Tại sao bị suy nhược cơ thể? Đọc ngay 4 nguyên nhân này

Bị suy nhược cơ thể là tình trạng sức khỏe thường gặp ở tất cả các đối tượng, điển hình với các dấu hiệu và triệu chứng mệt mỏi kéo dài cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ giải thích rõ suy nhược cơ thể là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng, cách chữa suy nhược cơ thể giúp bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần.

Bị suy nhược cơ thể là gì?

Theo định nghĩa của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, bị suy nhược cơ thể (asthenia) là trạng thái đặc trưng bởi cảm giác yếu ớt và mất năng lượng dẫn đến sự mệt mỏi toàn thân. Việc vận động từng bộ phận của cơ thể như tay, chân, thân người,… trở nên khó khăn như bị thiếu năng lượng, thậm chí có thể bị co cơ, chuột rút. Cơ thể bị suy nhược có thể xuất hiện tạm thời hoặc mãn tính kéo dài tùy theo nguyên nhân gây ra. 

Nguyên nhân bị suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể được mô tả là tình trạng mệt mỏi và cảm giác yếu ớt ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể cần lưu ý như sau:

Một số tình trạng bệnh lý dẫn đến suy nhược cơ thể

  • Cảm cúm 
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Thiếu máu
  • Bệnh celiac
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Đau cơ xơ hóa 
  • Trầm cảm 
  • Rối loạn lo âu 
  • Đái tháo đường 
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ung thư 
  • Đột quỵ 
  • Nhồi máu cơ tim 
  • Thiếu hụt vitamin B12
  • Suy tim 

Cơ thể bị suy nhược có xuất hiện dai dẳng trong một thời gian dài, tuy nhiên đối với một số bệnh lý nguy hiểm cần xử trí y tế kịp thời như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp,… tình trạng suy nhược cơ thể có thể xảy ra ngay tức thì.

Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc

Một số thuốc có tác dụng không mong muốn dẫn đến bị suy nhược cơ thể ở người sử dụng như: 

  • Thuốc an thần trong điều trị rối loạn lo âu
  • Thuốc chống trầm cảm 
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc hóa trị 
  • Thuốc gây nghiện hoặc các thuốc hướng thần

Trong một số trường hợp việc sử dụng thuốc khác hoặc các loại vitamin quá liều cũng có thể dẫn đến tình trạng cơ thể suy nhược.

Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể

Một số tình trạng thường xuất hiện nhiều hơn khi càng lớn tuổi có thể dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể như:

  • Các bệnh lý về cơ 
  • Viêm khớp
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Rối loạn giấc ngủ
bị suy nhược cơ thể
Tuổi tác càng cao càng dễ bị suy nhược cơ thể

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến bị suy nhược cơ thể bao gồm:

  • Tổn thương thần kinh hoặc cơ – xương
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến thần kinh hoặc cơ-xương
  • Nhiễm độc
  • Chế độ ăn không lành mạnh, thiếu cân bằng dinh dưỡng
  • Lối sống thụ động, ít tập thể dục 

Dấu hiệu và triệu chứng bị suy nhược cơ thể

Mệt mỏi, yếu sức theo từng bộ phận trên cơ thể

Cảm giác yếu ớt, đuối sức, mất năng lượng ở một vài phần trên cơ thể khiến việc vận động trở nên khó khăn hơn như:

  • Chuyển động chậm hoặc bị trì hoãn  
  • Run không kiểm soát hoặc run liên tục 
  • Run giật, chuột rút cơ

Mệt mỏi, yếu sức toàn thân hoặc có cảm giác như bị cảm cúm

Việc trải qua các triệu chứng mệt mỏi toàn thân, người mắc cũng có thể kèm theo các triệu chứng sau: 

Sốt 

Đau nhức tại một số chỗ trên cơ thể 

Triệu chứng giống cảm cúm (đau nhức người, đau đầu, ớn lạnh,…)

bị suy nhược cơ thể
Dấu hiệu bị suy nhược cơ thể có thể tương tự như bệnh cảm cúm

Một số triệu chứng cần sự thăm khám của bác sĩ càng sớm càng tốt 

  • Chóng mặt
  • Hoa mắt
  • Mất nhận thức, lú lẫn
  • Khó nói
  • Thay đổi thị lực
  • Đau ngực
  • Khó thở

Chẩn đoán và lựa chọn điều trị cho người bị suy nhược cơ thể

Có nhiều phương pháp điều trị cho tình trạng suy nhược cơ thể. Việc xác định nguyên nhân gốc rễ là bước quan trọng, giúp các nhà thực hành lâm sàng đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho người bị suy nhược cơ thể.

Chẩn đoán suy nhược cơ thể 

Một số đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng có thể được chỉ định để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị suy nhược cơ thể nếu cần thiết:

  • Thăm hỏi, đánh giá dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng
  • Xét nghiệm nước tiểu, công thức máu
  • Trong trường hợp người đến khám xuất hiện các triệu chứng đau kèm theo có thể được chỉ định thêm một số chỉ định như: X-quang; Chụp cộng hưởng từ (MRI); Chụp cắt lớp (CT); Siêu âm,…

Trong trường hợp người đến thăm khám có dấu hiệu, triệu chứng của suy nhược cơ thể và kèm theo tiền sử đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như đo điện não hoặc điện tâm đồ. 

Sự khác biệt giữa suy nhược cơ thể (asthenia) và mệt mỏi (fatigue) 

Suy nhược cơ thể đặc trưng bởi cảm giác yếu sức và mất năng lượng dẫn đến sự mệt mỏi toàn thân cả về thể chất lẫn tinh thần.

Mệt mỏi (fatigue) là thuật ngữ dùng để miêu tả tình trạng thiếu năng lượng để tham gia vào các hoạt động hàng ngày, ngay cả sau khi đã có đủ giấc ngủ.

Giống với suy nhược cơ thể, có nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau có thể gây ra mệt mỏi. Đây cũng có thể là triệu chứng phổ biến xuất hiện trong các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác nhau như ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,.

Lựa chọn điều trị suy nhược cơ thể 

Sau khi xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, bác sĩ sẽ dựa trên các hướng dẫn phù hợp để ra quyết định điều trị. Các nguyên nhân thông thường dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể và các phương pháp điều trị tương ứng:

bị suy nhược cơ thể
Thăm khám bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu suy nhược cơ thể để được tư vấn chính xác và điều trị kịp thời

Do mất nước

  • Uống đủ nước
  • Trong một số trường hợp mất thể dịch nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị tại bệnh viện bằng phương pháp truyền dịch
  • Sử dụng thuốc tăng áp 

Do thiếu máu

  • Bổ sung sắt nếu liên quan đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
  • Truyền máu nếu thiếu máu nghiêm trọng 

Do ung thư 

Bệnh nhân sẽ được điều trị theo phác đồ hiện hành tùy theo loại và tình trạng bệnh như: hóa trị, xạ trị, dùng thuốc nhắm trúng đích, phẫu thuật,…

Nhồi máu cơ tim 

Bác sĩ điều trị sẽ đưa hướng xử trí kịp thời giảm thiểu những tổn thương cho bệnh nhân.

Cách phòng ngừa tình trạng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể có thể liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, có lẽ cách phòng ngừa hiệu quả nhất là ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Các biện pháp phòng ngừa khác có thể bao gồm:

  • Tăng cường tập thể dục, hoạt động thể chất
  • Chế độ ăn uống điều độ, sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Điều trị các tình trạng rối loạn giấc ngủ liên quan nếu có
  • Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung như sắt, axit folic hoặc vitamin B12,…
  • Hạn chế sử dụng, hoặc giảm lượng caffein và thức uống có cồn
  • Đến ngay phòng khám nếu xuất hiện các bất thường liên quan đến sức khỏe
bị suy nhược cơ thể
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý là phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng bị suy nhược cơ thể

Câu hỏi thường gặp

Suy nhược cơ thể nên làm gì?

Đối với suy nhược cơ thể, việc tìm hiểu và điều trị nguyên nhân gây ra là điều quan trọng. Người bị suy nhược cơ thể cần lưu ý chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, cần đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi điều độ. Tham gia các hoạt động thể chất, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Nếu có bất kỳ triệu chứng hay vấn đề sức khỏe cụ thể, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Suy nhược cơ thể bao lâu thì khỏi?

Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân gây ra suy nhược, mức độ, chế độ điều trị và sức khỏe tổng thể của từng người. Trong trường hợp nhẹ, suy nhược cơ thể có thể tự khỏi trong vài ngày đến vài tuần thông qua việc nghỉ ngơi và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc liên quan đến các bệnh lý, quá trình hồi phục có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn tùy theo mức độ đáp ứng điều trị của từng cá thể và phương pháp điều trị.

Tại sao bị suy nhược cơ thể?

Suy nhược cơ thể có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm căng thẳng, mệt mỏi do áp lực công việc, cuộc sống thường nhật, thiếu ngủ, chế độ ăn uống không cân đối, thiếu dinh dưỡng, suy giảm chức năng cơ, xương và các cơ quan khác trong cơ thể, bệnh lý hoặc do tác dụng không mong muốn của một số thuốc. Để xác định nguyên nhân cụ thể của suy nhược cơ thể, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Suy nhược cơ thể có mấy cấp độ?

Hiện nay vẫn chưa có một phân loại chính thức nhất định về cấp độ suy nhược cơ thể. 

Cách nhận biết suy nhược cơ thể?

Các dấu hiệu của suy nhược cơ thể bao gồm mệt mỏi kéo dài, yếu sức, khả năng tập trung kém, mất cân bằng cảm xúc,… Nếu xuất hiện những triệu chứng này và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được đánh giá và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Suy nhược cơ thể để lâu có sao không?

Suy nhược cơ thể lâu dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tình trạng này có thể do một bệnh lý nhất định gây ra. Do đó, cần xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, mang lại kết quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân.


Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu của suy nhược cơ thể và cách chữa suy nhược cơ thể. Nếu bạn hoặc người thân của bạn mắc phải tình trạng trên hoặc có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên Docosan.com.