Niềng răng móm: Giải pháp hoàn hảo cho hàm răng đẹp

Niềng răng móm là phương pháp điều trị răng bị móm hiệu quả. Răng móm gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sự tự tin, chức năng ăn nhai, phát âm và các bệnh lý nghiêm trọng về răng nếu không điều trị sớm. Có 3 cách điều trị răng móm: Bọc sứ, Niềng răng móm & Phẫu thuật hàm. Docosan sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết các loại răng móm và chi tiết về phương pháp niềng răng móm an toàn.

Phân biệt các tình trạng răng móm

Răng móm hay còn gọi là khớp cắn ngược, là trường hợp khớp cắn bị sai lệch phổ biến ở nước ta, làm khuôn mặt không được cân đối, nụ cười không tự nhiên, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Răng móm, khớp cắn ngược, khớp cắn ngược loại 3 là một dạng sai khớp cắn tương quan giữa 2 hàm. Tuy răng vẫn phát triển bình thường, nhưng khi khép miệng thì răng hàm dưới phủ lên răng hàm trên, cằm chìa ra trước, gây mất cân đối khuôn mặt và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Cách nhận biết có bị móm là bằng cách nhìn nghiêng, nếu răng mọc lộn xộn, chìa ra trước thì là bị móm.

niềng răng móm
Hình ảnh răng móm- răng cắn ngược

Có 3 loại răng móm:

  • Móm do răng: Xương hàm phát triển bình thường, răng trên quặp vào trong hoặc xương hàm dưới chìa ra ngoài, cũng có thể kết hợp cả 2 trường hợp trên.
  • Móm do xương hàm: Răng mọc đúng vị trí nhưng hàm trên ngắn quá, thụt vào bên trong hoặc xương hàm dưới phát triển quá mức.
  • Móm do cả răng và xương hàm: cấu trúc răng và cấu trúc xương hàm đều gặp vấn đề.

Móm răng (khớp cắn ngược) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt và chức năng ăn nhai, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến bộ máy tiêu hóa.

3 cách khắc phục và điều trị tình trạng răng móm

Bọc răng sứ khớp cắn ngược

Đây là phương pháp chữa móm răng nhẹ, chỉ mất từ 3 đến 5 ngày là bạn đã có thể sở hữu một hàm răng trắng, sáng, đều đẹp tự nhiên.

Bọc răng sứ để cải thiện răng móm được thực hiện bằng cách: mài một phần răng để tạo cùi trụ, sau đó chụp mão răng sứ lên trên vừa khít với cùi răng thật.

niềng răng móm
Niềng răng móm bằng phương pháp bọc sứ

Sau khi bọc răng, bạn sẽ ăn uống như bình thường và không hề có cảm giác cấn, cộm hay khó chịu.

Bọc sứ cho răng bị móm thường áp dụng nhiều cho trường hợp răng cửa hàm trên, để cân đối răng và khớp cắn hai hàm. Phương pháp này chỉ có hiệu quả với trường hợp móm do răng. Nếu móm do hàm trên phát triển quá mức, làm mất cân đối khuôn mặt thì bọc răng sẽ không có tác dụng và bạn phải khắc phục bằng phương pháp khác.

Chi phí bọc răng sứ chỉnh móm sẽ phụ thuộc vào số răng cần bọc, loại răng sứ bạn lựa chọn. Tùy vào mức độ móm, bác sĩ sẽ tư vấn bọc từ 6 đến 12 răng phù hợp với tình trạng của bạn. Giá một răng sứ dao động từ 4 đến 12 triệu/ răng.

Niềng răng móm

Trường hợp bị móm răng nặng hơn một chút, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng để cải thiện tình trạng móm và sắp xếp lại các răng về đúng vị trí, chỉnh lại khớp cắn cho đúng tỷ lệ, đảm bảo chức năng ăn nhai, giúp khuôn mặt hài hòa hơn.

Niềng răng móm trong bao lâu, sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng, phương pháp niềng, loại mắc cài mà bạn lựa chọn. Thông thường thời gian niềng răng sẽ kéo dài từ 12 đến 36 tháng. Đây là phương pháp giúp điều chỉnh răng móm hiệu quả, lâu dài, không gây xâm lấn răng thật vì không cần mài răng.

Hiện nay, có rất nhiều loại niềng răng mắc cài, bạn có thể lựa chọn cho mình loại mắc cài phù hợp dựa vào những đặc điểm sau:

  • Mắc cài kim loại: Chi phí rẻ, lực tác động ổn định, nhưng không được thẩm mỹ, do mắc cài và dây cung được làm kim loại, dễ lộ mắc cài khi đeo niềng.
  • Mắc cài sứ, pha lê: Được làm từ hợp kim sứ, giá thành đắt hơn mắc cài kim loại, độ trong cao, nên độ thẩm mỹ cao hơn, không dễ lộ như đeo mắc cài kim loại.
  • Mắc cài tự động: Lực siết ổn định hơn các loại mắc cài khác, không  bật mắc cài và dây cung, chi phí niềng răng bằng phương pháp này khá cao.
  • Mắc cài mặt trong: Mắc cài được lắp ở mặt trong của răng, người khác sẽ không phát hiện ra là bạn đã niềng răng. Tuy nhiên, loại mắc cài này có thể làm bạn cảm thấy khó chịu hoặc gây tổn thương đến lưỡi, vì mắc cài được mắc bên trong cung hàm.
  • Niềng răng móm (khớp cắn ngược) trong suốt: là phương pháp chỉnh răng bằng cách sử dụng bộ khay niềng trong suốt (từ 20 đến 40 khay, tùy mức độ móm) để từ từ di chuyển răng về đúng vị trí, chỉnh lại khớp cắn cho cân đối.
niềng răng móm
Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại

Phẫu thuật hàm

Là cách phù hợp với trường hợp bị móm do xương hàm. Phẫu thuật để đưa hàm dưới lùi vào trong, đẩy hàm trên ra cho 2 hàm tương xứng với nhau. Các khuyết điểm về răng còn lại sẽ hồi phục dần để hàm cân đối hơn.

Phẫu thuật hàm chỉ có thể được thực hiện với bệnh nhân móm đủ 18 tuổi, khi xương hàm đã ổn định để tránh những sai lệch về sau này.

Thời gian phẫu thuật hàm móm thường kéo dài từ 4 đến 6 tiếng. Đây là ca phẫu thuật tương đối khó và phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ phẫu phải có nhiều kinh nghiệm, phòng khám, phẫu thuật phải đảm bảo đầy đủ những yếu tố vô trùng theo quy định.

Với tình trạng khớp cắn ngược nặng mà nguyên nhân do cả răng và xương hàm thì sau khi phẫu thuật, phải niềng răng để có được kết quả chỉnh móm tốt nhất.

niềng răng móm
Phẫu thuật hàm móm

Phẫu thuật hàm móm là ca thẩm mỹ tương đối khó, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tay nghề vững vàng, nhiều kinh nghiệm của bác sĩ, cơ sở vật chất, thiết bị phẫu thuật hiện đại nên chi phí tương đối cao so với các phương pháp chỉnh móm khác.

Để đạt kết quả thẩm mỹ cao nhất, quá trình phẫu thuật hàm móm cần tuân thủ đúng nguyên tắc, bác sĩ nhiều kinh nghiệm, máy móc, thiết bị hiện đại. Vì thế, chi phí phẫu thuật hàm móm không hề rẻ, nhưng kết quả nhận được sẽ tương xứng với số tiền bạn bỏ ra. Chi phí phẫu thuật hàm móm sẽ có sự khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể: Nếu bị móm nhẹ thì chỉ cần phẫu thuật, mức giá sẽ thấp hơn so với  trường hợp móm nặng, kèm nhổ răng.

Nếu phẫu thuật 1 hàm thì mức giá sẽ thấp hơn phẫu thuật chỉnh cả 2 hàm.

Trung bình 1 ca phẫu thuật hàm móm dao động từ 70 đến 150 triệu. Chi phí bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của khách hàng, nguyên nhân gây móm mà bác sĩ chỉ định can thiệp chỉnh hình 1 hàm hay 2 hàm để cải thiện khuôn mặt đẹp.

Quy trình niềng răng móm

Mỗi nha khoa sẽ có bảng giá phẫu thuật riêng, nhưng không chênh lệch quá nhiều, để biết chính xác trường hợp của mình phẫu thuật hết bao nhiêu tiền, bạn cần đến thăm khám và chụp phim để bác sĩ có cơ sở, tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp, và đưa ra mức giá cụ thể cho bạn.

Bước 1: Thăm khám, tư vấn và chụp phim kiểm tra tình trạng răng.

Bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát cho khách hàng và lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong miệng, ngoài mặt để bác sĩ thu thập dữ liệu và phân tích chính xác tình trạng lệch lạc các răng và hàm.

Bước 2: Lên kế hoạch điều trị

Sau khi đã thăm khám xong, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chụp phim và tình trạng răng miệng của khách hàng để lên kế hoạch điều trị. Ví dụ, bạn chỉ cần bọc sứ hay bắt buộc phải niềng răng móm.

Bước 3: Gửi phác đồ cho bệnh nhân

(Tùy theo phòng khám nha khoa). Bạn có thể liên hệ các phòng khám nha khoa trên Docosan để biết thêm chi tiết.

Bước 4: Tiến hành niềng răng móm

Dựa vào kế hoạch và phác đồ điều trị trước đó, bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng cho khách hàng. Tùy theo khách hàng lựa chọn hình thức niềng răng mắc cài kim loại hay sứ mà bác sĩ sẽ làm sạch răng và gắn mắc cài lên bề mặt răng cho bệnh nhân.

niềng răng móm
Phẫu thuật hàm móm

Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng tại nhà, hẹn lịch tái khám

Sau khi hoàn tất các bước niềng răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh răng miệng tại nhà như sử dụng bàn chải kẽ, máy tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn.

Sau cùng là hẹn lịch tái khám gần nhất để kiểm tra các mắc cài, lực siết kéo răng cũng như đánh giá sự đáp ứng của lực kéo răng có giúp răng dịch chuyển theo đúng lộ trình hay không.

Đặt lịch qua Docosan.com, bạn có thể theo dõi được lịch sử lịch hẹn và thông tin lịch hẹn dễ dàng.

Cần lưu ý gì khi niềng răng móm để khắc phục hết móm hiệu quả

  • Nên thực hiện niềng răng bị móm càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là từ 8-18 tuổi. Việc niềng răng ở tuổi trưởng thành vẫn có thể đạt được hiệu quả nhưng thời điểm này hàm đã cứng, việc tác động dịch chuyển răng sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.
  • Hầu hết là phải nhổ răng để tạo khoảng trống nhất định giúp răng dịch chuyển. Nếu răng bị móm kèm khấp khểnh thì việc nhổ răng là cần thiết và bắt buộc. 
  • Thời gian dịch chuyển răng sẽ khác nhau tùy giai đoạn. Có thể trong thời gian đầu bạn sẽ nhận thấy răng dịch chuyển tốt hơn so với các giai đoạn sau. Thời gian trung bình niềng răng là 1,5-2 năm, các răng sẽ ổn định vị trí, khắc phục móm hiệu quả.
  • Vấn đề ăn uống, vệ sinh răng miệng khi niềng răng: Thời gian đầu bạn sẽ có cảm giác vướng víu vì chưa quen có sự xuất hiện của mắc cài trên răng. Tuy nhiên, bạn sẽ quen dần sau khoảng một vài ngày.
  • Thực đơn của người niềng răng cũng cần lưu ý để không bị bung tuột mắc cài nhé. Nên cắt nhỏ các loại thức ăn, thịt để không bị giắt vào mắc cài. Tránh ăn các loại thực phẩm cứng, rắn, dai,….Tránh ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước có ga vì có đường sẽ làm răng sâu.
  • Trong 6 tháng đầu sau khi tháo niềng là thời gian vô cùng quan trọng, bạn cần phải chăm sóc răng miệng kỹ, duy trì thói quen ăn uống nhẹ nhàng, hạn chế đồ dai cứng, tái khám định kỳ để Bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định của răng sau niềng. Nếu có những bất ổn, những xu hướng tái phát, Bác sĩ có thể giúp bạn can thiệp phù hợp, đảm bảo hàm răng đều và đẹp cho bạn. 
niềng răng móm
Sau niềng răng cần chú ý đến cách vệ sinh răng miệng

Bác sĩ tư vấn và điều trị niềng răng móm

Nha Khoa Hoa Hồng Phương Đông quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, đã từng tu nghiệp và nghiên cứu ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Đức, Mỹ, Nhật, Pháp, Hàn Quốc v.v.

Nha khoa Xô Viết là một trong những phòng khám nha khoa uy tín tại TP. HCM, cung cấp dịch vụ niềng răng Invisalign.

Bác sĩ Lương Thị Quỳnh Tâm đã có hơn 5 năm kinh nghiệm thực hành nha khoa và điều trị chỉnh nha.

Trên đây Docosan vừa cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về giải pháp niềng răng móm để có được hàm răng đẹp. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ hơn về niềng răng móm và đưa ra lựa chọn niềng răng phù hợp với bản thân hoặc người thân bạn nhé!

Nguồn tham khảo: mayoclinic