Viêm kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng viêm ở lớp ngoài cùng của mắt. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi từ sơ sinh đến người lớn với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bệnh viêm kết mạc thường khởi phát đột ngột với triệu chứng điển hình là đỏ mắt, có thể lây lan thành dịch và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt lẫn công việc. Tuy nhiên, bệnh thường lành tính và ít gây biến chứng nguy hiểm. Các thuốc nhỏ đau mắt đỏ thường là phương pháp phổ biến sử dụng nhằm thúc đẩy tình trạng bệnh nhanh khỏi hơn. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh đau mắt đỏ là gì?
- 2 Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
- 3 Triệu chứng đau mắt đỏ
- 4 Các thuốc nhỏ đau mắt đỏ thường gặp trong điều trị
- 5 Điều trị đau mắt đỏ ở đâu?
- 6 Các phòng ngừa đau mắt đỏ
- 7 Câu hỏi thường gặp
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn được gọi là bệnh viêm kết mạc, có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng hoặc tổn thương kết mạc. Kết mạc là lớp mô mỏng nằm bên trong mí mắt và lớp che phủ phần trắng của nhãn cầu, có vai trò cung cấp chất bôi trơn cho bề mặt của mắt.
Đau mắt đỏ có thể gây khó chịu, đỏ, chảy nước mắt nhưng tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Bệnh kéo dài từ 1 – 4 tuần đối với viêm kết mạc cấp tính và hơn 4 tuần với viêm kết mạc mãn tính.
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Khi bị viêm, các mạch máu ở mắt giãn ra làm cho mắt có màu đỏ đặc trưng. Tình trạng này rất phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Viêm kết mạc nhiễm trùng
Nguyên nhân này có tình trạng lây lan rất cao, có thể gây ra do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.
Viêm kết mạc do virus
Khoảng 80% viêm kết mạc cấp tính là do virus, phổ biến nhất là Adenovirus. Bên cạnh đó, các mầm bệnh virus khác cũng có thể gây bệnh là Herpes simplex, Herpes zoster và Enterovirus.
Viêm kết mạc do vi khuẩn
Viêm kết mạc do vi khuẩn thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn và tác nhân gây bệnh khác nhau tùy theo nhóm tuổi. Các tác nhân vi khuẩn gây bệnh ở trẻ thường là Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Moraxella catarrhalis.
Trong khi đó, Staphylococcus aureus lại là tác nhân phổ biến hơn ở người lớn. Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như là Neisseria Gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis, Corynebacterium,… cũng có khả năng gây viêm kết mạc mắt.
Ophthalmia neonatorum là một dạng viêm kết mạc nghiêm trọng do vi khuẩn xảy ra ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng có thể dẫn đến tổn thương mắt vĩnh viễn nếu không được điều trị ngay lập tức. Bệnh xảy ra khi trẻ tiếp xúc với mầm bệnh Chlamydia hoặc bệnh lậu khi được sinh ra qua con đường sinh sản.
Viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng có thể là kết quả của phản ứng cơ thể với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi, côn trùng,… Bệnh do phản ứng dị ứng không có tình trạng lây nhiễm và dễ xảy ra hơn ở những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, bệnh chàm,…
Viêm kết mạc nhú khổng lồ là một loại viêm kết mạc dị ứng do sự hiện diện mãn tính của dị vật trong mắt. Những người đeo kính áp tròng thường xuyên hoặc có vết thương hở trên bề mặt mắt có nhiều khả năng phát triển viêm kết mạc này.
Viêm kết mạc kích ứng
Viêm kết mạc kích ứng có thể xảy ra do các chất kích thích như ô nhiễm không khí, clo trong hồ bơi hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại cho mắt.
Triệu chứng đau mắt đỏ
Các loại viêm kết mạc (đau mắt đỏ) khác nhau có thể có những triệu chứng điển hình như:
- Xuất hiện mảng đỏ ở lòng trắng của mắt
- Sưng mắt, chảy nước mắt
- Cảm giác cộm mắt như có vật thể lạ lọt vào mắt hoặc muốn dụi mắt
- Ngứa, kích ứng hoặc nóng rát mắt
- Mắt đổ ghèn hoặc tiết chất nhầy
- Đóng vảy ở mí mắt hoặc lông mi, đặc biệt là vào buổi sáng
Bên cạnh đó, các nguyên nhân gây bệnh khác nhau có thể có các triệu chứng riêng biệt kèm theo như:
Viêm kết mạc do virus
- Có thể xảy ra với các triệu chứng cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.
- Thường bắt đầu ở một mắt và có thể lan sang mắt kia trong vài ngày
- Chất tiết chảy ra từ mắt thường lỏng.
Viêm kết mạc do vi khuẩn
- Dịch tiết thường có mủ dẫn đến mí mắt dính vào nhau
- Đôi khi xảy ra cùng với nhiễm trùng tai.
Viêm kết mạc dị ứng
- Thường xảy ra ở cả hai mắt
- Có thể gây ngứa dữ dội, chảy nước mắt và sưng tấy
- Có thể kèm theo các triệu chứng dị ứng khác như ngứa mũi, hắt hơi, ngứa họng, hen suyễn.
Nếu có ý định sử dụng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ, hãy trao đổi với bác sĩ:
Các thuốc nhỏ đau mắt đỏ thường gặp trong điều trị
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ khác nhau sẽ tùy thuộc vào tác nhân gây ra loại viêm kết mạc đó. Thuốc nhỏ đau mắt đỏ kháng sinh và kháng virus được chỉ định điều trị viêm kết mạc truyền nhiễm, trong khi thuốc nhỏ đau mắt đỏ kháng dị ứng hiệu quả cho các trường hợp dị ứng và kích ứng.
Ngoài ra, nước mắt nhân tạo có thể dùng như là thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho tất cả các trường hợp viêm kết mạc nói chung giúp bôi trơn bề mặt, giảm cảm giác khó chịu ở mắt.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ chung cho mọi trường hợp
Thuốc nhỏ mắt làm dịu mắt – nước mắt nhân tạo Refresh tears
Thành phần: Natri carboxymethyl cellulose 0,5% giúp làm dịu đi nhất thời các triệu chứng kích ứng, nóng rát, khó chịu cho mắt.
Liều dùng: Nhỏ 1 – 2 giọt mỗi bên.
Giá: 70.000 đồng/chai 15ml.
Thuốc nhỏ mắt làm dịu mắt – nước mắt nhân tạo Systane ultra
Thành phần: Polyethylene glycol 400 0,4%, Propylene glycol 0,3% làm giảm thời thời các triệu chứng kích ứng, nóng rát mắt.
Liều dùng: Nhỏ 1 – 2 giọt mỗi bên.
Giá: 70.000 đồng/chai 5ml.
Thuốc nhỏ mắt làm dịu mắt – nước mắt nhân tạo Optive
Thành phần: Carboxymethylcellulose natri 0,5%, Glycerin 0,9% được chỉ định làm giảm các cảm giác nóng, kích ứng, khó chịu cho mắt.
Liều dùng: Nhỏ 1 – 2 giọt mỗi bên mắt.
Giá: 100.000 đồng/chai 15ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ do viêm kết mạc virus
Thông thường tình trạng viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Người bệnh có thể sử dụng nước mắt nhân tạo 4 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, trường hợp viêm kết mạc do virus Herpes simplex, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt chứa trifluridine.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Viroptic
Thành phần: Trifluridine 1% có tác dụng điều trị các tổn thương mắt do virus Herpes tuýp 1 và 2 gây nên.
Liều khuyến cáo: Trong giai đoạn cấp, cách 2 giờ nhỏ 1 lần, mỗi lần 1 giọt (tối đa 9 lần/ngày). Sau đó, khi tình trạng thuyên giảm, cách 4 giờ nhỏ 1 lần và tối đa 5 lần/ngày. Đợt điều trị thường kéo dài không quá 21 ngày.
Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm cảm giác nóng rát, đỏ mắt, nhìn mờ,…
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ do viêm kết mạc vi khuẩn
Mọi người có thể điều trị viêm kết mạc nhẹ tại nhà bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo, giúp bôi trơn mắt và thường tự cải thiện trong vòng 2 – 5 ngày, có khi kéo dài 2 tuần.
Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ đau mắt đỏ kháng sinh để giúp giảm nguy cơ biến chứng, đồng thời giảm thời gian nhiễm trùng và khả năng truyền bệnh cho người khác.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Ciloxan
Thành phần: Ciprofloxacin 0,3% có tác dụng điều trị viêm kết mạc nhiễm khuẩn do vi khuẩn Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae,…
Liều khuyến cáo: Nhỏ 1 – 2 giọt, từ 2 – 6 lần/ngày hoặc theo liều hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Ciprofloxacin có thể gây tác dụng phụ như là nóng rát, kích ứng khó chịu ở mắt, xuất hiện các tinh thể trắng đọng tại mắt ở vị trí bị tổn thương,…
Giá: 80.000 đồng/chai 5ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Oflovid
Thành phần: Ofloxacin 0,3% là kháng sinh có hoạt tính kháng khuẩn mạnh chống lại nhiều loại vi khuẩn gây viêm kết mạc như Streptococcus sp, Staphylococcus sp, Haemophilus influenzae,…
Liều khuyến cáo: Mỗi lần 1 giọt, ngày nhỏ 3 lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: ngứa mí mắt, sưng mí mắt, mề đay, kích ứng mắt,…
Giá: 110.000 đồng/chai 5ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Cravit
Thành phần: Levofloxacin 0,5% có khả năng chống nhiều loại vi khuẩn gây viêm kết mạc như Staphylococcus, Streptococcus, Moraxella, Haemophilus,…
Liều khuyến cáo: Mỗi lần 1 giọt, nhỏ 3 lần/ngày, liều lượng có thể điều chỉnh tùy theo triệu chứng của bệnh nhân.
Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp do mẫn cảm ở mắt như viêm bờ mi, đau mắt, mề đay, phát ban,…
Giá: 90.000 đồng/chai 5ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Vigamox
Thành phần: Moxifloxacin 0,5%, kháng sinh có phổ tác dụng rộng được chỉ định cho bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn.
Liều khuyến cáo: Mỗi lần 1 giọt, ngày 3 lần, thường cần dùng trong 7 ngày.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau mắt và cảm giác kích ứng mắt, đau đầu, viêm bờ mi, giảm thị lực,…
Giá: 100.000 đồng/chai 5ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ do viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc do chất gây dị ứng thường được cải thiện bằng cách loại bỏ chất đó khỏi cơ thể. Các thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ kháng dị ứng thường được sử dụng như là:
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Ketofen
Thành phần: Ketotifen 0,5mg/ml là một hoạt chất thuộc nhóm kháng histamin với tác dụng điều trị viêm kết mạc cấp và mạn tính dị ứng.
Liều khuyến cáo: Người trưởng thành và trẻ trên 3 tuổi nhỏ 1 giọt, 2 lần/ngày.
Tác dụng phụ: Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm kích ứng hay đau mắt, viêm giác mạc lỗ thủng, xói mòn biểu mô giác mạc,…
Giá: 35.000 đồng/chai 3ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Alegysal
Thành phần: Pemirolast 5mg có tác dụng chống viêm, điều trị viêm kết mạc dị ứng.
Liều khuyến cáo: Nhỏ 1 giọt mỗi mắt, ngày 2 lần/ngày.
Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc là: viêm bờ mi, kích ứng mắt, ngứa mí mắt, tiết dịch hoặc xung huyết kết mạc mắt.
Giá: 85.000 đồng/chai 5ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ Acular
Thành phần: Ketorolac 0,5% có tác dụng kháng viêm được chỉ định dùng để điều trị viêm kết mạc dị ứng.
Liều khuyến cáo: Mỗi lần 1 giọt, ngày 4 lần.
Tác dụng phụ: Acular có thể gây một số tác dụng không mong muốn như nóng rát, kích ứng mắt, dị ứng, nhiễm trùng mắt.
Giá: 80.000 đồng/chai 5ml.
Thuốc nhỏ đau mắt đỏ do viêm kết mạc kích ứng
Đối với bệnh viêm kết mạc do kích ứng, điều quan trọng phải dùng nước sạch để rửa chất đó ra khỏi mắt trong 5 phút, lúc này mắt sẽ dần cải thiện trong khoảng 4 tiếng. Nếu chất gây viêm có tính acid hoặc kiềm, phải rửa mắt ngay với nhiều nước và đến khám bác sĩ.
Thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em
Đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến hơn ở trẻ em, chúng có thể dụi mắt và truyền bệnh cho những đứa trẻ khác ở trường mầm non, nhà trẻ hoặc sân chơi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Các loại nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý NaCl 0,9% thường được sử dụng ưu tiên cho trẻ. Một số trường hợp viêm kết mạc nhiễm khuẩn hoặc tình trạng viêm nặng cần được thăm khám và chỉ định loại thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ với liều lượng phù hợp cho bé.
Thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ cho trẻ em NaCl 0,9%
Thành phần: NaCl 0.9% có tác dụng rửa mắt, nhỏ mắt, vệ sinh mắt khỏi các tác nhân gây tổn thương mắt, dùng được cho trẻ sơ sinh.
Liều dùng: 1 – 3 giọt/lần, ngày 1 – 3 lần.
Giá: 4.000 đồng/chai 10ml.
Điều trị đau mắt đỏ ở đâu?
Mặc dù bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi sau vài tuần, nhưng điều quan trọng là đôi khi bạn vẫn phải kiểm tra tình trạng bệnh bởi các bác sĩ có chuyên môn nếu có các dấu hiệu sau:
- Mắt đau và đỏ dữ dội
- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc mờ mắt mà không cải thiện khi lau sạch chất dịch ra khỏi mắt.
- Các triệu chứng không cải thiện và trở nên nặng hơn
- Người có hệ thống miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư, bệnh nhân HIV,…
- Trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm kết mạc cần được khám bác sĩ ngay.
Địa chỉ các phòng khám, bệnh viện mắt uy tín tham khảo:
Phòng Khám Chuyên Khoa Mắt – BS CKII. Lê Hồng Hà
Phòng khám Mắt CKII Lê Hồng Hà được thành lập vào năm 2016 tọa lạc tại quận Phú Nhuận, TPHCM là một trong những địa điểm đáng tin cậy trong các phòng khám điều trị nhãn khoa trong đó bao gồm tư vấn khám chữa bệnh đau mắt đỏ.
Phòng khám Chuyên khoa Mắt Thu Ba
Phòng khám mắt Bác Sĩ Thu Ba do Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Ba (đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc chữa và khám mắt cho bệnh nhân, nguyên Trưởng Khoa Mắt bệnh viện An Sinh từ năm 2006 đến năm 2019) trực tiếp thăm khám.
Phòng khám đặc biệt chuyên điều trị về các bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) cho các bệnh nhân từ trẻ em đến người lớn.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Được thành lập vào năm 2004 với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất, thiết bị y khoa hiện đại. Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã trở thành lựa chọn tin cậy của gia đình Việt trên khắp cả nước trong việc khám, điều trị, phục hồi và chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Bệnh nhân có thể tìm đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng và hiệu quả.
Golden Healthcare International Clinic
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TPHCM. Tập hợp đội ngũ y bác sĩ trưởng khoa từng công tác tại các bệnh viện lớn như Nhi Đồng 2, An Sinh, Chợ Rẫy,… Do đó, khi có nhu cầu điều trị bệnh đau mắt đỏ sớm và an toàn nhất, phòng khám là nơi đáng tin cậy để người bệnh ghé thăm khám.
Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh
Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là trung tâm đầu ngành về nhãn khoa của khu vực và cả nước với chức năng khám, điều trị các bệnh lý về mắt cho người dân thành phố Hồ Chí Minh và toàn khu vực phía Nam. Để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, bệnh viện mắt là nơi uy tín được nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị.
Các phòng ngừa đau mắt đỏ
Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus rất dễ lây. Do đó, nếu một thành viên trong gia đình bị đau mắt đỏ thì những người còn lại trong gia đình đều có thể dễ dàng mắc bệnh này. Để tránh điều này xảy ra, dưới đây là một số lời khuyên cần áp dụng:
- Dùng khăn sạch, riêng cho từng thành viên trong gia đình và thay khăn hàng ngày.
- Thay ga trải giường bao gồm cả vỏ gối mỗi ngày.
- Giữ tay sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với mắt.
- Cố gắng tránh chạm vào mắt.
- Tránh sử dụng kính áp tròng hay đồ trang điểm vào mắt khi mắt nhiễm trùng.
Tư vấn sử dụng thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ với bác sĩ chuyên khoa:
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Câu hỏi thường gặp
Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì nhanh khỏi?
Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của đau mắt đỏ bao gồm:
– Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) chẳng hạn như ibuprofen
– Thuốc nhỏ trị đau mắt đỏ kháng dị ứng như ketotifen, alegysal, acular,…
– Thuốc kháng histamin đường uống: cetirizin, loratadin, fexofenadin,…
Đau mắt đỏ nhỏ V.rohto được không?
Thuốc nhỏ mắt V.rohto có rất nhiều loại khác nhau trên thị trường với nhiều công dụng khác nhau. Tùy theo tình trạng mắt mà chúng ta có thể lựa chọn loại V.rohto phù hợp. Trong bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thì V.rohto antibacterial có thể được cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, để lựa chọn thuốc nhỏ mắt đau mắt đỏ tốt nhất cho mỗi cá nhân nên có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin cụ thể, chính xác về các thuốc nhỏ đau mắt đỏ. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/157671#_noHeaderPrefixedContent
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK541034/
- https://www.aoa.org/healthy-eyes/eye-and-vision-conditions/conjunctivitis?sso=y
- https://www.cdc.gov/conjunctivitis/about/causes.html
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/pink-eye-drops