Ortho K: Điều trị cận thị bằng kính tiếp xúc

Ortho K hiện nay được biết đến là 1 trong những cách kiểm soát cận thị với hiệu quả tương đối cao, trong vòng hơn 20 năm kể từ khi được đưa vào sử dụng. Vậy phương pháp điều trị cận thị Ortho K là gì? Những lưu ý khi sử dụng áp tròng ban đêm Ortho K ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về bệnh cận thị và phương pháp Ortho K

Trong hơn 30 năm vừa qua, cận thị càng ngày càng phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy, số lượng người mắc cận thị trên toàn cầu hiện nay rơi vào khoảng 2,6 tỷ người (chiếm hơn 33% tổng dân số thế giới. Các chuyên gia dịch tễ học ước tính rằng: Cho đến 2050, tỷ lệ người mắc cận thị trên toàn cầu sẽ chạm mốc 50% (số lượng khoảng 4.9 tỷ người).

Vốn dĩ con số không biết nói dối, chúng đã cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề gia tăng số lượng người mắc cận thị trên quy mô toàn thế giới. Chính vì vậy, việc tìm ra một giải pháp tối ưu trong việc điều trị cận thị là một ưu tiên hàng đầu đối với ngành y tế nói riêng, và cả thế giới nói chung.

Phương pháp Ortho K (hay còn gọi là Orthokeratology) là phương pháp dùng kính áp tròng được chế tạo chuyên biệt nhằm mục địch định hình lại giác mạc 1 cách tạm thời và qua đó cải thiện thị lực người dùng. Phương pháp này tương tự việc đeo niềng răng trong lĩnh vực nha khoa. Đa số bệnh nhân được khuyến khích đeo Ortho K vào ban đêm nhằm định hình giác mạc của mắt trong suốt quá trình ngủ của bạn.

Ortho K
Số lượng người bị cận thị trên toàn cầu ngày càng gia tăng

Đối tượng sử dụng Ortho K

Ortho K có vai trò điều chỉnh một số tật về khúc xạ bao gồm loạn thị, viễn thị hay phổ biến nhất là cận thị. Ngoài ra, từ xưa đến nay cận thị luôn được bác sĩ điều chỉnh bằng cách sử dụng kính áp tròng thông thường, kính gọng hoặc tiến hành các biện pháp phẫu thuật khúc xạ.

Ngoài ra, Ortho K còn được khuyến khích trong việc kiểm soát tật cận thị ở trẻ em. Khái niệm kiểm soát cận thị hiểu nôm na là việc dùng những phương pháp cụ thể nhằm hạn chế sự tiến triển độ cận thị ở trẻ em so với một ngưỡng tham chiếu nhất định, thường là -5.00D (vì cận thị từ -5.00D trở lên được quy ước là độ cận thị cao, theo WHO) với mục tiêu hạn chế tối đa tỉ lệ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc, thoái hoá hoàng điểm do cận thị, …

Những đối tượng khác bao gồm:

  • Bệnh nhân cận thị (< 10 độ) không kèm loạn thị, hoặc kèm loạn thị không quá 3 độ.
  • Trẻ em chưa đủ 18 tuổi (chưa đủ điều kiện phẫu thuật)
  • Người chưa từng thực hiện phẫu thuật tật cận thị hoặc các phẫu thuật về mắt khác
  • Không đã hoặc đang các bệnh về mắt (bề mặt nhãn cầu).

Cơ chế hoạt động của Ortho K

Ortho K
Cơ chế hoạt động của Ortho K

Giác mạc là một cấu trúc có dạng hình, tính chất trong suốt, nằm ở phía ngay trước nhãn cầu, có vai trò hội tụ ánh sáng đi vào vào võng mạc – nơi tiếp nhận ánh sáng nằm ở cực sau nhãn cầu. Giác mạc chiếm đến tận 2/3 công suất hội tụ (phần còn lại là của thủy tinh thể), nên nó có vai trò rất quan trọng trong việc giúp nhìn rõ mọi thứ xung quanh.

Kính áp tròng Ortho K hoạt động với cơ chế làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc, từ đó thay đổi cách hội tụ ánh sáng từ bên ngoài vào mắt. Thường bệnh nhân được hướng dẫn dùng Ortho K qua đêm, lắp vào trước khi ngủ và tháo ra khi sáng thức dậy. Ortho K là loại kính áp tròng thấm khí, cứng và đủ chắc chắn để có thể định hình được giác mạc mà vẫn đảm bảo oxy có thể lưu thông để mắt luôn được khỏe mạnh.

Trước khi gắn kính Ortho K, các bác sĩ nhãn khoa sẽ chụp hình bản đồ, đo đạc các thông số của  bề mặt giác mạc bằng giác mạc kế để có được bản đồ địa hình giác mạc (chỉ ra hình dạng và kích thước các đường cong giác mạc của bệnh nhân). Việc này giúp bác sĩ thiết kế một chiếc kính áp tròng phù hợp cho kích thước đôi mắt của cá nhân mỗi người. Hãy yên tâm vì việc đo đạc này không cần tiếp xúc với mắt và không làm đau mắt.

Yêu cầu của kính Ortho K là người bệnh phải kiên trì đeo liên tục mỗi tối để đảm bảo hiệu quả kiểm soát cận thị 1 cách tối ưu nhất. Vào buổi sáng, khi người bệnh tháo kính Ortho K, giác mạc vẫn còn chịu tác động của sự định hình 1 thời gian ngắn và bạn có thể nhìn rõ mọi vật mà không cần đeo kính. Chính vì Ortho K có vai trò định hình tạm thời giác mạc nên nếu ngừng sử dụng 1 vài hôm, hình dạng giác mạc sẽ trở lại như ban đầu và tật khúc xạ cũng thế.

Sự an toàn khi sử dụng Ortho K

Mối quan tâm hàng đầu của người dùng Ortho K chính là sự gia tăng khả năng nhiễm trùng giác mạc (còn gọi là viêm giác mạc do vi trùng). Thanh thiếu niên hoặc trẻ em khi dùng Ortho K phải có sự giám sát đúng cách của cha mẹ, người lớn, do nhóm tuổi này chưa có ý thức tốt trong việc giữ vệ sinh tay và kính áp tròng.

Hậu quả mà nhiễm trùng giác mạc gây ra là cực kỳ nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng thị lực sau này. Do đó, nên tham khảo kỹ càng ý kiến ​​bác sĩ/ chuyên gia về nhãn khoa nếu bạn muốn kiểm soát cận thị bằng Ortho K. Và khi đã quyết định sử dụng kính Ortho K, bạn cần tuân thủ đúng theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa trong cả việc vệ sinh lẫn quy trình đeo kính để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng, bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn.

Ortho K
Không đảm bảo vệ sinh khi sử dụng Ortho K sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc

So với điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật Laser, Ortho K có những ưu thế gì?

Ortho K
So với điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật Laser, Ortho K có những ưu thế gì?
  • Bác sĩ nhãn khoa chỉ cân nhắc phẫu thuật tật khúc xạ khi bệnh nhân đủ 18 tuổi, hay có tình trạng khúc xạ ổn định trong khoảng thời gian quy ước trước khi phẫu thuật.
  • Ortho K không gây biến chứng hậu phẫu như phương pháp phẫu thuật laser.
  • Việc kiểm soát tật khúc xạ của 2 mắt diễn ra đồng thời, không phải chờ lần lượt sau vài tuần, vài tháng.
  • Ortho K có tác dụng tạm thời, không phải vĩnh viễn
  • Chi phí của Ortho K rẻ hơn đáng kể so với phẫu thuật.
  • Không làm mất/ hủy các tế bào và cấu trúc mô giác mạc
  • Có thể ngăn ngừa cận thị diễn tiến nặng hơn.

Ưu điểm của kính Ortho K

  • Cho khả năng nhìn tốt vào ban ngày mà không cần đeo thêm kính áp tròng hoặc kính gọng.
  • Việc định hình giác mạc chỉ xảy ra tạm thời, có thể đảo ngược, nên có thể ngưng sử dụng bất cứ khi nào, tùy ý người dùng.
  • Kính được thiết kế phù hợp với cá nhân mỗi người
  • Việc đeo kính không gây đau
  • Khả năng kiểm soát tật cận thị tốt, thị lực cải thiện tương đối trong vài ngày hoặc vài tuần kể từ khi sử dụng, đặc biệt cho đối tượng là trẻ em
  • Biến chứng, nguy cơ rất ít nếu người dùng tuân thủ đúng quy trình vệ sinh và tháo lắp kính.
  • Là lựa chọn hàng đầu cho những ai không muốn đeo kính gọng hoặc không muốn/ không đủ điều kiện phẫu thuật.

Nhược điểm của kính Ortho K

  • Để đảm bảo duy trì sức khỏe đôi mắt, bạn cần tái khám bác sĩ thường xuyên.
  • Duy trì việc đeo kính đều đặn mỗi buổi tối, nếu ngưng thì tật khúc xạ sẽ quay trở lại
  • Hiệu quả ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
  • Nguy cơ nhiễm trùng khá cao nếu không tuân thủ đúng hướng dẫn bác sĩ về quy trình vệ sinh, tháo lắp Ortho K.

Bệnh viện sử dụng phương pháp Ortho K

Bệnh viện Mắt Sài Gòn là hệ thống chuyên khoa mắt hàng đầu tại Việt Nam, nổi tiếng với các phương pháp điều trị tiên tiến và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Một trong những dịch vụ nổi bật tại đây là điều trị cận thị bằng kính Ortho-K, giải pháp không phẫu thuật hiện đại, phù hợp cho cả trẻ em và người trưởng thành.

Với trang thiết bị tiên tiến và dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, Bệnh viện Mắt Sài Gòn cam kết mang đến hiệu quả điều trị tối ưu, giúp người bệnh cải thiện tầm nhìn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặt lịch khám ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nhãn khoa.

Bệnh viện điều trị mắt bằng phương pháp Ortho K, Mắt Sài Gòn
Bệnh viện điều trị mắt bằng phương pháp Ortho K- Mắt Sài Gòn

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về 1 số kiến thức cơ bản về Ortho K có thể bạn chưa biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Xem thêm: Phương pháp khắc phục cận thị

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com, aao.org, allaboutvision.com

Contact Me on Zalo