Chẩn đoán và điều trị phù phổi như thế nào?

Phù phổi là một căn bệnh nguy hiểm thuộc chuyên khoa Hô hấp, khi không được điều trị phù phổi trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến người bệnh. Vậy điều trị phù phổi được tiến hành và nên phòng tránh ra sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay sao đây.

Các phương pháp điều trị phù phổi

phù phổi là gì
Ảnh chụp X-quang hiện tượng phù phổi

Phương pháp điều trị phù phổi cấp đầu tiên là cung cấp oxy cho bệnh nhân qua mặt nạ hoặc ống thông mũi. Điều này sẽ làm giảm nhẹ một vài triệu chứng của người bệnh.

Bác sĩ sẽ theo dõi nồng độ oxy của người bệnh một cách chặt chẽ. Đôi khi có thể cần phải hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân bằng máy thở cơ học hoặc máy thở áp lực dương.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của người bệnh cũng như lý do gây ra phù phổi, bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều loại thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu: Các bác sĩ thường kê đơn thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như furosemide, để giảm áp lực do chất lỏng dư thừa trong tim và phổi của bệnh nhân.
  • Morphin: Loại thuốc này có thể được uống hoặc tiêm qua đường tĩnh mạch để giảm triệu chứng khó thở và lo lắng. Nhưng một số bác sĩ tin rằng tai biến khi sử dụng morphin có thể lớn hơn lợi ích mà thuốc mang lại nên thường sử dụng các loại thuốc khác thay thế.
  • Thuốc điều chỉnh huyết áp: Nếu người bệnh bị huyết áp cao hoặc thấp khi bị phù phổi, sẽ được dùng thuốc để giúp kiểm soát tình trạng này. Bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc làm giảm tiền tải và hậu tải của tim bệnh nhân, ví dụ như nitroglycerin và nitroprusside
  • Inotropes: Loại thuốc này được truyền qua đường tĩnh mạch nếu người bệnh đang ở bệnh viện với tình trạng suy tim nặng. Inotropes cải thiện chức năng bơm máu của tim và duy trì huyết áp cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, việc chẩn đoán và điều trị những tình trạng bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh và nguyên nhân gây nên tình trạng suy tim cũng cực kì quan trọng.

Điều trị phù phổi do độ cao (high-altitude pulmonary edema – HAPE)

Cũng như các dạng phù phổi khác, thở oxy thường là phương pháp điều trị đầu tiên. Nếu không có nguồn oxy bổ sung, bạn có thể sử dụng các buồng điều áp di động, có thể giúp bạn hồi phục để di chuyển đến độ cao thích hợp.

Phương pháp điều trị phù phổi cấp do độ cao (HAPE) cũng bao gồm:

  • Ngay lập tức giảm xuống độ cao thấp hơn: Nếu bệnh nhân đang leo núi hoặc đi du lịch ở độ cao lớn và bắt đầu xuất hiện triệu chứng phù phổi do độ cao nhẹ, hãy hạ xuống khoảng 300 đến 1.000 mét nhanh nhất có thể, trong phạm vi cho phép. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng người bệnh, có thể cần hỗ trợ từ đội cứu hộ để đưa xuống núi.
  • Ngừng vận động và giữ ấm cho người bệnh: Hoạt động thể chất và lạnh có thể làm cho phù phổi nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc: Một số người leo núi dùng thuốc theo toa như acetazolamide hoặc nifedipine để giúp điều trị hoặc ngăn ngừa các triệu chứng của phù phổi do độ cao. Để ngăn ngừa tình trạng phù phổi, thuốc được bắt đầu ít nhất một ngày trước khi thay đổi độ cao. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Chú ý: những phương pháp điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ dụng phương pháp phù  hợp nhất đối với người bệnh.

Chẩn đoán phù phổi

Bác sĩ có thể chẩn đoán sơ bộ về phù phổi dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh và kết quả khám sức khỏe tổng quát, điện tâm đồ và chụp X-quang phổi.

Một khi tình trạng của bệnh nhân ổn định hơn, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, đặc biệt là liệu người bệnh đã từng mắc bệnh tim mạch hoặc phổi chưa.

Các xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán phù phổi hoặc để xác định lý do tại sao bạn lại có dịch trong phổi bao gồm

  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Đo oxy xung ký
  • Xét nghiệm khí máu động mạch
  • Xét nghiệm máu peptit natri lợi niệu (B-type natriuretic peptide (BNP)
  • Các xét nghiệm máu khác như công thức máu, đánh giá chức năng thận và tuyến giáp
  • Siêu âm tim và điện tâm đồ
  • Thông tim và chụp mạch vành nếu có nghi ngờ bệnh nhân bị hẹp mạch vành
  • Siêu âm phổi

Cách phòng tránh phù phổi

Thay đổi lối sống lành mạnh là một phần quan trọng của sức khỏe tim mạch và có thể giúp bạn kiểm soát và điều trị phù phổi tốt hơn.

  • Luôn kiểm soát tốt huyết áp
  • Điều trị các bệnh lý nền
  • Không hút thuốc và lạm dụng thức uống có cồn
  • Sử dụng ít muối hơn trong chế độ ăn
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý
  • Kiểm soát cân nặng chặt chẽ
  • Tập luyện thể dục thường xuyên

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị phù phổi

  • Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Khắc Bảo, 20 năm kinh nghiệm, Quận 10, Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Chân Phương, 15 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bác sĩ Chuyên khoa II Lê Hồng Anh, hơn 20 năm kinh nghiệm, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận

Điều trị phù phổi là việc cực kì cần thiết khi người bệnh gặp phải tình trạng trên, nhất là đối với phù phổi cấp. Do đó, khi gặp các triệu chứng của phù phổi, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ Hô hấp gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org