Cách chữa trị ho có đờm kéo dài lâu ngày hiệu quả

Ho có đờm là triệu chứng phổ biến trong các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về triệu chứng này và có thể chữa trị sai cách làm bệnh kéo dài, trầm trọng hơn. Do đó hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về triệu chứng ho đờm cũng như cách điều trị, phòng ngừa trong bài viết này nhé.

Các nguyên nhân gây ho có đờm

Ho là một phản xạ thường gợi ý bệnh lý ở đường hô hấp, ho có thể không có đờm (ho khan) hoặc kèm khạc đờm. Dựa theo thời gian người ta phân ho thành hai loại: ho cấp (thời gian mắc dưới 3 tuần), ho mạn (triệu chứng kéo dài trên 8 tuần). Đờm là dịch tiết ở đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp.

Ho có đờm là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng

Ho có đờm là tình trạng khi đường thở bị viêm, lượng dịch nhầy được tiết ra nhiều và cơ thể không đủ sức để đào thải đờm xuống hệ tiêu hóa. Lúc này, đờm tích tụ nhiều tại vùng họng, kích thích cổ họng và gây phản xạ ho. Cơn ho sẽ giúp đờm được tống xuất bớt ra khỏi cơ thể thông qua mũi và miệng.

Ho có đờm có thể xảy ra ở người lớn và cả trẻ nhỏ, triệu chứng có thể nhẹ, tự khỏi nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài, dai dẳng, khó điều trị nếu không xác định được chính xác nguyên nhân gây ho có đờm để điều trị thích hợp. Tình trạng ho có đờm mạn tính thường là do bệnh lý hô hấp nguy hiểm nên người bệnh phải cẩn trọng, không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay.

Nguyên nhân gây ho có đờm cấp (<3 tuần):

  • Viêm phế quản cấp
  • Viêm phổi
  • Abcess phổi

Nguyên nhân gây ho có đờm mạn (>8 tuần):

  • Viêm phế quản mạn
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Dãn phế quản
  • Ung thư phổi

Bên cạnh đó màu sắc của đờm cũng gợi ý nguyên nhân gây ho đờm:

  • Đờm nhày trong: hen, ung thư, lao 
  • Đờm nhày mủ: viêm phổi (đờm màu vàng: nhiễm tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus; màu xanh: nhiểm trực khuẩn mủ xanh pseudomonas aeruginosa; màu xám: nhiểm phế cầu streptococcus pneumoniae)
  •  Đờm bọt hồng: phù phổi cấp
Màu sắc đờm có thể gợi ý nguyên nhân, tác nhân gây triệu chứng ho có đờm.

Chữa trị ho có đờm như thế nào?

Theo các bác sĩ, khi xác định bệnh nhân bị ho có đờm thì điều quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân để điều trị tận gốc. Người bệnh thường được kê thuốc long đờm, tiêu đờm và chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường sống xung quanh.

Trong bệnh cảnh ho có đờm, người bệnh không được uống thuốc ức chế cơn ho để giảm ho vì sẽ càng làm ứ đọng nhiều đờm nhớt hơn trong cổ họng. Thay vào đó thường bác sĩ sẽ kê các loại thuốc long đờm, tiêu đờm.

Thuốc long đờm: Các thuốc này làm tăng tiết dịch trên đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của các chất tiết. Đồng thời, làm tăng hoạt động của hệ thống lông mao tạo điều kiện cho việc đẩy nhanh các chất nhầy ra khỏi đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc chống lại và loại bỏ những tác nhân kích thích. Đó là các hoạt chất guaifenesin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natri benzoat, terpin hydrate,…

Thuốc tiêu đờm: Các thuốc này làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách phá vỡ, cắt đứt cầu nối disulfit S-S của những sợi mucopolysaccharid, từ đó không làm tăng thể tích hay khối lượng đờm mà chỉ giảm độ nhớt và độ quánh của đờm do đó đờm dễ bị tống ra ngoài khi ho khạc. Đó là các hoạt chất ,…

Xem thêm:

Lưu ý khi sử dụng thuốc long đờm, tiêu đờm:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc, không dùng quá 10 ngày vì dễ gặp tác dụng phụ.
  • Một số tác dụng phụ thường gặp: buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, phát ban, mẩn ngứa.
  • Người hen suyễn cẩn thận khi sử dụng thuốc long đờm, do thuốc có thể khiến bệnh nhân bị co thắt phế quản. Nếu tình trạng này xảy ra thì nên ngưng sử dụng thuốc rồi xin tư vấn của bác sĩ.
  • Những người bị suy nhược cơ thể, không thể ho khạc nhiều cũng không nên sử dụng thuốc vì có thể sẽ gây nên tình trạng ứ đọng đờm làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Trường hợp bệnh nhân muốn giảm ho mà phế quản có nhiều đờm loãng thì phải thực hiện hút đờm nhầy.
  • Nếu đang sử dụng thuốc giảm khả năng bài tiết dịch phế quản hoặc thuốc trị ho thì cũng không nên sử dụng thuốc long đờm.
Thuốc tiêu đờm

Giảm bớt ho đờm bằng các cách sau

Ngoài dùng thuốc thì bệnh nhân có thể phối hợp thêm nhiều việc làm khác để bớt ho đàm, bệnh mau khỏi như:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là nước ấm để làm loãng đờm, giúp tống chất đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Uống đủ nước mỗi ngày, nên dùng nước ấm hơn là nước lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi miệng bằng nước muối để hạn chế viêm nhiễm. 
  • Dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống xung quanh thường xuyên, sạch sẽ để tránh các tác nhân bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
  • Bổ sung nhiều rau sạch và hoa quả vào chế độ ăn để tăng cường hệ miễn dịch. Chanh, mật ong, gừng và tỏi được khuyến cáo là tốt cho người ho đờm.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. 
  • Giữ cho phòng đủ độ ẩm, đặc biệt là khi sử dụng điều hòa. Có thể sử dụng máy tạo ẩm phun sương để làm ẩm không khí liên tục.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm mũi cấp tính.
Tránh xa thuốc lá và những người hút thuốc lá.

Có thể thấy để điều trị ho có đờm tương đối đơn giản, tuy nhiên để tìm được căn nguyên và điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra triệu chứng ho đờm đôi khi không dễ. Thuốc long đờm tiêu đờm là những thuốc hỗ trợ, điều trị triệu chứng bệnh và bệnh nhân cần phối hợp thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để bệnh mau khỏi.


Xem thêm:

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS