Truyền máu và những thông tin bạn cần biết

Truyền máu là một hình thức bổ sung máu cho cơ thể dưới dạng máu toàn phần hoặc các chế phẩm của máu. Hệ thống ngân hàng máu quốc gia sẽ tiếp nhận máu từ người hiến, sàng lọc, kiểm tra và truyền cho người bệnh. Ngày nay các htur thuật đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối, truyền máu cũng không phải là một ngoại lệ, hãy cùng Docosan tìm hiểu về hình thức điều trị này nhé.

Truyền máu là gì?

Truyền máu là một cách bổ sung máu cho cơ thể sau khi bị bệnh hoặc chấn thương, nói cách khác khi có sự thiếu hụt lưu lượng máu hoặc nhiễm trùng/ nhiễm độc máu cần phải lọc máu. Truyền máu có thể máu toàn phần hoặc các chế phẩm của máu như huyết tương, bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu… dựa vào chỉ định của bác sĩ lâm sàng.

Máu được truyền phải đáp ứng tương thích với máu của người nhận. Một trong những vấn đề tương thích quan trọng nhất đó chính là nhóm máu.

Nguyên tắc cho máu

Người hiến máu phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhất định mới có thể hiến máu.

  • Cơ thể khỏe mạnh, cân nặng phải đạt tối thiểu 45kg (với nam) và 42kg (với nữ), độ tuổi có thể hiến máu từ 18-60 tuổi.
  • Không có rối loạn huyết động tại thời điểm kháng sàng lọc như mạch nhanh, huyết áp cao.
  • Mỗi lần hiến lượng máu không được vượt quá 9 ml/kg, mỗi lần hiến cách nhau 12 tuần (3 tháng), tức la một năm bạn sẽ có tối đa 4 lần hiến máu.
  • Không tiêm vacxine hay sử dụng kháng sinh trong thời gian gần đây.
  • Không có quan hệ tình dục đồng giới không an toàn.
  • Hiện tại một số cơ sở hiến máu có sử dụng đo lượng Hemoglobin trực tiếp tại buồng sàng lọc để kiểm tra người hiến có bị thiếu máu không.

Mẫu máu được chọn là mẫu máu trùng với nhóm người bệnh cần (đựa trên hệ nhóm máu ABO và Rh), đồng thời sau khi thực hiện các test HIV, viêm gan B,C, giang mai đều âm tính (miễn phí). Ở mỗi lần hiến máu bạn sẽ được hỗ trợ các chi phí cũng như thực phẩm, đồng thời bạn có thể lựa chọn truyền lại phần máu đó của mình trong trường hợp bạn đang cần phải truyền máu.

Một số chỉ định truyền máu

  • Mất nhiều máu: tai nạn, phẫu thuật, bệnh lý xuất huyết (thường lấy mốc 30% thể tích máu).
  • Thiếu máu mặng: sốt rét, nhiễm kí sinh trùng
  • Nhiễm khuẩn nhiễm trùng huyết nặng (lọc máu)
  • Bệnh tạo máu: ung thư máu, thiếu men G6PD
  • Bỏng nặng
  • Thay máu
  • Nồng độ các thành phần trong máu quá thấp: bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu ở mức có chỉ định của bác sĩ lâm sàng sẽ được truyền các chế phẩm riêng theo từng loại tế bào bị giảm số lượng.
Chỉ đình truyền máu

Những chú ý khi truyền máu

Bạn cần phải báo ngay cho nhân viên y tế nếu xuất hiện nhũng triệu chứng sau tại thời điểm truyền máu:

  • Khó thở, thở mệt
  • Đau nơi kim đầm vào
  • Sốt, lạnh run
  • Ngứa nhiều, liên tục gây khó chịu.

Bởi vì những triệu chứng này là dấu hiệu dự báo nguy cơ:

  • Phản ứng dị ứng: Có thể gặp phản ứng dị ứng với máu nhận được, kể cả khi đó là nhóm máu chính xác, có thể có cảm giác ngứa và nổi ban.
  • Phản ứng tan máu miễn dịch cấp tính: Hiếm gặp, là một tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể tấn công các tế bào hồng cầu trong máu đã nhận được, thường diễn ra trong hoặc ngay sau khi bạn truyền máu. Các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc đau ở ngực hoặc thắt lưng, nước tiểu sậm màu.
  • Bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ.
  • Phản ứng phản vệ: Xảy ra trong vòng vài phút sau khi bắt đầu truyền máu và có thể đe dọa tính mạng. Bạn có thể bị sưng mặt, cổ họng, khó thở và huyết áp thấp.
  • Tổn thương phổi cấp tính: Cũng hiếm gặp, nhưng là một biến chứng có thể gây tử vong. Tình trạng này xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi bắt đầu truyền máu, dưới dạng sốt và tụt huyết áp. Biến chứng làm tổn thương phổi của người truyền máu. Nguyên nhân có thể được gây ra bởi các kháng thể hoặc các chất khác trong máu truyền cho người bệnh.
  • Nhiễm trùng qua đường máu: Vì tất cả máu trước khi đem truyền đều đã được kiểm tra kĩ lưỡng nên biến chứng nhiễm trùng thường rất hiếm, ít gặp. Một số tác nhân có thể kể đến HIV, virus viêm gan B,C, giang mai,…

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

  1. Hướng dẫn hoạt động truyền máu, Bộ Y tế
  2. Blood Transfusion: What to Know If You Get One, WebMD.com