ky.htm