Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang? Tham khảo bài viết dưới đây của DiaB để tìm câu trả lời nhé!

Góc giải đáp: Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe hơn khoai tây nhưng chúng vẫn chứa một lượng carbonhydrate. Vậy người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không? Tham khảo bài viết dưới đây của DiaB để tìm câu trả lời nhé!

Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang hiện có nhiều loại khác như: khoai tím, khoai vàng, khoai trắng, khoai mật, khoai lang giống Nhật Bản,… đều rất giàu vitamin A, B6, C, Kali và chất xơ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang vàng chứa nhiều beta carotene, khoai lang tím chứa nhiều anthocyanin. Đây đều là những chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Vì thế, khoai lang đượcxem là nguồn cung cấp carbohydrate tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

bị tiểu đường có nên ăn khoai lang

Bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một củ khoai lang cỡ vừa (114g) được nấu chín sẽ có thành phần dinh dưỡng như: 

  • Lượng calo: 103
  • Carbohydrate: 24g
  • Chất đường: 7g
  • Chất xơ: 4g
  • Chất đạm: 2g
  • Chất béo: 0g
  • Natri: 41mg
  • Kali: 542mg
  • Vitamin C: 22mg
  • Vitamin A: 1.100mcg

=> Xem thêm: Thực đơn dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường

Khoai lang tác động như thế nào đến lượng đường trong máu?

Trong khoai lang có chứa hàm lượng carbohydrate cao, ít protein và chất béo nên nếu ăn nhiều chúng có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, đường huyết tăng bao nhiêu còn tùy thuộc vào tổng lượng ăn, cách chế biến và các thực phẩm kết hợp ăn cùng. Vậy người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không?

Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù khoai lang có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng khôngnên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hằng ngày. Thay vào đó, nên chú ý đến các thực phẩm có chứa chất béo và protein khi kết hợp ăn cùng với khoai lang. Tốt nhất nêntham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để xác định được lượng thức ăn phù hợp.

Bị tiểu đường có nên ăn khoai lang

Như đã nói ở trên, ăn khoai lang có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vậy bị tiểu đường có nên ăn khoai lang? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người đái tháo đường vẫn có thể ăn khoai lang, bởi trong khoai lang có chứa hàm lượng khá lớn chất xơ và protein. 

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến số lượng ăn và cách chế biến. Theocác chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang luộc có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn so với khoai lang nướng. Bên cạnh đó, khoai lang nguyên vỏ sẽ chứa nhiều chất xơ hơn khoai lang đã được gọt vỏ.

Người tiểu đường nên ăn khoai lang thế nào?

Khoai lang chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp người đái tháo đường no lâu hơn, giúp giảm thiểu lượng thức ăn và duy trì lượng đường huyết ổn định. Tuy nhiên, do khoai lang chứa nhiều carbs (trong 100g khoai lang có 28,5g carbs) vì thế người bệnh nên ăn ở mức độ vừa phải.

Người đái tháo đường nên ăn khoai lang thế nào?

Người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bữa ăn người đái tháo đường nên ăn ít hơn 200g khoai lang được chế biến bằng cách luộc hoặc hấp. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm khác như rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin, chất xơ, và không nên ăn khoai lang thường xuyên.

Ngoài ra, người đái tháo đường cần đo đường huyết thường xuyên, tập thể dục đều đặn với cường độ vừa phải, tham khảo thực đơn dinh dưỡng từ các chuyên gia hoặc từ các ứng dụng kiểm soát đường huyết cho người đái tháo đường,…Với những thông tin qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho vấn đề người bị tiểu đường có nên ăn khoai lang không? Khoai lang cung cấp nhiều dinh dưỡng, người đái tháo đường cần lưu ý khi bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, ổn định đường huyết và ngăn ngừa tiến triển các biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt, suy thận.