Nướu răng và các vấn đề sức khỏe có thể gặp phải

Nướu răng là một cấu trúc không thể thiếu của hệ thống nha chu. Nướu răng dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại khác nhau. Bệnh nướu răng có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào mức độ cũng như nguyên nhân gây tổn thương nướu. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác có thể liên quan tới tình trạng sức khỏe của nướu. Để tìm hiểu về nướu răng và các vấn đề sức khỏe liên quan, mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Nướu răng và các vấn đề phổ biến

Nướu răng và các vấn đề phổ biến

Nướu răng là phần mô mềm màu hồng nhạt bao bọc chân răng, có tác dụng giữ và bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn hoặc mảng bám. Ngay nay số lượng người Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng lên đến hơn 90%, trong đó bệnh nướu răng khá phổ biến. Hầu hết các trường hợp bệnh đều do phương pháp vệ sinh răng miệng không phù hợp, lâu dần hình thành mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Bên cạnh đó vẫn còn một số nguyên nhân khác ảnh hưởng tới nướu nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. Tuy nhiên việc vệ sinh răng miệng đúng cách vẫn là phương pháp hữu hiệu, rẻ tiền và phù hợp nhất. Bệnh nướu răng trong những giai đoạn đầu thường không có biểu hiện rầm rộ mà chỉ thông qua các triệu chứng khác, do đó người bệnh thường ít khi quan tâm và xem nhẹ vấn đề.

Vấn đề về nướu răng thường gặp nhất là viêm nướu và viêm nha chu. Khi đó mô nướu bị viêm sẽ sưng phù, chảy máu, sung huyết kèm theo những cơn đau âm ỉ tại vị trí viêm. Nếu bệnh nhân nhai thức ăn cứng chắc hoặc chạm vào phần nướu viêm có thể gây đau dữ dội. Lâu ngày, nếu không được điều trị, loét nướu răng là điều khó tránh khỏi. Nướu răng bị loét sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần răng tại vị trí viêm, tệ nhất là mất răng.

Nguyên nhân bệnh nướu răng

Nguyên nhân bệnh nướu răng

Trong số các nguyên nhân gây bệnh viêm nướu, những nguyên nhân sau đây được cho là thường gặp nhất:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Vệ sinh răng miệng không thường xuyên là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về nướu. Các phương pháp vệ sinh răng miệng như chải răng ngày tối thiểu 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa, dùng nước súc miệng có chất kháng khuẩn nên được áp dụng trong việc chăm sóc răng miệng để phòng ngừa mảng bám vi khuẩn gây hại.
  • Vị trí răng mọc sai lệch trên cung hàm tạo các hố rãnh sâu tự nhiên: Đôi khi vệ sinh răng miệng thông thường không thể làm sạch tốt đối với các trường hợp răng mọc lệch, khi đó cần phải có sự can thiệp của nha khoa để chỉnh hình cũng như làm sạch các hố rãnh sâu tự nhiên.
  • Khẩu phần ăn thiếu các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố vi lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Chẳng hạn như thiếu Vitamin C có thể gây tình trạng viêm nướu.
  • Sử dụng rượu bia và thuốc lá: Các chất kích thích khiến sức khỏe răng miệng ngày càng tệ hơn, đặc biệt khi nướu đang bị viêm việc sử dụng rượu bia và thuốc làm cho kéo dài thời gian mắc bệnh, đôi khi tình trạng càng xấu đi hơn.
  • Bệnh đái tháo đường: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ mất thiết giữa bệnh đái tháo đường và bệnh nha chu. Người bệnh cần thực hiện kiểm soát đường huyết một cách thường xuyên nhằm hạn chế các biến chứng do đái tháo đường đem lại cũng như bệnh nha chu.
  • Các yếu tố di truyền: Người ta chứng minh được rằng các yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh nha chu ở những gia đình có nhiều người mắc tái đi tái lại bệnh.

Các triệu chứng của bệnh nướu răng

Các triệu chứng đi kèm của bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng có rất nhiều triệu chứng đi kèm, đôi nướu bị ảnh hưởng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý toàn thân. Do đó chung ta hoàn toàn không được xem nhẹ các vấn đề về răng miệng. Một số dấu hiệu, triệu chứng sau đây người bệnh thường gặp khi mắc các bệnh do nướu răng:

  • Sưng đỏ nướu: Nướu răng khi bị viêm thường có biểu hiện sưng nóng đỏ đau do các chất hóa ứng động đáp ứng viêm gây nên. Đôi khi tình trạng này có thể tệ hơn khiến bệnh nhân đau dữ dội, dần dần nướu răng bị loét lâu ngày dẫn đến mất răng.
  • Chảy máu chân răng: Khi nướu viêm bị tác động bởi việc vệ sinh răng miệng, nhai thức ăn cứng chắc có thể chảy máu răng. Nướu khỏe mạnh thường không bị chảy máu răng khi chải răng trừ khi dùng biện pháp vệ sinh quá thô bạo. Do đó khi gặp triệu chứng này, người bệnh cần đến ngay bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn thích hợp.
  • Hôi miệng: Vi khuẩn phát triển và sinh sôi nảy nở trong quá trình hình thành mảng bám, lâu ngày gây viêm nướu và cả hôi miệng. Người bệnh thường tìm đủ mọi các như ăn kẹo, sử dụng xịt thơm miệng nhưng họ không tìm cách giải quyêt triệt để vấn đề do đó hôi vẫn cứ kéo dài dai dẳng, không dứt.
  • Sốt và hổi hạch toàn thân: Đây là một trong những triệu chứng toàn thân có thể gặp phải khi mắc các vấn đề về nướu răng. Hầu như các bệnh nhân bị viêm nướu thường nếu sốt chỉ sốt nhẹ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên khi bệnh nhân bị sốt cao và nổi hạch, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.
  • Tụt nướu: Đây là triệu chứng nặng của việc mảng bám lâu ngày chiếm hầu hết chân răng, đẩy tụt nướu khiến răng dễ lung lay, làm bộc lộ phần ngà răng khi đó răng rất nhạy cảm. Để điều trị dứt điểm cần phải đến cơ sở y tế có phòng khám nha khoa để lấy cao răng, dần dần nướu răng có thể phục hồi lại như cũ.
  • Răng lung lay: Đây có là giai đoạn muộn của việc viêm nướu lâu ngày không được điều trị, lúc này nguy cơ mất răng có thể xảy ra. Bắt buộc phải có sự tham vấn của bác sĩ nha khoa để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Không chỉ các bệnh về nướu răng mà các bệnh răng miệng khác đều nên được chú ý và quan tâm. Mỗi 6 tháng người bệnh nên đến các cở y tế có phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời nếu như có bất kỳ vấn đề nào xảy ra đối với sức khỏe răng miệng.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.