Bệnh viễn thị là gì? Viễn thị là một trong những rối loạn thị lực của mắt thường hay gặp, chỉ sau tật cận thị. Viễn thị là chứng tật mắt hay gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên người trẻ tuổi cũng có thể mắc viễn thị. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về bệnh viễn thị ở trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Viễn thị là gì?
Định nghĩa của viễn thị (Farsightedness, Hypermetropia) là mắt có tiêu điểm sau nằm ở phía sau võng mạc. Nói cách khác, viễn thị là hiện tượng các tia sáng song song đi vào mắt được hội tụ ở sau võng mạc khi mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết.
Mắt bị bệnh viễn thị thì nhìn xa và nhìn gần đều không rõ nên mắt luôn luôn phải điều tiết để kéo ảnh của vật ra phía trước trùng lên võng mạc.
Nguyên nhân gây bệnh viễn thị là gì?
Khi bình thường, phần giác mạc và thủy tinh thể có các hoạt động để hướng các tia sáng tạo nên hình ảnh ở tại võng mạc nằm phía sau mắt. Tật viễn thị sẽ xảy ra do các nguyên nhân về cấu trúc và sinh lí sau đây:
- Nhãn cầu nhỏ, trục trước sau của nhãn cầu quá ngắn hay còn gọi là viễn thị trục
- Độ cong của giác mạc quá ít
- Không có thủy tinh thể do bẩm sinh hoặc sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể do bệnh lý nào đó tại mắt.
Triệu chứng của bệnh viễn thị là gì?
Mắt trẻ em từ khi sinh ra cho đến 3 tuổi thì bao giờ cũng có viễn thị mắt theo sinh lý từ 2 đến 3 đi-ốp. Viễn thị này sẽ mất đi khi trẻ được 5 đến 6 tuổi, nhưng nếu không tự phục hồi thì nó sẽ tồn tại mãi mãi. Các triệu chứng có thể thấy từ nhỏ của trẻ bị tật viễn thị là gì?
- Khó đọc chữ trong sách hơn và chỉ thích xem truyện tranh
- Khả năng nhìn các vật nhỏ sẽ rất kèm
- Nếu tật viễn thị ở hai mắt khác nhau thì hai mắt khó có thể điều chỉnh tiêu điểm phối hợp cùng nhau khi nhìn vào một vật. Vì vậy, ở trẻ em sớm bị tật viễn thị thì sẽ rất dễ bị lác mắt.
Đối với người lớn, tật viễn thị thường được gọi nôm na là tật nhìn xa chính vì triệu chứng chủ yếu của nó là khả năng nhìn xa sẽ tốt hơn nhìn gần nhiều lần. Đó là các trường hợp bị viễn thị nói chung, tuy nhiên ở những người trẻ tuổi thì các triệu chứng biểu hiện của tật viễn thị sẽ đặc biệt một chút và không rõ ràng.
Tật viễn thị nhẹ và vừa thường không bị ảnh hưởng ở những người trẻ bởi vì khả năng điều khiển thủy tinh thể của họ còn rất linh hoạt. Ở các trường hợp tật viễn thị nặng thì những dấu hiệu triệu chứng đầu tiên mới xuất hiện.
Ở người già, năng lực điều chỉnh thủy tinh thể sẽ kém đi và thị lực chỉ còn nhìn được các vật ở xa. Nếu viễn thị kéo dài không điều trị thì sẽ có tiến triển sau:
- Mắt mờ cả nhìn xa và nhìn gần
- Hay mỏi mắt, có khi chảy nước mắt do mắt luôn luôn phải điều tiết để nhìn vật được rõ hơn
- Mắt viễn thị thường nhỏ hơn mắt bình thường.
Bệnh viễn thị khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu có các triệu chứng bắt đầu của bệnh mắt viễn thị thì nên đi khám tật khúc xạ để phát hiện và có cách điều trị kịp thời.
Nếu người bệnh ở độ tuổi lớn hơn 40, đây là lứa tuổi rất dễ bị viễn thị hơn nên đi kiểm tra thị lực cách nhau khoảng 2 năm một lần để được đánh giá về độ chính xác của thị lực có khả năng nhìn những vật ở gần.
Mặc dù bệnh thường được phát hiện ra dễ dàng hơn ở trẻ em trong các kỳ khám sức khỏe định kỳ tại lớp học. Nhưng ở những trẻ có bệnh sử gia đình về viễn thị thì nên đi kiểm tra mắt sớm hơn, tốt nhất là ngay từ lúc 3 tuổi vì phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng.
Bệnh viễn thị có nguy hiểm không?
Viễn thị cũng như các tật về khúc xạ ánh sáng khác, đều không gây nên các biến chứng nguy hiểm tại mắt. Tuy nhiên, những người bị mắc bệnh viễn thị sẽ nằm trong nhóm nguy cơ cao bị tăng nhãn áp cấp tính là một bệnh mắt nguy hiểm. Do vậy, người bệnh viễn thị cần phải được kiểm tra nhãn áp thường xuyên hơn.
Khám bệnh viễn thị ở đâu?
- Phòng khám chuyên khoa mắt BSCKII Lê Hồng Hà – Quận Phú Nhuận
- Phòng khám chuyên khoa mắt Thu Ba – Quận 8
- Phoenix medical center – Quận 5
Cách điều trị bệnh viễn thị là gì?
Viễn thị cũng là một lỗi về khúc xạ ở mắt, mà hầu hết các lỗi khúc xạ đều có thể điều chỉnh lại được bằng cách mang kính hoặc kính áp tròng, dễ sử dụng và không có biến chứng nào cả.
Kính lão dùng cho người bệnh viễn thị sẽ điều chỉnh lại lỗi khúc xạ theo nguyên tắc thay đổi góc độ ánh sáng trước khi nó truyền tới bề mặt của giác mạc. Từ đó, giác mạc và thủy tinh thể sẽ dễ dàng điều chỉnh ánh sáng vào đúng vị trí của võng mạc. Loại kích lồi có tác dụng hội tụ tia sáng (cong vào) được dùng cho bệnh viễn thị.
Hiện nay, kính áp tròng được sử dụng nhiều cho các trường hợp viễn thị. Tuy nhiên khi dùng thì phải giữ gìn cẩn thận và sạch sẽ để tránh nguy cơ gây tổn thương giác mạc. Mặt khác không nên mang kính áp tròng trong thời gian dài và nếu mắt bị đỏ hay đau thì cần phải tháo kính ra ngay và đi khám bác sĩ.
Kết luận
Tóm lại, nếu bạn thấy có khó khăn khi nhìn một vật ở gần hay khó đọc các chữ trong tầm nhìn gần thi nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay vì rất có thể bạn bị bệnh viễn thị. Nếu phát hiện được bệnh sớm thì điều trị sẽ dễ dàng hơn và không để lại các biến chứng nguy hiểm nào.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu bệnh viễn thị là gì tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.
Xem thêm: Phương pháp khắc phục cận thị
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.