Thuốc cảm cho bé – bố mẹ cần lưu ý những gì?

Thuốc cảm là các loại thuốc thường dùng cho bé. Trẻ con nhà bạn là đối tượng thường xuyên mắc các cơn cảm cúm, cảm lạnh. Vì vậy, bố mẹ cần trang bị kiến thức đúng về cách sử dụng thuốc cảm để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thuốc cảm cho bé.

Bệnh cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ

Cảm là bệnh phổ biến, thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Trong đó, cảm lạnhcảm cúm là hai bệnh khác nhau. Tuy nhiên, bởi triệu chứng khá giống nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn. Xét về tác nhân gây bệnh thì cảm lạnh là bệnh gây ra bởi nhiều nhóm virus khác nhau như Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus,…Trong khi đó, cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm A, B gây ra.

Trẻ có thể mắc cảm lạnh nhiều đợt trong năm, nhất là ở trẻ em dưới 6 tuổi. Bé thường xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh từ 1-3 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh.

Triệu chứng giúp nhận biết cảm lạnh và cảm cúm ở bé

Về cơ bản, triệu chứng của cảm cảm lạnh và cảm cúm thường giống nhau. Sau đây là một số biểu hiện tương đối giúp bạn nhận biết:

  • Cảm lạnh: thường đau họng, kèm theo đó là chảy nước mũi, hắt xì, ho. Toàn thân mệt mỏi, uể oải, có thể sốt nhẹ và hiếm khi đau đầu.
  • Cảm cúm: ngoài ho, đau họng chảy nước mũi thì cảm cúm thường sốt cao hơn kèm đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Ở trẻ chưa biết nói thì thường quấy khóc.
Thuốc cảm
Thuốc cảm cho bé – bố mẹ cần lưu ý những gì?

Một số loại thuốc cảm thường sử dụng cho bé

Paracetamol (Acetaminophen)

Paracetamol là thuốc không kê đơn, bạn có thể dễ dàng mua tại nhà thuốc. Paracetamol là thuốc cảm có tác dụng giảm đau nhanh và hạ sốt ở trẻ em. Thuốc trị cảm này giúp làm giảm thân nhiệt và giảm các triệu chứng như đau đầu, cảm lạnh.

Bố mẹ phải chú ý liều dùng của trẻ, vì quá liều có thể có thể dẫn đến tổn thương gan, suy gan và tử vong.

Thuốc cảm
Thuốc cảm cho bé – bố mẹ cần lưu ý những gì?

Thuốc thông mũi

Decongestant là nhóm thuốc chống sung huyết, giúp thông mũi, giảm triệu chứng sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi. Bố mẹ chỉ nhỏ mũi hoặc xịt mũi thuốc này cho trẻ từ 3-5 ngày. Nếu sử dụng thời gian dài có thể bị tác dụng ngược và làm triệu chứng bệnh nặng hơn.

Thuốc cảm
Thuốc cảm cho bé – bố mẹ cần lưu ý những gì?

Thuốc ức chế ho

Hai loại thuốc ho thường được sử dụng là Codeine và Dextromethorphan. Bạn chỉ nên cho trẻ dùng thuốc ho khi trẻ bị ho dai dẳng gây mệt hay mất ngủ. Nếu ho do tình trạng chảy dịch mũi sau thì bạn có thể sử dụng thuốc chống sung huyết kèm với siro ho.

Codein và dextromethorphan là hai thành phần có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng ở trẻ như khó thở. Do đó, thuốc này chống chỉ định cho trẻ có các triệu chứng khó thở.

Thuốc cảm
Thuốc cảm cho bé – bố mẹ cần lưu ý những gì?

Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine hoạt động bằng cách ức chế quá trình giải phóng histamine khi chúng ta tiếp xúc dị nguyên. Do đó, thuốc còn giúp giảm các triệu chứng liên quan như: hắt xì, ngứa mũi họng, chảy nước mắt, chảy nước mũi.

Một số hoạt chất phổ biến trong các thuốc kháng histamine đời đầu như brompheniramine, chlorpheniramine, diphenhydramine, doxylamine. Các hoạt chất thuộc nhóm này có thể gây buồn ngủ. Tuỳ vào tình trạng bệnh, tính chất công việc mà bác sĩ sẽ lựa chọn để kê vào buổi tối.

Các thuốc kháng histamine không kê đơn thế hệ thứ hai bao gồm cetirizine, fexofenadine, loratadine. Thuốc cảm này không gây buồn ngủ nhưng có thể gây ngộ độc cho trẻ nếu dùng quá liều, trẻ có thể bị khó ngủ, bồn chồn, chán ăn.

Thuốc cảm
Thuốc cảm cho bé – bố mẹ cần lưu ý những gì?

Bố mẹ cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc cảm cho bé?

Bố mẹ cần hiểu rằng việc sử dụng thuốc cảm cho trẻ chỉ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, giảm khó chịu nhờ làm giảm các triệu chứng của bệnh chứ không điều trị khỏi hoàn toàn trong một thời gian ngắn. Nếu thuốc cảm không giúp trẻ cải thiện triệu chứng hoặc tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.

Một điểm lưu ý nữa là trên thị trường có nhiều loại thuốc cảm dùng cho người lớn có thành phần giống với thuốc cảm trẻ em. Tuy nhiên, hàm lượng cao hơn hoặc có chứa chất cấm dùng cho trẻ. Do đó, khi mua thuốc, bạn cần phải nói rõ mua cho trẻ để trẻ dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

Bố mẹ cũng cần tuân thủ đúng liều lượng sử dụng của thuốc cũng như những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ không được sử dụng thuốc cảm nhiều hơn liều lượng khuyến cáo vì sẽ dễ gây ra các tác động nguy hiểm.

Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Đối với trường hợp trẻ bị cảm nhẹ, bố mẹ có thể mua các loại thuốc cảm cho bé mà không cần chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng của không cải thiện mà ngày càng nặng, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng cần đưa bé đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở mắc cảm
  • Trẻ sốt từ 39°C trở lên
  • Trẻ có biểu hiện Môi xanh, tím tái
  • Trẻ nhỏ bỏ bú hay không ăn uống.
  • Trẻ ho kéo dài hơn ba tuần
  • Trẻ thở nhanh, khó thở, thở nặng nhọc. Bé có thể có các triệu chứng đi kèm như cánh mũi phập phồng, khò khè và co kéo lồng ngực.

Tóm lại, bố mẹ cần nắm rõ các thông tin về thuốc cảm, sử dụng thuốc cảm cho bé thế nào cho đúng cách, đúng liều lượng để điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu bé có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ thăm khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.  Bố mẹ tránh trường hợp chủ quan, khiến bệnh trở nặng hơn, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn trong điều trị.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Có thể bạn quan tâm