Mẹo hay chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh tin dùng hiện nay vì những mẹo này không chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh, vừa an toàn, vừa không tác dụng phụ, lại còn dễ thực hiện, giúp người bệnh mau khỏe lại hơn. Hãy cùng Doctor có sẵn tham khảo các mẹo hay chữa viêm phế quản bằng bài thuốc thuốc dân gian qua viết này nhé!

Mật ong

chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Mẹo hay chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Mật ong là nguyên liệu sử dụng phổ biến chữa viêm phế quản vì mật ong là một loại kháng sinh tự nhiên do nó chứa nhiều antioxidant có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế virus, vi khuẩn gây bệnh, làm dịu cổ họng, giảm ho hiệu quả, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để không bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Xem thêm:

Thêm vào đó, trong mật ong còn có albumin và Panthotenic trong mật ong còn giúp kích thích tái tạo tế bào mới, nhờ đó thúc đẩy làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc phế quản bị viêm. Mật ong còn chứa nhiều enzym tốt cho đường tiêu hóa của bạn, kích thích sự ngon miệng cho bạn trong những ngày viêm phế quản mệt mỏi. Vitamin, khoáng chất của mật ong lại hữu ích cho sức đề kháng cho bạn.

Bạn có thể sử dụng mật ong với nước ấm hoặc kết hợp với nguyên liệu khác mang đến hiệu quả cao nhất: 

  • Bài thuốc trị viêm phế quản 1: Mật ong, giấm táo: Khuấy đều hỗn hợp 1 cốc giấm táo với 1 muỗng mật ong và 2 cốc nước lọc. Sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày cho đến khi triệu chứng viêm phế quản được cải thiện. 
  • Bài thuốc trị viêm phế quản 2: Mật ong – chanh: Kết hợp mật ong và chanh giúp làm giảm ho, dịu cổ họng. Bạn nên trộn 1 muỗng mật ong và 1 muỗng chanh và sử dụng. Thực hiện 2 lần/ ngày giúp điều trị viêm phế quản hiệu quả.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản 3: Mật ong – tỏi: Mật ong và tỏi đề có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên khi kết hợp với nhau giúp điều trị viêm phế quản hiệu quả. Mật ong và tỏi băm nhuyễn trộn đều, dùng 2 lần/ ngày, mỗi lần dùng một muỗng cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Bài thuốc trị viêm phế quản 4: Cho một thìa mật ong vào tách trà nóng hoặc cho mật ong vào nước chanh ấm để giảm đờm và viêm họng.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản 5: Kết hợp 1 quả trứng gà với mật ong 35g. Đun sôi mật ong trên lửa nhỏ. Thêm một chút nước, rồi đập trứng vào nấu chín. Sử dụng mỗi ngày 1 lần.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản 6: Cam thảo 6g, giấm ăn 10g, mật ong 30g. Hãm với nước sôi như trà.
  • Bài thuốc trị viêm phế quản 7: Vừng đen 250 g, gừng tươi 120 g, đường phèn 120 g, mật ong 120 g. Rang vừng đen cho chín, sấy khô, tán bột. Trộn với nước cốt gừng, mật ong và đường phèn đập vụn đem hấp chín. Đựng trong lọ kín dùng dần. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 g.

Lưu ý: trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng mật ong vì có khả năng bị ngộ độc. 

Gừng

chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Mẹo hay chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Gừng được biết đến là phương thuốc quý để chữa các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn. Gừng có đặc tính chống viêm, chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm cảm giác khó chịu khi bị viêm phế quản. Đây là nguyên liệu phổ biến và an toàn, bạn nên kết hợp với nguyên liệu khác để trị viêm phế quản hiệu quả.

Lưu ý: Không nên sử dụng gừng khi bụng rỗng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Gừng chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm tiêu viêm, kháng khuẩn, không nên dùng nguyên liệu trên thay thế thuốc kháng sinh hay bất kỳ thuốc điều trị nào khác. 

Các bài thuốc từ gừng:

  • Bài thuốc 1: đem củ gừng tươi đi rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng để ngậm có thể chữa được viêm phế quản.
  • Bài thuốc 2: dùng gừng tươi đem đi cắt lát mỏng và thái nhỏ sau đó đem đi pha trà cùng với quế và đinh hương để uống trong vài ngày.
  • Bài thuốc 3: dùng 1 muỗng bột gừng và hạt tiêu đen vào một cốc nước nóng. Để nước nguội trong vài phút rồi cho thêm mật ong vào để uống mỗi ngày hai lần.
  • Bài thuốc 4: pha hỗn hợp gồm bột gừng, đinh hương, hạt tiêu đen với nước nóng để uống. Có thể cho thêm sữa hoặc mật ong vào để tăng thêm mùi vị. Mỗi ngày nên uống ba lần.
  • Bài thuốc 5: cho thêm gừng vao thức ăn để tăng thêm mùi vị và giúp chữa trị bệnh viêm phế quản.
  • Bài thuốc 6: sử dụng kết hợp gừng tươi – tỏi:  Sử dụng tỏi bóc vỏ, nghiền lấy nước, gừng tươi giã nhỏ. Trộn nguyên liệu trên với đường trắng. Sử dụng 2 lần/ ngày để nhanh chóng cải thiện triệu chứng
  • Bài thuốc 7: sử dụng kết hợp gừng – mật ong: Nấu gừng với một lượng nước vừa đủ, nước sôi bạn cho mật ong vào khuấy đều. Dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng tối. 
  • Bài thuốc 8: Gừng già 1 củ bằng ngón tay, gọt bỏ vỏ, chấm mật ong mà ăn. Chữa ho lâu ngày rất tốt.
  • Bài thuốc 9: cho 100g rễ chè, 50g gừng vào nồi, thêm nước vừa đủ và sắc 1 lúc. Lọc lấy nước sắc, rồi đổ mật ong vào nước sắc, khuấy đều. Cất vào lọ dùng dần. Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 250-300 ml.

Bạn nên sử dụng gừng tự nhiên để đảm bảo an toàn và nên lưu ý những trường hợp bị viêm phế quản sau đây không được sử dụng gừng:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Người mắc các vấn đề về tim mạch.
  • Người bị rối loạn máu.

Tỏi

chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Mẹo hay chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Trong thành phần của tỏi có chứa hàm lượng lớn chất Allicin, là một chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động, sự phát triển của virus, vi khuẩn, làm gián đoạn hoạt động của 1 gen mà thông qua đó vi khuẩn liên kết với các mô của tế bào cơ thể chúng ta và gây hại. Do đó, tỏi không những ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm phế quản mà còn giúp ngăn chặn nó gây ra mối nguy hiểm với sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, tỏi cũng giàu vitamin A, B, C và các khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.

Có nhiều cách dùng tỏi để chữa viêm phế quản, tùy thuộc vào sức khỏe cơ địa mà hiệu quả mỗi người khác nhau. 

  • Bài thuốc 1: Sử dụng tỏi nguyên chất: Bạn có thể ăn 1-2 tép tỏi sống ngày 1-2 lần
  • Bài thuốc 2: Tỏi kết hợp với giấm ăn và mật ong: Tỏi bóc sạch vỏ đập dập sau đó ngâm cùng giấm ăn, đường đỏ, mật ong trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng. Sử dụng thường xuyên giúp bệnh nhanh khỏi, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15-20 ml nhai cả tỏi.
  • Bài thuốc 3: Tỏi kết hợp chanh và cà chua: Tỏi bóc vỏ xay nhuyễn, cà chua cho vào ép để lấy nước. Trộn hỗn hợp nước ép cà chua, nước chanh nguyên chất và tỏi với nhau, khuấy đều và sử dụng mỗi ngày một lần bệnh được cải thiện rõ rệt.
  • Bài thuốc 4: Dùng 3 tép tỏi đem đi bóc bỏ vỏ rồi đun lên với sữa để nấu thành sữa tỏi. Sữa tỏi nên uống vào mỗi đêm trước khi đi ngủ sẽ mang lại hiệu quả cho người bệnh.
  • Bài thuốc 5: Kết hợp 500 g tỏi, 1 củ gừng tươi và đường trắng: Bóc vỏ tỏi, nghiền lấy nước. Gừng tươi giã nát. Tất cả đem trộn đều với đường trắng. Uống ngày 2 lần, mỗi lần uống 2 thìa.

Lưu ý: Không áp dụng cách này cho người bị bệnh gan hoặc mắt kèm viêm phế quản. Bệnh nhân có thể trạng suy yếu đang dùng thuốc chống đông máu, điều trị HIV. Người bệnh bị tiêu chảy không nên sử dụng phương pháp bằng tỏi sống. Trong quá trình sử dụng tỏi bạn nên cẩn trọng nếu như mình đang bị rối loạn chảy máu, chỉ nên uống với số lượng nhỏ để không bị ảnh hửng đến dạ dày.

Rau diếp cá

chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Mẹo hay chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá rất đơn giản và dễ thực hiện, hiệu quả mang lại tốt nên được nhiều người truyền tay nhau.

Rau diếp cá có các hoạt chất chống virus và vi khuẩn, giúp ức chế việc lây lan các virus nhanh chóng, không làm bệnh truyền nhiễm. Một hợp chất bổ sung của natri bisulfit và houttuynin là natri houttuyniae có trong rau diếp cá có thể giúp kháng lại hai mươi mốt chủng vi khuẩn gây bệnh. Rau diếp cá còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp làm gia tăng chất lysozyme, sản sinh nhiều tế bào máu, tế bào lympho và đẩy mạnh khả năng sản xuất kháng thể của cơ thể. Nếu duy trì ăn rau diếp cá thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Rau diếp cá còn có các thành phần giúp làm loãng đờm, dịu cổ họng, giảm co thắt vùng ngực, giảm ho về đêm, giảm các triệu chứng ho, khó thở,… của bệnh viêm phế quản nhanh chóng.

Các cách sử dụng rau diếp cá để điều trị bệnh viêm phế quản:

  • Bài thuốc 1: 150g rau diếp cá, 20g muối. Sau khi mua diếp cá về thì rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn. Giã nát một nắm diếp cá (hoặc xay bằng máy). Sau đó bạn lọc qua vải xô và lấy phần nước cốt, hòa thêm vài hạt muối để tăng hương vị vào 1 cốc nước ấm. Chia phần nước ép thành hai phần uống cho bữa trưa và tối trong ngày. Thực hiện liên tục sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể chỉ sau 3 – 4 ngày sử dụng.
  • Bài thuốc 2: 50g lá rau diếp cá, 30g cam thảo. Chọn lá và rễ rau diếp cá tươi, sau đó rửa thật sạch và phơi khô. Nếu trời không nắng, bạn cũng có thể tận dụng lò nướng để sấy khô diếp cá nhanh chóng và sạch sẽ hơn. Cho rau diếp cá và cam thảo vào ấm sắc với lượng nước phù hợp Ngày uống 1-2 lần, đều đặn trong 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Bài thuốc 3: 1 nắm lá rau diếp cá, 1 bát nước vo gạo. Giã hoặc xay nhuyễn rau diếp cá, lọc lấy phần nước cốt. Sau đó cho thêm nước vo gạo vào. Lấy hỗn hợp trên đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15 phút. Ngày uống hỗn hợp này 2- 3 lần, thực hiện đều đặn chỉ sau vài ngày bệnh sẽ được cải thiện.
  • Bài thuốc 4: 1 nắm lá rau diếp cá, 2-3 thìa mật ong nguyên chất. Rửa sạch rau diếp cá, sau đó giã hoặc xay nhuyễn. Lọc lấy phần nước cốt, cho thêm 2-3 thìa mật ong. Trộn đều hỗn hợp, ngày uống 1- 2 cốc sẽ giảm hẳn các triệu chứng ho do các bệnh đường hô hấp gây ra.

Xem thêm:

Hy vọng các mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian này sẽ giúp ích cho người bệnh viêm phế quản mau khỏi bệnh và có được sức khỏe tốt nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.