Bệnh máu trắng có chữa khỏi không? – 7 phương pháp điều trị hiệu quả  

Bệnh bạch cầu (leukemia hay bệnh máu trắng) là loại ung thư liên quan đến các mô tạo máu, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết, gây tăng sinh tế bào bạch cầu một cách bất thường trong tủy xương. 

Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ giải thích rõ bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh máu trắng là gì, phân loại, dấu hiệu bệnh máu trắng, cũng như phương pháp điều trị giúp bệnh nhân bị máu trắng hiểu rõ và chủ động tầm soát, phát hiện và được can thiệp kịp thời.

Bệnh bạch cầu (leukemia hay bệnh máu trắng) là gì?

Bệnh bạch cầu hay còn được gọi là bệnh máu trắng được định nghĩa là một dạng ung thư liên quan đến các mô tạo máu cụ thể là tuỷ xương và hệ bạch huyết. Bệnh bạch cầu được phân loại theo nhiều cách với nhiều dạng khác nhau và có thể gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. 

Bệnh thường liên quan đến bạch cầu – tế bào đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Quá trình sản xuất, tăng sinh số lượng bạch cầu được lập trình phù hợp theo từng tình trạng sức khoẻ của cơ thể. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh bạch cầu, tủy xương sản xuất mất kiểm soát một lượng tế bào bạch cầu bất thường quá mức cần thiết. 

Nguyên nhân gây ra bệnh máu trắng

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy dường như có sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường liên quan đến nguy cơ mắc bệnh máu trắng ở bệnh nhân. Một số nghiên cứu cho thấy một vài dạng ung thư máu trắng có liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể Philadelphia hoặc các dạng đột biến khác trên ADN tế bào gốc tủy xương gây tăng sinh tế bào máu mất kiểm soát dẫn đến ung thư. 

Đột biến gen trên các mô tạo máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu
Đột biến gen trên các mô tạo máu là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu

Một số yếu tố liên quan đến môi trường cũng được cho là làm gia tăng nguy cơ bệnh máu trắng như: 

  • Tiếp xúc với bức xạ cường độ cao 
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại như benzen,… 
  • Nhiễm vi rút HTLV-1 (Human T-lymphotropic virus-1)

Phân loại bệnh bạch cầu

Mặc dù có nhiều cách phân loại, nhưng thông thường nhất là theo loại tế bào gốc đã chuyển thành ung thư (bạch huyết hoặc tủy xương).

Có thể phân loại bệnh máu trắngtheo mạn tính hoặc cấp tính. Bệnh máu trắng cấp tính tác động đến các tế bào chưa trưởng thành, ngăn cản quá trình biệt hoá và thực hiện chức năng tế bào. Những tế bào này có xu hướng nhân lên nhanh chóng, làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đối với bệnh máu trắng mạn tính thường liên quan đến các tế bào đã trưởng thành hoặc trưởng thành một phần. Những tế bào này thường nhân lên chậm hơn và ít hơn so với bệnh bạch cầu cấp tính, do đó mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng ít hơn.

  • Bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho (Acute lymphocytic leukemia – ALL) là một dạng bệnh bạch cầu cấp tính phát triển từ tế bào gốc lympho chưa trưởng thành. Bệnh có thể xuất hiện cả ở trẻ em và người trưởng thành.
  • Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (Acute myeloid leukemia – AML) là một dạng bệnh bạch cầu cấp tính tủy xương. Tương tự như ALL, cả người trưởng thành và trẻ em đều có thể mắc AML.
  • Bệnh bạch cầu mạn tính dòng lympho (Chronic lymphocytic leukemia – CLL) là một dạng bệnh bạch cầu tiến triển chậm. Bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân cao tuổi và gần như không gặp ở trẻ em.
  • Bệnh bạch cầu mạn tính dòng tủy (Chronic myeloid leukemia – CML) là một dạng bệnh bạch cầu phát triển từ tế bào gốc myeloid đã trưởng thành. Bệnh tiến triển chậm và hiếm gặp ở trẻ em hơn người trưởng thành.
  • Bệnh bạch cầu dòng tiền tế bào lympho B (B-Cell prolymphocytic leukemia – B-PLL) là một loại bệnh bạch cầu hiếm gặp, có nguồn gốc từ dòng tế bào lympho B. Bệnh tiến triển nhanh và thường khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh ung thư tủy xương và ung thư máu khác.
  • Bệnh bạch cầu dòng tiền tế bào lympho T (T-cell prolymphocytic leukemia – T-PLL) là một loại bệnh bạch cầu cực kỳ hiếm và nguy hiểm. Giống như CLL, T-PLL có thể phát triển chậm khi mới được chẩn đoán. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tiến triển thành một dạng nặng hơn và nguy hiểm hơn. Triệu chứng bao gồm tăng số bạch cầu, hạch bạch huyết, gan và lá lách phình to, phát ban da, tích tụ dịch xung quanh phổi và tim.
  • U nguyên bào tế bào đuôi gai plasmacytoid (Blastic plasmacytoid dendritic cell neoplasm – BPDCN) là một loại ung thư liên quan đến tế bào đuôi gai plasmacytoid – loại tế bào thuộc hệ thống miễn dịch, thường được tìm thấy trong da, tủy xương, máu và lá lách. Mặc dù có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường phổ biến ở bệnh nhân lớn tuổi (>70 tuổi).
  • Bệnh bạch cầu tế bào lông (Hairy cell leukemia – HCL) là dạng bệnh bạch cầu với sự xuất hiện số lượng lớn quá tế bào lympho B bất thường. Bệnh thường được chẩn đoán ở bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên và nhiều hơn ở nam giới so với nữ giới. 
  • Và một số dạng bệnh bạch cầu khác.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh máu trắng

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu không có triệu chứng. Triệu chứng ban đầu thường nhẹ và tiến triển chậm.

Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Mệt mỏi và/hoặc thiếu máu (da tái xanh, mệt mỏi và khó thở)
  • Nhiễm trùng (miệng đầy vết loét, đau họng, sốt, đổ mồ hôi, ho, tiểu nhiều lần kèm dễ kích ứng, vết cắt và trầy xước dễ nhiễm trùng, và dễ nổi mụn mủ)
  • Dễ bị sưng phù và chảy máu
Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu bệnh máu trắng cần lưu ý
Sưng hạch bạch huyết là một trong những dấu hiệu bệnh máu trắng cần lưu ý

Một số triệu chứng ít gặp khác bao gồm:

  • Đau xương
  • Nướu sưng và nhức 
  • Da nổi mẩn
  • Đau đầu
  • Giảm thị lực
  • Buồn nôn
  • Phù hạch bạch huyết
  • Phù lách, có thể gây đau hoặc khó chịu
  • Đau ngực

Bệnh máu trắng – Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Khi có bất kỳ triệu chứng nào kéo dài khiến người mắc cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Triệu chứng của bệnh bạch cầu thường mơ hồ và không cụ thể. Người bệnh có thể bỏ sót các triệu chứng sớm của bệnh vì các triệu chứng này có thể giống với triệu chứng của cảm cúm và các bệnh thông thường khác.

Đôi khi, bệnh bạch cầu có thể được phát hiện từ các xét nghiệm máu trong một số tình huống kiểm tra sức khoẻ khác. 

Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán bệnh máu trắng
Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán bệnh máu trắng

Chẩn đoán bệnh máu trắng

Bệnh nhân sẽ được tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm sau để giúp chẩn đoán và xác định bệnh bạch cầu:

  • Thăm khám thể trạng: Bệnh nhân được thăm khám các dấu hiệu về thể chất của bệnh bạch cầu, chẳng hạn như da nhợt nhạt do thiếu máu, sưng hạch bạch huyết, và tăng kích thước gan, lá lách.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu giúp xác định sự hiện diện của các tế bào bạch cầu trong máu và số lượng, mật độ tế bào so với một người khỏe mạnh.
  • Xét nghiệm tủy xương: Một mẫu nhỏ tủy xương được lấy từ xương chậu bằng công cụ chuyên dụng. Đây là thủ thuật có thể gây khó chịu hoặc đau đớn, do đó bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc gây tê hoặc thuốc giảm đau. Đối với trẻ em thường sẽ được gây mê để thực hiện quy trình lấy mẫu.
  • Chụp X-quang ngực: Xét nghiệm nhằm kiểm tra các cơ quan như tim và phổi, cũng như quan sát hạch bạch huyết có bị sưng to hay không.
  • Chọc dò tủy sống: Xét nghiệm sẽ đánh giá các tế bào bạch cầu bất thường đã di chuyển vào dịch não tủy hay chưa. 
Chọc dò tủy sống là một trong những xét nghiệm nhằm đánh giá khả năng di căn của các tế bào ung thư
Chọc dò tủy sống là một trong những xét nghiệm nhằm đánh giá khả năng di căn của các tế bào ung thư

Điều trị bệnh bạch cầu

Việc điều trị bệnh bạch cầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ xác định các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu (ung thư máu trắng) dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và loại bệnh bạch cầu, cũng như tình trạng di căn sang các phần khác của cơ thể của bao gồm hệ thần kinh trung ương để quyết định điều trị. 

Những liệu pháp thường được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu bao gồm:

  • Hóa trị: Là phương pháp chính trong điều trị bệnh máu trắng, sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào bệnh bạch cầu. Tùy theo loại bệnh bạch cầu, có thể sử dụng một hoặc nhiều thuốc kết hợp lại. Những loại thuốc này có thể có dạng viên uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
  • Sử dụng thuốc nhắm trúng đích: Thuốc được sử dụng sẽ tác động chính xác đến các tế bào ung thư và không gây hại hoặc rất ít đến các tế bào bình thường khác. 
  • Điều trị bằng tia xạ: Sử dụng tia X hoặc các tia năng lượng cao khác để gây tổn thương cho các tế bào bất thường và ngăn chặn sự phát triển của bệnh. 
  • Cấy tủy xương: Còn được gọi là cấy tủy gốc, giúp tái sinh các tế bào gốc khỏe mạnh bằng cách thay thế tủy xương của bệnh nhân bằng tế bào gốc không bị bệnh, tạo ra tủy xương khỏe mạnh.
  • Liệu pháp miễn dịch sẽ thúc đẩy hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư.
  • Liệu pháp tế bào CAR-T: Là phương pháp sử dụng tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm giúp tăng khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư. 
  • Thử nghiệm lâm sàng các liệu pháp điều trị ung thư mới và áp dụng liệu pháp hiện có theo hướng mới, việc thử nghiệm này sẽ mang lại cả lợi ích và rủi ro không rõ ràng. Do đó, người bị máu trắng cần  thảo luận cùng bác sĩ để lựa chọn hướng điều trị phù hợp.
máu trắng
Hoá trị là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh bạch cầu hiện nay

Chăm sóc giảm nhẹ

Trong một số trường hợp bệnh máu trắng, bác sĩ điều trị có thể sẽ đề xuất với bệnh nhân về các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

Ngoài việc làm chậm quá trình lan rộng của bệnh bạch cầu, liệu pháp này có thể giúp bệnh nhân thuyên giảm các cơn đau và  kiểm soát các triệu chứng khác. 

Quản lý tác dụng không mong muốn 

Việc điều trị bệnh máu trắng có thể gây ra các tác dụng phụ và mức độ nặng khác nhau. Các tác dụng không mong muốn này sẽ xuất hiện tuỳ thuộc vào phương pháp điều trị và cá thể bệnh nhân khác nhau. 

Việc sử dụng các loại thuốc hóa trị tác động vào cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh đang phân chia nhanh có thể gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, rụng tóc và buồn nôn. Tác dụng phụ sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại thuốc được sử dụng, các phản ứng này hầu hết đều là tạm thời và có thể hạn chế, phòng ngừa được.

Tóm lại, tuỳ theo tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị khác nhau, việc điều trị bệnh máu trắng cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia y tế thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm đảm bảo đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và ít tác dụng có hại nhất cho bệnh nhân.


Câu hỏi thường gặp 

u003cstrongu003eBệnh máu trắng có chữa được không?u003c/strongu003e

Bệnh bạch cầu có thể được chữa hoặc kiểm soát tùy thuộc vào loại bệnh, tình trạng sức khỏe và đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Điều trị có thể bao gồm hóa trị, xạ trị, cấy tủy xương, và các phương pháp mới như CAR-T cell therapy.

u003cstrongu003eBệnh máu trắng có di truyền không?u003c/strongu003e

Bệnh bạch cầu có thể có liên quan yếu tố di truyền, nhưng cũng  phụ thuộc vào vào các yếu tố khác nhau tùy theo loại bệnh. Có một số loại bệnh bạch cầu có liên quan đến di truyền, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều di truyền. Yếu tố di truyền thường được kết hợp với các yếu tố môi trường và khác nhau trong từng trường hợp.

u003cstrongu003eBệnh máu trắng ở trẻ em có chữa được không?u003c/strongu003e

Việc điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em còn tùy theo loại và tình trạng của bệnh. Tuy nhiên, việc “chữa dứt điểm hoàn toàn” có thể khó khăn, nhất là khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Quá trình chữa trị thường kéo dài và yêu cầu sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa.

u003cstrongu003eBệnh máu trắng có nguy hiểm không?u003c/strongu003e

Bệnh máu trắng có thể nguy hiểm tùy thuộc vào loại và mức độ nặng của bệnh. Các triệu chứng như suy giảm hệ miễn dịch, thiếu máu, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết có thể gây ra tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe và đời sống hàng ngày của người bệnh. Việc kiểm tra sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

u003cstrongu003eBệnh máu trắng có lây không?u003c/strongu003e

Bệnh máu trắng không lây truyền qua tiếp xúc thông thường. Bệnh xuất phát từ sự đột biến di truyền trong tế bào máu và không có nguy cơ lây từ người này sang người khác.


Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về bệnh máu trắng (bệnh bạch cầu), cách phân loại, các dấu hiệu và triệu chứng, giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân của bạn mắc phải tình trạng trên hoặc có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.