Phù mắt cá chân có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết

Phù mắt cá chân là tình trạng nhiều người mắc phải, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ lý do mình mắc phải. Chính vì vậy, người bệnh thường chủ quan và không quan tâm đến tình trạng phù dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phù mắt cá chân.

Phù mắt cá chân là gì?

Mắt cá chân là nơi thường gặp nhất của triệu chứng sưng phù, do ảnh hưởng của trọng lực lên dịch ứ trong cơ thể. Sự ứ dịch, chấn thương và những hậu quả của viêm đều có thể gây phù chân.

Phù mắt cá chân khiến cho chân bự hơn bình thường, làm vùng da xung quanh cảm thấy căng và bị bó chặt, có thể gây khó khăn trong việc đi lại.

Nhiều người bệnh còn khá chủ quan với triệu chứng phù mắt cá chân mà không đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phù mắt cá chân. Việc biết được nguyên nhân gây phù có thể giúp hạn chế tác hại của những tình trạng nguy hiểm.

Phù mắt cá chân
Phù mắt cá chân có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây sưng phù mắt cá chân

Một vài bệnh lý, chấn thương nào đó hoặc do tính chất công việc phải đứng nhiều cũng có thể gây ra sưng phù mắt cá chân. Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sưng phù mắt cá chân:

Phụ nữ đang mang thai

Sưng phù mắt cá chân là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai vào những tháng cuối của thai kỳ. Mặc dù theo các bác sĩ phụ khoa, phù bàn chân và mắt cá chân ở thai kỳ không quá nguy hiểm, nhưng nếu sưng phù quá mức thì bạn cũng cần phải cảnh giác. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiền sản giật, vô cùng nguy hiểm đến cả mẹ và bé.

Nếu đang mang thai mà chân bị sưng phù kèm theo đau đầu, đau bụng, buồn nôn và khó tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Bong gân

Các dây chằng giữ mắt cá chân bị kéo căng quá mức gây ra tình trạng bong gân. Tình trạng này làm mắt cá chân bị sưng phù, càng cử động, di chuyển sẽ gây ra đau nhiều hơn. Bong gân là chấn thương thường gặp trong đời sống, cách điều trị tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương. Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm ra để được điều trị phù hợp nhất.

Nhiễm trùng

Quan sát triệu chứng sưng phù mắt cá chân có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của tình trạng nhiễm trùng. Cần đặt biệt lưu ý tình trạng phù mắt cá chân với người bệnh tiểu đường hoặc đang gặp các vấn đề về thần kinh. Do người bị tiểu đường thường xuất hiện dị cảm, tê đầu chi và độ nhạy cảm với sự đau đớn giảm đi, bởi vậy nhiễm trùng có thể kéo dài và lan rộng.

Thừa cân, béo phì

Mỡ thừa ở người béo phì có thể gây ra nhiều áp lực lên tĩnh mạch ở chân và gia tăng sự rò rỉ chất lỏng vào các mô mềm gây ra tình trạng phù mắt cá chân. Các tác động kết hợp của chất béo cơ thể dư thừa và không hoạt động thường xuyên dẫn đến sưng mắt cá chân. Bạn cần ăn uống khoa học, tăng hoạt động thể lự để có cân năng hợp lý, sẽ giúp làm giảm bong gân mắt cá.

Phù mắt cá chân
Phù mắt cá chân có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết

Mắc các bệnh lý thận

Thận giữ vai trò điều hoà khối lượng nước và muối khoáng trong cơ thể. Thận gặp vấn đề sẽ gây ra tình trạng ứ nước và muối bất thường và dẫn đến phù chân. Người bệnh thận thường có biểu hiện sưng phù mềm ấn lõm. Bệnh nhân vần tuân thủ chế độ ăn uống hạn chế tiêu thụ muối theo chỉ đẫn của bác sĩ để có thể điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Phù mắt cá chân
Phù mắt cá chân có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác như suy tim, xơ gan, suy dinh dưỡng nặng, suy giáp hoặc cường giáp, các bệnh lý về xương như viêm khớp,gout,… đều gây ra tình trạng phù mắt cá chân. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp,… cũng có thể gây ra sưng phù mắt cá chân.

Phù mắt cá chân nhưng không đau thường khiến người bệnh bỏ qua. Tuy nhiên, có thể triệu chứng phù đang cảnh báo một hay nhiều vấn đề về sức khỏe, chính vì vậy bạn không nên chủ quan bỏ qua những thay đổi nhỏ nhất như sưng mắt cá chân.

Điều trị sưng phù mắt cá chân

Nếu đang mắc phải tình trạng sưng phù mắt cá chân, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra cụ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp cho từng tình trạng.

  • Phụ nữ có thai: Tình trạng sưng phù mắt cá chân sẽ thuyên giảm sau khi sinh. Tuy nhiên, thai phụ không nên chủ quan, cần lưu ý nếu có thêm những triệu chứng như đau bụng, đau đầu, buồn nôn thì nên đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
  • Bong gân: bệnh nhân nên chườm lạnh, băng bó và nghỉ ngơi nhiều hơn. Việc hạn chế đi lại và sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp giảm bong gân.
  • Nhiễm trùng: điều trị bằng các thuốc điều trị nhiễm trùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thừa cân, béo phì: giảm cân là phương pháp duy nhất để hạn chế tình trạng sưng phù mắt cá chân. Bạn cần có chế độ ăn hợp lý và tăng cường rèn luyện thể lực.
  • Điều trị những bệnh lý gây ra tình trạng sưng phù mắt cá chân
Phù mắt cá chân
Phù mắt cá chân có nguy hiểm không? Những điều bạn cần biết

Phòng tránh sưng phù mắt cá chân như thế nào?

Phù mắt cá chân do nhiều nguyên nhân khác nhau và không thể kiểm soát hết được những yếu tố này. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu tình trạng phù mắt cá chân thông qua các biện pháp sau:

  • Rèn luyện thể lực hường xuyên với cường độ nhẹ như đi bộ, xoay khớp cổ chân để tăng độ dẻo dai cho bàn chân và khớp cổ chân.
  • Chế độ ăn lành mạnh và hạn chế chất béo để giữ cơ thể cân đối, không béo phì
  • Hạn chế đứng và ngồi quá lâu. Các công việc gần đứng trong thời gian dài bạn cần giày thoải mái, thay đổi tư thế và thực hiện các biện pháp giúp giảm căng cơ.
  • Nếu đang sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng sưng phù mắt cá chân, người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.  

Tóm lại, phù mắt cá chân do nhiều nguyên nhân khác nhau và thậm chí gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn. Khi có các triệu chứng phù, bạn nên đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán kịp thời và điều trị hiệu quả nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.