Co thắt phế quản là gì? 4 phương pháp điều trị hiệu quả

Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ giải thích rõ co thắt phế quản là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách quản lý và phòng ngừa bệnh co thắt phế quản. Co thắt phế quản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lấy dưỡng khí (Oxi) cho cơ thể, nếu không quản lý kịp thời, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc.

Do đó việc phát hiện sớm triệu chứng và nguyên nhân, sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tóm tắt nội dung

Co thắt phế quản là gì? 

Co thắt phế quản là tình trạng cơ trơn đường hô hấp co thắt một cách bất thường, làm thu hẹp lòng ống dẫn khí dẫn đến giảm lưu lượng khí khi thở. Tình trạng phế quản sưng, viêm, phù nề, tăng tiết chất nhầy trong lòng ống dẫn khí càng làm đường hô hấp hẹp hơn dễ gây tắt nghẽn, khó thở.  

Đối tượng nào dễ bị co thắt phế quản?

  • Co thắt phế quản có thể xảy ra với bất kỳ ai, thường phổ biến nhất ở những người có cơ địa dễ dị ứng, mắc bệnh hen suyễn và các bệnh lý về phổi khác (viêm phế quản, COPD, xơ phổi,…). Ngoài ra, trẻ nhỏ và người lớn tuổi (> 65) dễ bị co thắt phế quản hơn.
  • Một số đối tượng khác làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất, khói bụi, nước hoa, hoặc thuốc lá (bao gồm thuốc lá điện tử) như:
    • Lính cứu hoả 
    • Cảnh sát 
    • Nhân viên cấp cứu 
    • Nhân viên dọn dẹp vệ sinh
    • Nông dân 
    • Thợ hàn 
    • Công nhân mỏ, nhà máy nhiệt điện than,… 

Sự khác biệt giữa co thắt phế quản, co thắt thanh quản và hen suyễn là gì?

Các tình trạng này mặc dù khác nhau về mặt chẩn đoán chuyên môn, tuy nhiên điểm chung là làm cho bệnh nhân bị khó khăn khi hô hấp. 

Co thắt thanh quản và co thắt phế quản 

Trong khi co thắt phế quản là do bất thường trên cơ trơn phế quản, thì co thắt thanh quản liên quan đến dây thanh âm. Với chứng co thắt thanh quản, dây thanh âm sẽ đột ngột đóng lại không liên tục khi hít một hơi, dẫn đến luồng không khí không thể đi vào phổi. Đây là tình trạng hiếm gặp và thường tự biến mất trong vòng một hoặc hai phút sau đó. 

Co thắt phế quản và bệnh hen suyễn

Co thắt phế quản là triệu chứng của bệnh hen suyễn và có thể là triệu chứng của các bệnh lý hô hấp khác. Bệnh nhân hen có thể bị co thắt phế quản khó thở nhưng không phải ai bị co thắt phế quản cũng bị hen. 

co thắt phế quản
Cấu trúc phế quản bình thường (bên trái) và phế quản khi co thắt (bên phải) (Nguồn: Sathyam Homeopathy)

Nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt phế quản

  • Tình trạng cơ trơn đường hô hấp bị kích thích, viêm sưng có thể dẫn đến co thắt phế quản. Đối với bệnh nhân hen suyễn, triệu chứng co thắt phế quản có thể thường xuyên xảy ra tuỳ theo tình trạng kiểm soát bệnh, tuy nhiên một số tình trạng bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến cơn co thắt phế quản như:
    • Viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, nấm, vi rút,…
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
    • Bị kích ứng bởi các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, bụi hoặc các dị nguyên khác 
    • Vận động quá sức 
    • Thời tiết quá lạnh 
    • Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động (tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá), kể cả thuốc lá điện tử 
    • Sử dụng thuốc gây mê trong phẫu thuật
  • Co thắt phế quản có thể là triệu chứng của một số bệnh lý đường hô hấp khác nhau được liệt kê phía trên. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ bệnh, phương pháp trị liệu, cách quản lý lối sống mà hiện diện của triệu chứng co thắt phế quản có thể có hoặc không. 
  • Trong một số trường hợp rất hiếm, thuốc giãn phế quản thường được sử dụng trong điều trị co thắt phế quản nhưng vẫn có thể làm tình trạng co thắt tồi tệ hơn. Điều này được gọi là co thắt phế quản nghịch lý. Nếu tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc giãn phế quản ngay lập tức và cần sự can thiệp kịp thời từ bác sĩ điều trị. 
co thắt phế quản
Các dị nguyên như lông chó mèo, phấn hoa, bụi,… thường là nguyên nhân gây kích ứng đường hô hấp dẫn đến co thắt phế quản

Triệu chứng của co thắt phế quản

Co thắt phế quản có thể gây ra những triệu chứng khiến người mắc lo lắng, sợ hãi, các triệu chứng này có thể diễn ra một cách đột ngột, bao gồm:  

  • Tức ngực
  • Ho
  • Thở khò khè
  • Thở ngắn, dốc
  • Đau họng
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi nhanh chóng mặc dù đang ở nơi thoáng khí
  • Cảm thấy rất mệt mỏi sau khi tập thể dục

Chẩn đoán co thắt phế quản

Đối với người mắc bệnh co thắt phế quản, bác sĩ điều trị sẽ chẩn đoán bệnh và tìm nguyên nhân dẫn đến co thắt phế quản dựa trên thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu cần thiết). Một số xét nghiệm được đề xuất trong chẩn đoán nhằm đánh giá chức năng phổi, hệ hô hấp của người bệnh như: 

  • Đo nồng độ oxy trong máu bằng thiết bị pulse oximetry đặt ở đầu ngón tay hoặc trái tai.
  • Đo lực hít vào, thở ra bằng phế dung kế (spirometry)
  • Đánh giá khả năng chứa không khí của phổi thông qua đo lượng khí mà phổi có thể chứa.
  • Đánh giá khả năng trao đổi khí của phổi  
  • Xét nghiệm khí máu động mạch dùng để đo nồng độ oxy, carbon dioxide và pH máu
  • Tăng thông khí tự ý (Eucapnic voluntary hyperventilation) có thể được chỉ định để đánh giá khả năng co thắt của phế quản trong lúc vận động

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như X-ray hoặc CT nhằm xác định các tình trạng liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc các bất thường trên cấu trúc phổi. 

Bệnh co thắt phế quản nguy hiểm như thế nào? 

Bệnh co thắt phế quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Khi co thắt xảy ra, đường hô hấp bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng khí vào phế nang phổi, gia tăng nguy cơ suy hô hấp.

Các triệu chứng như khó thở nặng nề, tiếng thở rít và tiếng khò khè có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch trong trường hợp co thắt nặng, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ, tỷ lệ mắc hen suyễn, co thắt phế quản chiếm tỷ lệ cao hơn so với các đối tượng còn lại. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, co thắt phế quản có thể gây ra tình trạng suy hô hấp cấp, đe dọa tính mạng của bệnh nhân.

Phòng ngừa và điều trị co thắt phế quản

Điều trị co thắt phế quản

Các thuốc giãn phế quản thường được chỉ định đầu tay trong điều trị co thắt phế quản. Tuỳ theo tình trạng và chẩn đoán xác định, bệnh nhân có thể được điều trị phối hợp với các thuốc kháng viêm steroid như một liệu pháp 2 trong 1 vừa cắt cơn, vừa dự phòng (bệnh nhân co thắt phế quản do hen suyễn); kháng cholinergic và một số nhóm thuốc khác. 

Các thuốc điều trị co thắt phế quản trên thị trường hiện nay được nghiên cứu và phát triển đa dạng về đường dùng nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân. Một số dạng như phun mù, khí dung, bột hít, dạng viên uống, dạng tiêm (điều trị cấp tính). Ví dụ một số nhóm thuốc trong điều trị co thắt phế quản: 

  • Giãn phế quản khởi phát nhanh tác dụng ngắn thường được chỉ định cắt cơn ngay lập tức cho triệu chứng co thắt phế quản: albuterol (salbutamol) và levalbuterol
  • Giãn phế quản tác dụng kéo dài giúp giảm nguy cơ co thắt phế quản trong tương lai. Hiệu quả của thuốc kéo dài:  salmeterol, bambuterol và vilanterol
  • Các thuốc thuộc nhóm kháng cholinergic, bao gồm cả thuốc tác dụng ngắn (ipratropium) và thuốc tác dụng dài (tiotropium, umeclidinium và aclidinium)
  • Các thuốc kháng viêm steroid giúp giảm tình trạng viêm đường hô hấp: dạng khí dung budesonide, fluticasone,..
co thắt phế quản
Thuốc dạng khí dung thường được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có co thắt phế quản

Phòng ngừa co thắt phế quản

Việc ngăn ngừa hoàn toàn co thắt phế quản là không thể, tuy nhiên, một số phương pháp có thể giúp giảm thiểu yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng co thắt phế quản như:

  • Uống đủ nước 
  • Tránh tiếp xúc khói thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử 
  • Khởi động cơ thể đúng cách trước khi tập thể dục.
  • Hạn chế tập thể dục khi lượng phấn hoa tăng cao, đặc biệt là người có cơ địa dễ bị dị ứng
  • Hạn chế tập thể dục khi trời lạnh
  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo, đặc biệt là người lớn tuổi >65
  • Tránh tiếp xúc các yếu tố dị nguyên dễ gây dị ứng như: lông chó mèo, khói bụi,….

Tóm lại, co thắt phế quản là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp, gây ra các triệu chứng như khó thở, tiếng thở rít, và khó chịu trong ngực. Điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng và có thể bao gồm sử dụng thuốc khí dung, liệu pháp hành vi, và các biện pháp phòng ngừa. Việc hỗ trợ tâm lý và thay đổi lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tình trạng này. Để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất, việc tham khảo ý kiến chuyên gia y tế là điều quan trọng.


Câu hỏi thường gặp 

u003cstrongu003eKinh nghiệm gì cho phụ huynh khi bé bị viêm phế quản co thắtu003c/strongu003e

Phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, đảm bảo tuân thủ đúng liều thuốc, giữ cho trẻ uống đủ nước và nghỉ ngơi đầy đủ và tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích thích như khói bụi, phấn hoa, khói thuốc lá,…Đặt lịch khám với bác sĩ để được tư vấn hướng dẫn  việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ hô hấp cho trẻ khi cần.

u003cstrongu003eHội chứng hẹp tiểu phế quản co thắt là gì?u003c/strongu003e

Hội chứng hẹp tiểu phế quản co thắt (Bronchiolitis Obliterans Syndrome – BOS) là tình trạng viêm, xơ hoá mô phổi, gây hạn chế lưu thông khí và gây khó thở. Thường liên quan đến hậu phẫu ghép phổi hoặc các nguy cơ khác như hút thuốc, tiếp xúc các loại hoá chất độc hại khác.

u003cstrongu003eCo thắt phế quản dùng thuốc gì?u003c/strongu003e

Co thắt phế quản thường được điều trị bằng các loại thuốc giãn phế quản như albuterol và levalbuterol giúp bệnh nhân cắt cơ co thắt. Trong một số trường hợp, các loại thuốc kháng viêm như corticosteroid cũng có thể được sử dụng phối hợp để giảm viêm trong đường hô hấp.

u003cstrongu003eCo thắt phế quản nghịch lý là gì?u003c/strongu003e

Trong một số trường hợp rất hiếm, thuốc giãn phế quản thường được sử dụng để điều trị co thắt phế quản nhưng vẫn có thể làm tình trạng có thắt tồi tệ hơn. Điều này được gọi là co thắt phế quản nghịch lý.

u003cstrongu003eHội chứng co thắt phế quản có nguy hiểm không?u003c/strongu003e

Trong một số trường hợp co thắt phế quản là tình trạng nghiêm trọng, có thể gây ra khó thở nặng, thiếu dưỡng khí, gây nguy hiểm đến tính mạng. Việc chẩn đoán và điều trị sớm là quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

u003cstrongu003eThuốc khí dung trong trị co thắt phế quản là gì?u003c/strongu003e

Đây là một dạng thuốc được nghiên cứu và phát triển sử dụng thông qua đường hô hấp. Đây là dạng thuốc có thể được hít vào mũi hoặc miệng, hoặc thông qua việc sử dụng máy phun khí dung (nebulizer) để tạo thành một hỗn hợp khí thuốc mịn và dễ hít vào đường hô hấp. Các loại thuốc dạng khí dung thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như u003ca href=u0022https://www.docosan.com/blog/ho-hap/benh-viem-phe-quan/u0022 target=u0022_blanku0022 rel=u0022noreferrer noopeneru0022u003eviêm phế quảnu003c/au003e, co thắt phế quản và hen suyễn.

u003cstrongu003eViêm phế quản co thắt khám ở đâu?u003c/strongu003e

Viêm phế quản co thắt có thể được khám và điều trị tại các cơ sở y tế như bệnh viện, trung tâm y tế, hoặc phòng khám chuyên khoa về hô hấp. Bác sĩ chuyên khoa hô hấp thường là người chịu trách nhiệm khám và điều trị. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng viêm phế quản co thắt, nên hẹn lịch khám bệnh sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

u003cstrongu003eViêm phế quản co thắt có lây không?u003c/strongu003e

Viêm phế quản co thắt không lây qua tiếp xúc người. Không truyền từ người này sang người khác.

u003cstrongu003eViêm phế quản co thắt trị bao lâu thì khỏi?u003c/strongu003e

Thời gian điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và phản ứng của cơ thể. Thông thường, các triệu chứng có thể giảm sau vài ngày và hết sau 1-2 tuần. Trường hợp nặng hơn có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Việc tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ và dùng thuốc đều đặn đúng cách là một trong yếu tố chính quyết định đến hiệu quả và thời gian điều trị.

u003cstrongu003eCảm giác khi bị co thắt phế quản sẽ như thế nào? u003c/strongu003e

Bệnh nhân sẽ sẽ cảm thấy hầu như khó thở hoàn toàn. Khi thở ra, sẽ bắt đầu phát ra tiếng rít, cũng có thể giống như ho. Tiếng ho, rít và kích ứng trong đường hô hấp gây ra đờm, làm tắc nghẽn hơn đường hô hấp. Nếu triệu chứng tiến triển, cơ ngực sẽ co rút và bệnh nhân có thể bị sốt.

Co thắt phế quản là tình trạng cơ trơn đường hấp co lại và gây hẹp đường hô hấp dẫn đến khó thở. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc dị ứng. Do đó, người bệnh không được chủ quan và cần chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị bệnh.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.