2 nhóm thực đơn cho người bị loãng xương mà bạn cần biết

Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ngày càng phổ biến hiện nay và thực đơn cho người bị loãng xương đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện bệnh. Bên cạnh xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thì cũng cần lưu ý phòng ngừa sớm bệnh loãng xương. Hãy cùng Docosan tìm hiểu cách xây dựng thực đơn cho người bị loãng xương cũng như giúp phòng ngừa bệnh trong bài viết sau đây nhé!

Bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương còn gọi là giòn xương hoặc xốp xương sẽ là tình trạng xương của bạn bị biến đổi liên tục mỏng dần và mật độ chất xương càng giảm dần. Tình trạng này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và nặng hơn là dễ gãy bởi các chấn thương nhẹ trong sinh hoạt. Đây là bệnh nguyên nhân chính làm gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và người già, dẫn đến một số xương không lành lại nhất là xương chậu hông.

Loãng xương là căn bệnh mạn tính diễn ra thầm lặng, dấu hiệu thường gặp nhất ở phụ nữ là sụt cân và đau lưng không rõ nguyên nhân đến khi xương gãy. Nhiều người có quan điểm rằng bệnh loãng xương là xảy ra tự nhiên và không tránh khỏi được khi về già. Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng bệnh này có thể phòng ngừa được và hơn nữa là người đã bị loãng xương vẫn có thể ngăn ngừa làm chậm tiến triển của bệnh, từ đó làm giảm nguy cơ gãy xương. Việc phòng ngừa bệnh và biến chứng được thể hiện bằng cách xây dựng chế độ thực đơn cho người bị loãng xương và phối hợp với dùng thuốc hoặc thực phẩm theo tư vấn.

Vai trò của dinh dưỡng trong bệnh loãng xương 

Chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết nhất đối với thực đơn cho người bị loãng xương là canxi và vitamin D. Canxi là một yếu tố quan trọng để xây dựng xương, trong khi Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Lượng canxi và vitamin D trong cơ thể cần bổ sung phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và sự phát triển của bạn.

Thực đơn cho người bị loãng xương
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn

Đối với Canxi:

  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi cần bổ sung khoảng 700 miligam canxi mỗi ngày;
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi cần cung cấp được khoảng 1.000 miligam mỗi ngày;
  • Trẻ em trên 9 tuổi và thanh thiếu niên nên dung nạp 1.300 miligam canxi mỗi ngày;
  • Phụ nữ trên 51 tuổi và đàn ông trên 71 tuổi cần tối thiểu khoảng 1.200 miligam mỗi ngày.
  • Tất cả những người trưởng thành thuộc nhóm đối tượng còn lại cần thu nhận được 1.000 miligam mỗi ngày.

Đối với vitamin D:

  • Người từ 1 – 70 tuổi cần dung nạp 600 đơn vị IU (quốc tế) vitamin D mỗi ngày;
  • Người sau 70 tuổi cần thu nhận khoảng 800 IU mỗi ngày.

Chế độ ăn cho người loãng xương

Việc bổ sung canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống hoặc dùng chất bổ sung sẽ giúp tăng cường độ chắc khỏe, dẻo dai của xương và ngăn ngừa loãng xương. Nhưng các bác sĩ thường khuyến cáo rằng biện pháp cung cấp và dung nạp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên thường tốt hơn là chất bổ sung.

Sữa, sữa chua, phô mai và các sản phẩm chế biến ra từ sữa khác không chỉ có hàm lượng canxi cao, mà còn kèm theo nhiều chất dinh dưỡng vi lượng quan trọng khác như phốt pho, kẽm và protein cho sức khỏe của cơ xương. Bạn cần lưu ý khi đọc thành phần dinh dưỡng, hãy lựa chọn các loại thực phẩm và đồ uống cung cấp ít nhất 10% nhu cầu canxi hàng ngày vào thực đơn cho người bị loãng xương.

Thực đơn cho người bị loãng xương
Các loại thực phẩm và đồ uống cung cấp ít nhất 10% nhu cầu canxi hàng ngày cho bạn.

Ở người bệnh loãng xương mà mất khả năng dung nạp đường sữa hoặc dị ứng sữa thì sẽ có rất nhiều lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng khác có trong:

  • Nước cam
  • Sữa có nguồn gốc từ thực vật (như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân) và ngũ cốc giúp tăng cường canxi;
  • Các loại rau củ xanh: Cải xoăn, bông cải xanh và rau bina;
  • Các loại hải sản tươi sống: Cá hồi đóng hộp, sò, cá rô đại dương, nghêu, cua ghẹ và tôm.

Còn đối với vitamin D, bạn có thể tìm các thực phẩm tăng cường bổ sung thêm dưỡng chất này, chẳng hạn như:

  • Một số loại nước cam;
  • Ngũ cốc ăn sáng;
  • Sữa có nguồn gốc từ thực vật;
  • Các loại cá, như: Cá hồi, cá ngừ và cá mòi.

Một số món ăn gợi ý nằm trong thực đơn cho người bị loãng xương có thể được kể đến như: Súp đậu hũ tôm hầm xương sườn, ngao hay nghêu hấp trứng gà, tôm xào hẹ,… Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý không ăn quá nhiều chất đạm và hạn chế lượng muối trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thay vào đó bạn sẽ cần bổ sung thêm vitamin thiết yếu khác và chất khoáng (có trong rau quả), magie (trong các loại hạt), flavonoid (trong lá trà) và isoflavone (trong đậu nành và sữa).

Thực phẩm tốt cho người loãng xương

Nếu bạn đã thay đổi chế độ thực đơn cho người bị loãng xương nhưng vẫn không thể nhận đủ canxi và vitamin D thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thêm chất. Chất bổ sung canxi có nhiều loại trên thị trường ngày nay, bao gồm canxi citrate hay canxi cacbonat. Bởi vì tất cả các dạng canxi bổ sung đều được hấp thu như nhau, nên việc quan trọng là xác định cách bạn sử dụng. Dù chọn loại thuốc nào thì cơ thể cũng chỉ có thể hấp thụ tối đa 500 miligam canxi trong một lúc, nên bạn cần phải uống bổ sung nhiều lần một ngày để đáp ứng tùy theo nhu cầu.

Thực đơn cho người bị loãng xương
Nếu bạn không thể nhận đủ canxi và vitamin D thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng thêm chất bổ sung

Bên cạnh cung cấp canxi thì các chất bổ sung này cũng được kết hợp trong thành phần thêm chất vitamin D. Bạn có thể sử dụng và được cung cấp cả hai chất dinh dưỡng trong một viên thuốc bổ sung. Hoặc bạn chỉ cần dùng thêm viên thuốc canxi bổ sung và kết hợp thêm phơi nắng trực tiếp 15 phút vài lần trong tuần là đủ để có được lượng vitamin D cần thiết cho xương.


Thực đơn cho người bị loãng xương có vai trò phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương rất hiệu quả và an toàn. Vì thế việc xây dựng và duy trì dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng rất quan trọng và cần thiết.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: epainassist.