Huyết tương là gì? Trường hợp nào cần truyền huyết tương?

Huyết tương là một trong những thành phần có trong máu, chiếm đến 65% tổng lượng máu trong cơ thể. Chất này đảm nhận nhiều vai trò và chức năng quan trọng trong việc vận hành một số dưỡng chất từ quan này đến cơ quan khác cũng như phản ánh thực tế tình trạng sức khỏe thông qua việc xét nghiệm. Cùng Docosan tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác liên quan đến vấn đề này.

Huyết tương là gì?

Huyết tương là một dung dịch lỏng có trong máu. Chúng có màu vàng nhạt, chiếm 54% tổng lượng máu trong cơ thể con người. Tuy nhiên, màu sắc của chúng có thể thay đổi tùy vào thời điểm và trạng thái sinh lý của cơ thể. Chẳng hạn như, sau khi ăn thì màu huyết tương có thể chuyển sang đục, sau vài tiếng thì trở lại màu vàng chanh.

Trong trường hợp huyết tương đã chuyển sang màu đục thì không thể sử dụng để truyền máu cho đối tượng khác. Nếu truyền phải thì khả năng dị ứng và gây sốc xảy ra là rất cao. Điều này sẽ vi phạm đến nguyên tắc truyền máu.

huyết tương
Huyết tương là một dung dịch lỏng, màu vàng, chiếm từ 55 – 65% tổng thể tích trong máu của cơ thể

Thành phần của huyết tương

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, trong huyết tương có đến 90% là nước, 10% còn lại là protein huyết tương, thành phần hữu cơ và muối vô cơ khác:

  • Các chất hữu cơ: Thành phần hữu cơ có trong huyết tương khá đa dạng với hàm lượng thấp. Chủ yếu là vitamin, amino acid, glucose, một số loại peptide điều hòa steroid hormone và lipid,…
    • Protein huyết tương: Huyết tương chứa rất nhiều protein hòa tan và chúng chiếm khoảng 7%. Trong đó albumin, globulin và fibrinogen là các protein quan trọng trong huyết tương. Các protein khác nhau hợp thành nhiều yếu tố khác nhau, do đó các chức năng của protein rất phong phú.
    • Lipid huyết tương: Lipid huyết tương không có ở dạng tự do, ngoài một lượng nhỏ acid béo tự do, diglyceride, triglyceride, cholesterol thì lipid của huyết tương kết hợp với protein tạo thành chất hòa tan lipoprotein. Các lipid huyết tương có vai trò: vận chuyển, dinh dưỡng
    • Carbohydrate huyết tương: chủ yếu tồn tại ở dạng glucose tự do hoặc những chất chuyển hóa của nó (lactate) và một số protein chứa đựng đường. Do đó đây là nguồn nguyên liệu quan trọng của tế bào, đặc biệt là não và tim. Do đó chức năng chủ yếu của carbohydrate huyết tương là dinh dưỡng.
    • Vitamin huyết tương: Trong huyết tương có hầu hết các vitamin, vitamin huyết tương là nguồn cung cấp cho tế bào. Hàm lượng của vitamin phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mỗi người.
  • Muối khoáng: Ngoài protein và thành phần hữu cơ, trong huyết tương còn có sự tồn tại của nhiều muối khoáng như canxi, natri, kali,… Tuy nhiên, chúng chỉ chiếm một lượng nhỏ không đến 1%. (0.75% huyết tương) nhưng không vì số lượng ít mà không quan trọng. Các chất điện có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sống cũng như sự sống của cơ thể.
    • Mỗi chất điện giải đều giữ vai trò rất quan trọng:
      • Ion Na+, Cl- có tác dụng tạo áp suất thẩm thấu, quyết định sự phân phối nước giữa bên trong và bên ngoài tế bào cơ thể.
      • Ion K+ có tác dụng lớn trong sự hưng phấn thần kinh, co bóp của cơ, đặc biệt là cơ tim
      • Ion Ca++: rất cần cho sự phát triển của xương và răng, quá trình đông máu; hưng phấn cơ thần kinh;
      • Photpho có tác dụng quan trọng trong việc giữ cân bằng điện giải trong hồng cầu và điều hòa cân bằng acid kiềm.

Ngoài ra, cần chú ý đến pH của máu phụ thuộc vào nồng độ các chất điện giải trong huyết tương, và chủ yếu phụ thuộc vào H+ và HCO3-. Khi có sự thay đổi nồng độ các chất điện giải, có thể gây rối loạn điều hòa pH của máu và sẽ dẫn đến sự rối loạn chuyển hóa trong tế bào, dẫn đến tử vong.

Vai trò của huyết tương trong cơ thể con người

Vì là một phần có trong máu nên huyết tương giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Chính vì lẽ đó là chất này được ứng động rộng rãi trong y học hiện đại.

Vận chuyển

Là một trong những nhiệm vụ chủ đạo của huyết tương. Huyết tương có nhiệm vụ vận chuyển các hoạt chất quan trọng từ cơ quan này đến cơ quan khác, chủ yếu là oxy, protein, sắt, hormone, glucose, …

Kháng khuẩn

Các gamma globulin có vai trò quan trọng trong chức năng cảm bệ cơ thể, nó là những kháng thể có tác dụng trung hòa các kháng nguyên, tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đó là cá globulin miễn dịch Ig bao gồm 5 loại đó là: IgG, IgA, IgM, IgD, IgE. Nồng độ Ig trong huyết tương tăng chứng tỏ cơ thể đang phản ứng lại các kháng nguyên và giảm trong các bệnh chức năng của các lympho giảm sút nhưng trong các bệnh bạch cầu.

Cầm máu

Thành phần Fibrinogen có trong huyết tương tham gia vào quá trình đông máu. Các yếu tố đông máu của huyết tương là protein. tất cả những yếu tố đó đều thuộc globulin globulin và do gan sản xuất. Sự hoạt hóa các yếu tố gây đông máu làm biến đổi fibrinogen thành fibrin (sợi huyết) tham gia hình thành cục máu đông.

Tạo áp suất keo của máu

Thành phần Albumin có trong protein huyết tương sẽ cung cấp áp thẩm thấu cho phần dung dịch lỏng trong máu. Điều này giúp ngăn máu tràn vào các mô và tế bào. Ngoài ra, Albumin còn đảm nhiệm vai trò hút nước lưu thông để điều hoà phần nước trong máu.

Đặc biệt, ở các đối tượng mắc bệnh gan, thành phần Albumin có tình trạng suy giảm. Lúc này, áp suất keo của máu giảm xuống, lượng nước có trong máu bị thoát ra ngoài. Nghiêm trọng hơn là đọng lại những khoảng gian bào, từ đó gây ra hiện tượng phù gan.

Trong huyết tương còn có một số các chất khác như ure, creatinin,… là những sản phẩm bài tiết của các tế bào. Các acid amin tự do là những nguyên liệu cần thiết cho hoạt động tạo hình và sinh ra năng lượng của tế bào. Một số enzyme là những thành phần nội bào cũng có nồng độ nhất định trong huyết tương, sẽ tăng trong những bệnh như viêm gan do virus, tắc mạch vành.

Với nhiều chức năng quan trọng được nêu trên, số lượng mỗi thành phần trong huyết tương đền được quản lý rất chặt chẽ. Tỷ lệ của các protein trong huyết tương là một hằng số, khi tỷ lệ này thay đổi đều có thể phản ảnh bản thân có bệnh lý hoặc đó là nguyên nhân của những bệnh lý.

Huyết tương và huyết thanh khác nhau ra sao?

Mặc dù huyết tương và huyết thanh là thành phần chính có trong máu nhưng về bản chất thì chúng hoàn toàn khác nhau. Một trong những điểm khác biệt rõ ràng nhất giúp bạn phân biệt được hai chất này là huyết thanh thường có màu sữa đục trong khi đó huyết tương bị lấy đi mất yếu tố đông máu fibrinogen.

Bên cạnh đó, hai chất này còn khác nhau ở nhiều đặc điểm khác, như:

  • Thành phần: Huyết thanh là dung dịch lỏng của máu sau khi trải qua quá trình thực hiện đông máu. Còn huyết tương là một chất lỏng trong máu với đặc tính trong suốt và có màu vàng. Thành phần của huyết tương có chứa chất đông máu nhưng huyết thanh thì công có
  • Sự sắp xếp tế bào: Các tế bào trong huyết tương bị treo lơ lửng và tách biệt. Ở huyết thanh, vì có sự hình thành cục máu đông nên các tế bào được liên kết với nhau
  • Số lượng: Huyết tương chiếm 55 – 65% tổng lượng máu trong cơ thể. Huyết thanh chiếm thiểu số
  • Quá trình tách chiết: Chỉ thu được huyết thanh sau khi trải qua quá trình đông máu. Ngược lại, huyết tương có thể thu được trước khi tiến hành đông máu
  • Thời gian bảo quản: Huyết tương có thể bảo quản để sử dụng trong vòng 1 năm. Trong khi đó huyết thanh chỉ có thể lưu trữ trong vài ngày nếu được bảo quản ở nhiệt độ 2 – 6 độ C
  • Ứng dụng: Huyết tương thường được sử dụng để truyền cho các đối tượng cần tế bào máu. Huyết thanh thường dùng để kiểm tra nhóm máu, chẩn đoán bệnh lý, tăng sức đề kháng và làm đẹp cho da.

Việc truyền huyết tương áp dụng cho các trường hợp nào?

Với nền y học ngày càng phát triển, việc truyền huyết tương ngày nay diễn ra khá phổ biến nhằm hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý liên quan đến tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, huyết tương giàu tiểu cầu và được đông lạnh mới được đưa vào sử dụng.

Bên cạnh đó, việc truyền huyết tương chỉ được thực hiện một số trường hợp cụ thể sau:

  • Bệnh nhân bị chảy máu cấp kèm yếu tố đông máu bị giảm hoàn toàn;
  • Bệnh nhân thiếu yếu tố đông máu hoặc bẩm sinh giảm và không có chế phẩm truyền chuyên biệt;
  • Bệnh nhân đang gặp tình trạng chảy máu hay rối loạn máu;
  • Người xuất hiện ban xuất huyết do giảm tiểu cầu trong huyết tương;
  • Người mắc hội chứng tiêu sợi huyết kèm giảm mạnh các yếu tố giúp đông máu;
  • Người bị thiếu antithrombine III nhưng lại không có antithrombine III đậm đặc để truyền thay thế.

Những đối tượng khác chưa được cập nhật có nhu cầu truyền huyết tương có thể trao đổi bác sĩ để biết thêm thông tin.

huyết tương
Các đối tượng được chỉ định truyền huyết tương

Ngoài việc sử dụng để bổ sung vào cơ thể bằng con đường truyền tĩnh mạch, giới nghiên cứu khoa học trên thế giới còn ghi nhận tác dụng của huyết tương trong lĩnh vực phẩm mỹ da liễu. Tuy nhiên, loại huyết tương được ứng dụng là huyết tương giàu tiểu cầu hay còn được gọi với một cái tên khác là PRP. PRP được lấy từ lượng máu của cơ thể chủ, sau đó thêm chất chống đông máu, cuối cùng là quá trình ly tâm, loại bỏ hồng cầu và bạch cầu.

PRP đã được chứng minh an toàn trong da liễu và thẩm mỹ. Các yếu tố trong sản phẩm này sẽ kích hoạt một tín hiệu tế bào chết để thúc đẩy sự biểu hiện của gen bình thường. Kỹ thuật viên sẽ tiêm trực tiếp một lượng PRP phù hợp vào vị trí da cần điều trị nhằm khắc phục tình trạng da mụn để lại sẹo rỗ, cải thiện lão hóa da do tuổi tác, ngăn chặn tình trạng xuất hiện nếp nhăn sớm, kích hoạt sản xuất collagen và tái tạo mô.

Kết luận

Qua những thông tin được đề cập trong bài viết hy vọng sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về những vấn đề xoay quanh huyết tương. Để hiểu sâu hơn những thông tin khác, bạn có thể trao đổi trực tiếp với chuyên gia hoặc bác sĩ để biết thông tin.

Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Câu hỏi thường gặp:

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giá bao nhiêu?

Chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu dao động từ 6.000.000 VNĐ đến 15.000.000 cho 3 mũi tiêm. 

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu nhiều có tốt không?

Tiêm huyết tương giàu tiểu mang lại nhiều hiệu quả vượt trội trong việc hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, việc tiêm quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêm như sẽ bị phụ thuộc vào tiêm thuốc. Còn tiêm với liều lượng như thế nào, bao nhiêu mũi, người bệnh cần có sự thăm khám và quyết định của bác sĩ điều trị.

Huyết tương chiếm bao nhiêu phần trăm trong máu?

Huyết tương chiếm khoảng 54% tổng lượng máu của mỗi người, hồng cầu chiếm 46%.

Huyết tương đục có nguy hiểm không?

Huyết tương đục không được truyền cho người bệnh khác. Điều này có thể làm tăng khả năng dị ứng cho người được tiêm, thậm chí có thể gây sốc chuy hiểm cho người bệnh.