Hen suyễn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

Hen suyễn, hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh lý hô hấp có thể gặp phải ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Bệnh gây ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của người bệnh, khiến họ mất tự tin. Vậy hen suyễn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là một bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Nó sẽ khiến cho người bệnh rơi vào tình trạng khó thở hoặc thở một cách khò khè.

Mỗi khi thở, không khí sẽ đi vào phổi thông qua mũi hoặc miệng, đi xuống cổ họng rồi vào đường thở, cuối cùng là phổi. Trong cơ thể của con người có rất nhiều đường thở để dẫn oxy vào trong.

Tình trạng hen suyễn xảy ra khi niêm mạc đường thở bị sưng lên và các cơ xung quanh bị căng ra. Sau đó, các chất nhầy sẽ làm tắc đường thở, ngăn chặn không khí đi vào phổi.

Một số yếu tố gây nên bệnh hen suyễn có thể là các chất gây dị ứng, các chất kích thích, tình trạng căng thẳng kéo dài và một số yếu tố khác.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn

Nguyên nhân chính gây nên bệnh hen suyễn đến nay vẫn chưa được phát hiện. Nhưng các yếu tố được cho rằng đóng vai trò quan trọng trong việc khiến người bệnh rơi vào tình trạng hen suyễn chính là yếu tố môi trường và yếu tố di truyền.

Một số yếu tố khác như nhạy cảm với chất dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như:

  • Hút thuốc khi mang thai: Khi người mẹ hút thuốc trong giai đoạn mang thai, nguy cơ cao sẽ gây nên tình trạng hen suyễn đối với thai nhi. Bản thân người mẹ cũng có khả năng bị hen suyễn khi hút thuốc đang trong giai đoạn thai kì
  • Béo phì: Một vài nghiên cứu cho rằng việc béo phì cũng có thể gây nên bệnh hen suyễn. Cũng trong những bài nghiên cứu này, những người giảm cân thành công sẽ khắc phục được triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Hút thuốc: Bản thân bệnh hen suyễn đã làm tổn thương tới phổi. Và khi hút thuốc, không chỉ gia tăng triệu chứng của bệnh, mà còn gây nhiều bệnh nguy hiểm khác tới phổi
  • Các yếu tố môi trường: Phải chung sống với không khí không lành mạnh cũng có thể gây nên bệnh hen suyễn, cụ thể:
    • Nấm mốc trong nhà
    • Nhiều bụi bặm
    • Không gian bị ảnh hưởng của khói bụi
  • Áp lực: Căng thẳng, áp lực trong công việc có thể gây nên bệnh hen suyễn. Không chỉ vậy, một số cảm xúc quá mức cũng gây nên bệnh như: tức giận, phấn khích. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh hen suyễn dễ xảy ra đối với những bệnh nhân bị trầm cẩm. Căng thẳng kéo dài có thể gây nên hen suyễn mãn tính.

Triệu chứng của bệnh hen suyễn

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh hen suyễn chính là khó thở, hoặc là thở khò khè. Một số triệu chứng khác bao gồm:

  • Thường xuyên ho vào ban đêm, hoặc ho khi cười
  • Cảm thấy bị tức ngực
  • Hay bị hụt hơi
  • Thường xuyên lo lắng hoặc hoảng sợ
  • Cảm thấy mệt mỏi

Cách điều trị hen suyễn

Nguyên tắc trong điều trị hen suyễn chính là việc cải thiện các triệu trứng của bệnh bằng cách sử dụng thuốc và tránh xa các tác nhân gây nên bệnh.

Cách phòng tránh bệnh hen suyễn

Cho đến nay, vẫn chưa có cách điều rị bệnh hen suyễn một cách dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa các tác nhân gây nên bệnh và phòng bệnh từ xa bằng cách:

  • Tránh xa các hóa chất gây hại: Nếu bạn xác định được đâu là hóa chất gây nên những vấn đề mỗi khi bạn thở thì bạn nên tránh xa chúng. Việc tiếp xúc hóa chất quá nhiều có thể gây hen suyễn
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, gây ra cơn hen suyễn như nấm, mốc.
  • Chích ngừa dị ứng: Việc chích ngừa sẽ làm thay đổi hệ thống miễn dịch của bạn, giúp cơ thể bạn trở nên ít nhạy cảm hơn với các tác nhân gây nên bệnh hen suyễn.
  • Uống thuốc dự phòng: Để kiểm soát các triệu chứng, bạn có thể sử dụng thuốc kê đơn từ các bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được bệnh hen suyễn tái phát

Một số bác sĩ khám và điều trị bệnh hen suyễn

  • Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo

  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh

Kết luận

Bệnh hen suyễn là một bệnh mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh từ sớm, bạn nên đến gặp các phòng khám và bác sĩ hô hấp uy tín gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.com, Medicalnewstoday.com

Contact Me on Zalo
Call Now Button