Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả mà bạn cần biết

Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả là vấn đề nhiều người quan tâm. Vì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò không nhỏ trong việc cải thiện triệu chứng và điều trị bệnh gút. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề người bệnh gout nên ăn gì, người bệnh gout nên uống nước gì và những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả.

Bệnh gút và những tác hại nguy hiểm

Bệnh Gút (còn gọi là Gout) là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa thường gặp, liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống. Bệnh xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu cao sẽ lắng đọng tạo thành các tinh thể muối urat và khiến các khớp sẽ bị viêm, sưng đau, biến dạng khớp.

Những món ăn chữa bệnh gút
Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả mà bạn cần biết

Chế độ ăn cho người bị gout ảnh hưởng thế nào đến tình trạng bệnh?

Đối với người bệnh gout, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa purin sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn đau gout. Do đó, nên tránh các thực phẩm có nhiều purin như các loại thịt đỏ, kiểm soát lượng thịt tiêu thụ mỗi ngày và bổ sung đủ nước.

Những món ăn chữa bệnh gút
Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả mà bạn cần biết

Ngoài ra, thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Người bệnh cần co chế độ dinh dưỡng phù hợp, rèn luyện cơ thể nhẹ nhàng đều đặn và giữ cân nặng hợp lý.

Nguyên tắc dinh dưỡng trong việc điều trị bệnh gout

Chế độ ăn của người bị gout rất quan trọng trong việc điều trị bệnh hay có nguy cơ bùng phát bệnh. Người bị bệnh gout cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để phù hợp cho việc điều trị bệnh, cụ thể các thực phẩm tốt cho người bệnh gout như:

  • Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (thịt gà),… mặc dù cung cấp nhiều protein cho cơ thể nhưng lại chứa ít purin hơn là thịt đỏ, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể, hàm lượng khuyến cáo là không quá 150g thịt/ngày.
  • Tinh bột là thực phẩm thiết yếu của mỗi người, kể cả người bệnh gout. Đặc biệt ngũ cốc nguyên cám, bột yến mạch, gạo lứt… chứa một lượng purin an toàn và là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể, giảm triệu chứng sưng và viêm khớp;
  • Bổ sung rau xanh, trái cây để đào thải axit uric trong máu như cherry, trái cây, cải bẹ xanh, súp lơ… Ngoài ra, trong trái cây chứa nhiều vitamin rất tốt đối với người bị bệnh gút, chúng giúp làm giảm triệu chứng viêm và nồng độ acid uric máu
  • Trứng: là thực phẩm chứa purin ít, đồng thời lại bổ sung calci cho cơ thể nên rất tốt để cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà không gây tăng acid uric máu
  • Sữa và các loại phô mai nếu được cung cấp một lượng hợp lý cũng hiệu quả giúp giảm tình trạng của bệnh gout.
  • Cà phê: trong cà phê có nhiều khoáng chất và polyphenol có thể giảm sự tạo thành acid uric trong cơ thể;
  • Trà xanh: là thức uống có tác dụng lợi tiểu, giúp nhanh chóng tạo ra nhiều nước tiểu và tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Nước: người bệnh gout nên uống nhiều nước lọc, khoảng 2-4 lít/24 giờ. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
  • Dầu thực vật và dầu ô liu: là 2 nguồn cung cấp chất béo rất tốt cho cơ thể, giúp chống viêm và sưng, góp phần giảm lượng acid uric.

Ngoài ra, bạn nên ưu tiên chế biến thức ăn bằng cách hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ để mang đến kết quả điều trị gout tốt nhất

Những món ăn chữa bệnh gút
Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả mà bạn cần biết

Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả mà bạn cần biết

Cháo đậu đỏ, tim sen

Đậu đỏ cung cấp protein thực vật với hàm lượng purin thấp, rất thích hợp cho người bệnh gút. Tim của hạt sen và đậu đỏ đều là những thực phẩm giàu chất xơ, góp phần làm giảm nồng độ axit uric máu và cải thiện bệnh gút hiệu quả.

Món cháo đậu đỏ tim sen nên được ăn lúc nóng và nên được bổ sung vào thực đơn từ 2-3 lần/ tuần. Món ăn giúp cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung nặng lượng làm việc và hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Lê nấu với rau diếp cá

Quả lê không những chứa hàm lượng thấp purin mà còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Rau diếp cá hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm viêm, giảm sưng đau các khớp. Do đó, có thể nói đây là một trong những sự kết hợp hoàn hảo trong thực đơn của những người đang mắc bệnh gút.

Những món ăn chữa bệnh gút từ cá

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần bổ sung 1 món làm từ cá mỗi tuần. Bởi vì cá là không chỉ một trong những nguồn cung chất đạm lành mạnh mà còn là thực phẩm giàu các chất béo tốt cho cơ thể, giúp chống viêm và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý phải lựa chọn các loại cá ít purin như cá lóc, cá chép,…để chế biến những món ăn chữa bệnh gút.

Những món ăn chữa bệnh gút
Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả mà bạn cần biết

Thịt gà hầm củ cải

Thịt gà cũng là một trong các loại thịt được khuyên dùng trong bữa ăn của những người mắc bệnh gút. Khi kết hợp thịt lợn gà với củ cải bạn sẽ có được một trong những món ăn vừa chữa bệnh gút ngon mà vừa bổ dưỡng.

Cà tím xào với dầu oliu

Cà tím là một trong các loại rau củ quả hàm lượng purin thấp. Những món ăn chữa bệnh gút từ cà tím có thể giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau do gút cấp. Sử dụng dầu oliu giúp làm giảm bớt lượng chất béo xấu khi chế biến các món ăn.

Canh đậu phụ, nấm rơm

Người bị bệnh gút cần bổ sung protein thay thế từ các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật như nấm và đậu phụ. Ngoài ra, món ăn được chế biến từ thực vật giàu chất xơ và vitamin giúp chuyển hóa năng lượng tốt, nâng cao sức khỏe cho người đang chữa bệnh gút.

Những món ăn chữa bệnh gút
Những món ăn chữa bệnh gút hiệu quả mà bạn cần biết

Tóm lại, những món ăn chữa bệnh gút rất phong phú, từ chất đạm nhưng ít purin, giàu chất xơ và một số loại vitamin cần thiết cho cơ thể để làm giảm lượng acid uric máu, từ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh gút. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu để điều trị gút.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo
Call Now Button