Lão thị – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lão thị là một bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi, khiến họ phải cầm sách, báo ra xa hơn mới đọc được. Để xác định có bị lão thị hay không, bạn cần khám mắt ở các cơ sở y tế uy tín. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lão thị

Lão thị là gì?

Lão thị là tình trạng mắt mất dần khả năng tập trung để nhìn rõ các vật ở gần. Đây là một diễn tiến tự nhiên của quá trình lão hóa gặp ở rất nhiều người. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40 và tiếp tục trầm trọng hơn ở khoảng 65 tuổi.

Lão thị
Lão thị

Nguyên nhân

Mắt của bạn nhờ vào giác mạc và thủy tinh thể để tập trung ánh sáng phản xạ từ vật, qua đó giúp bạn nhìn thấy được hình ảnh của một vật.

  • Giác mạc là bề mặt phía trước rõ ràng, hình vòm của mắt bạn.
  • Thủy tinh thể, không giống như giác mạc, có phần cơ linh hoạt và có thể thay đổi hình dạng. Khi bạn nhìn một vật khoảng cách xa, cơ sẽ giãn ra. Còn khi nhìn gần, cơ co lại, cho phép ống kính đàn hồi cong và thay đổi công suất để lấy nét hình ảnh.

Khi còn trẻ, thủy tinh thể mềm và linh hoạt, dễ dàng thay đổi hình dạng. Theo tuổi tác, lão thị làm thủy tinh thể trở nên cứng hơn, không thể thay đổi hình dạng dễ dàng. Ống kính của mắt trở nên kém linh hoạt hơn, và không thể lấy nét vào hình ảnh cận cảnh. Điều này khiến việc đọc, xâu kim hoặc thực hiện các tác vụ cận cảnh khác trở nên khó khăn hơn.

Các yếu tố rủi ro

Một số yếu tố có thể khiến bạn có nhiều khả năng bị lão thị, bao gồm:

  • Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất của lão thị. Hầu hết mọi người đều bị lão thị sau 40 tuổi.
  • Một số bệnh lý sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lão thị sớm – chẳng hạn như tiểu đường, đa xơ cứng, nhược cơ hoặc các bệnh tim mạch, thiếu máu, chấn thương mắt.
  • Một số loại thuốc có liên quan đến các triệu chứng lão thị sớm, bao gồm thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu, thuốc kháng histamine và thuốc lợi tiểu.

Mắt cận và mắt lão có gì khác nhau?

Điểm khác nhau dễ phân biệt nhất là mắt cận thường ở người trẻ và không nhìn rõ vật ở gần. Còn mắt lão là mắt của người già, nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.

Triệu chứng của bệnh lão thị

Lão thị biểu hiện từ từ theo thời gian sau tuổi 40:

  • Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh có xu hướng giữ sách xa hơn để làm cho các chữ cái rõ ràng hơn.
  • Mỏi mắt, nheo mắt nhiều lần và nhức đầu sau khi đọc hoặc làm việc gần
  • Nhìn mờ ở khoảng cách đọc bình thường
  • Gặp khó khăn khi đọc bản in nhỏ
  • Các triệu chứng này tồi tệ hơn khi bạn ở khu vực có ánh sáng yếu.

Các biến chứng của lão thị

Nếu lão thị không được chẩn đoán và điều chỉnh, thị lực của bạn sẽ bị suy giảm dần. Theo thời gian, bệnh  sẽ ngày càng ảnh hưởng đến lối sống, năng suất làm việc hằng ngày của bạn và dẫn đến khuyết tật thị giác nghiêm trọng.

Lão thị có thể xảy ra kết hợp với: loạn thị, viễn thị, cận thị.

Khi nào bạn đến gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu tầm nhìn cận cảnh mờ khiến bạn không thể đọc, làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường khác. Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị lão thị hay không và tư vấn cho bạn các lựa chọn của bạn.

Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ , những người trưởng thành dù không có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ nào liên quan đến bệnh mắt cũng nên kiểm tra cơ bản từ độ tuổi 40. Bạn có thể cần khám thường xuyên hơn nếu có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Chẩn đoán lão thị

Lão thị được chẩn đoán bằng cách đánh giá khúc xạ và khám sức khỏe mắt.

  • Đánh giá khúc xạ giúp xác định bạn có bị cận thị hay viễn thị, loạn thị hoặc lão thị không? Bác sĩ yêu cầu bạn nhìn qua nhiều dụng cụ khác nhau để kiểm tra tầm nhìn xa và cận cảnh của bạn.
  • Kiểm tra sức khỏe mắt giúp kiểm tra tình trạng hiện tại mắt của bạn. Bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ thuốc giãn nở đồng tử, giúp có thể dễ dàng quan sát bên trong mắt. Việc này có thể làm cho mắt của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng trong vài giờ sau khi kiểm tra.
Lão thị
Kiểm tra sức khỏe mắt

Điều trị lão thị

Mục tiêu của việc điều trị là giúp mắt bạn nhìn rõ những vật ở gần. Các lựa chọn điều trị bao gồm đeo kính mắt, kính áp tròng, trải qua phẫu thuật khúc xạ hoặc cấy ghép thấu kính cho chứng lão thị.

Kính đeo mắt

Đeo kính mắt là một cách đơn giản, an toàn và hiệu quả để điều chỉnh các vấn đề về thị lực do lão thị gây ra. Bạn nên đến khám bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và lựa chọn loại kính phù hợp nhất với thị lực của bản thân.

Nếu ngoài lão thị, bạn còn có các vấn đề về thị lực khác như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị, bạn có thể cần kính hai tròng, kính ba tròng hoặc kính đa tròng.

  • Kính hai tròng cho tầm nhìn gần và xa. Một đường ngang ở giữa phân chia ống kính. Đáy thấu kính cho tầm nhìn cận cảnh. Còn phần trên cho phép bạn nhìn thấy các vật thể ở xa.
  • Kính ba tròng có hai đường ngang phân thấu kính thành ba vùng thấu kính để điều chỉnh cho tầm nhìn gần, tầm trung và xa.
  • Kính đa tròng không có một đường phân chia từng khu vực khúc xạ, mà sự khúc xạ thay đổi dần dần trong thấu kính từ trên xuống dưới. Các khu vực khác nhau của ống kính có cường độ lấy nét khác nhau.
Lão thị
Đeo kính mắt

Kính áp tròng

Những người không muốn đeo kính mắt thường dùng kính áp tròng để cải thiện các vấn đề về thị lực do lão thị gây ra. Tùy nhiên, lựa chọn này có thể không phù hợp với những người mắc một số bệnh liên quan đến mí mắt, tuyến lệ hoặc các bề mặt của mắt như khô mắt.

Một số loại kính áp tròng:

  • Kính áp tròng hai tròng. Kính áp tròng hai tròng cung cấp loại thấu kính hai tiêu điểm. Một là để nhìn các vật ở gần. Còn lại là để nhìn các vật ở xa
  • Kính áp tròng Monovision. Với kính này, bạn đeo kính áp tròng để nhìn xa ở một mắt (thường là mắt thuận) và kính áp tròng để nhìn cận cảnh ở mắt còn lại. Bạn cần phải thích ứng với  ống kính đơn hình và huấn luyện não của mình để nhìn theo cách này. Khả năng phán đoán khoảng cách hoặc tốc độ của một vật của bạn sẽ bị hạn chế.
  • Kính áp tròng đa tiêu điểm. Các ống kính này có một số vòng hoặc vùng được đặt ở các công suất khác nhau. Bạn sử dụng cả hai tầm nhìn gần và xa cùng một lúc và não của bạn học cách tự động chọn tiêu điểm phù hợp cho những gì bạn muốn xem. Việc sử dụng ống kính đa tiêu cự làm cho tầm nhìn của bạn kém sắc nét hơn so với khi sử dụng ống kính một tiêu cự.

Phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật khúc xạ thay đổi hình dạng giác mạc của bạn. Đối với phương pháp điều trị này, bác sĩ nhãn khoa định hình lại giác mạc để có tầm nhìn xa rõ ràng ở một mắt và tầm nhìn cận cảnh ở mắt kia.

Về nhiều phương diện thì việc này giống như đeo kính áp tròng monovision. Bạn nên được tư vấn cụ thể với bác sĩ về các tác dụng phụ có thể xảy ra, vì quy trình này không thể đảo ngược. Bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị bạn thử đeo kính áp tròng monovision trước khi phẫu thuật.

Mổ mắt lão thị giá bao nhiêu?

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau như Phẫu thuật đặt kính nội nhãn, Phẫu thuật Near Vision CK, Phẫu thuật Presby LASIK với nhiều mức giá khác nhau từ 20 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn phự hợp nhất.

Cách bảo vệ mắt để hạn chế lão thị

Không có biện pháp nào được chứng minh để ngăn ngừa lão thị. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bảo vệ mắt và tầm nhìn của mình bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh với mắt:

  • Kiểm tra mắt định kì, đặt biệt là sau 40 tuổi.
  • Kiểm soát tình trạng sức khỏe và các bệnh mãn tính. Tiểu đường và huyết áp cao cần phải được điều trị thích hợp để tránh ảnh hưởng đến thị lực của bạn.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đeo kính râm có tác dụng ngăn bức xạ tia cực tím (UV).
  • Hạn chế tối đa chấn thương mắt. Đeo kính bảo vệ mắt khi làm những việc nguy hiểm, chẳng hạn như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc sử dụng các sản phẩm khác có khói độc.
  • Chế độ ăn có lợi cho sức khỏe nói chung và thị lực nói riêng. Ăn nhiều trái cây, rau xanh và các chất chống oxy hóa cũng như vitamin A và beta carotene giúp duy trì thị lực khỏe mạnh.
  • Đảm bảo đủ ánh sáng khi làm việc, đọc sách. Không làm việc trước màn hình máy tính liên tục quá 60 phút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-presbyopia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/presbyopia/diagnosis-treatment/drc-20363329

https://www.healthline.com/health/presbyopia#diagnosis