Sưng răng: Nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa

Sưng răng và kích ứng nướu, không cần phải quá lo lắng nếu bạn thường xuyên bị như vậy vì đây là một tình trạng khá thường gặp của con người. Nhiều người bị sưng răng, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Sưng răng thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại và có thể dễ dàng điều trị. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu các dấu hiệu và nguyên nhân gây ra tình trạng kích ứng nướu, sưng răng, sau đó tập trung vào cách điều trị và phòng ngừa để có nụ cười tự tin, khỏe mạnh nhé.

Sưng răng là gì?

Sưng răng là một tình trạng bệnh phổ biến với nhiều tên gọi y khoa khác nhau như viêm nha chu, viêm quanh răng. Đây là một bệnh viêm mãn tính của nướu do nhiễm trùng mảng bám màng sinh học nội sinh. Nó thường biệu hiện là một tình trạng viêm lợi nặng hơn theo thời gian, cuối cùng dẫn đến lung lay răng và mất răng nếu không được điều trị. Tất cả các răng đều có thể gặp phải vấn đề này như bị sưng răng hàm, bị sưng răng khôn, …

Khi bị sưng răng, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy các triệu chứng, dấu hiệu khó chịu sau:

  • Nướu sưng và chảy máu khi bạn chải răng hay khi dùng chỉ nha khoa, hoặc ăn thức ăn giòn hoặc cứng.
sưng răng
Sưng răng: Nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa
  • Lở miệng, hôi miệng dai dẳng thường đi kèm với tình trạng nướu bị sưng và có mủ.
  • Mô nướu bị tụt hoặc không dính vào răng nên khiến chân răng có vẻ dài ra.
  • Nếu tình trạng của bạn xấu đi hoặc kéo dài trong một thời gian dài, điều quan trọng là bạn phải liên hệ với nha sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Thay vì có màu hồng như bình thường, vùng nướu bị sưng có màu đỏ thẫm hoặc đỏ sẫm.
  • Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày khiến nướu bị hở, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào chân răng và khiến răng bị sưng nặng hơn và bắt đầu có mủ.

Xem thêm: Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới: Nguyên nhân và điều trị

Nguyên nhân của sưng răng

Sưng răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, đánh răng quá mạnh bạo gây chảy máu nướu, dẫn đến tình trạng sưng, viêm
sưng răng
Sưng răng: Nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa
  • Răng bị sưng, đau và dễ vỡ là kết quả của quá trình mọc răng khôn trong quá trình trưởng thành.
  • Thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng và trên bề mặt răng tạo thành mảng bám, chứa vi trùng nguy hiểm. Nếu để mảng bám lâu ngày trên răng sẽ gây kích ứng nướu, sinh ra tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm.
  • Vi khuẩn sâu răng lây lan gây sưng và loét nướu.
  • Viêm nha chu có thể gây viêm và sưng nướu, đây là một trong những triệu chứng. Nếu nướu của bạn bị sưng và chứa đầy mủ, bạn đã bị nhiễm trùng nặng. Nướu răng có mủ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương đến răng, xương ổ răng và các răng bên cạnh…
  • Hút thuốc tạo môi trường cho vi trùng miệng phát triển mạnh
  • Dùng thức ăn hoặc thức uống khi còn quá nóng gây bỏng nướu hoặc quá lạnh khiến ê buốt nướu, làm sưng nướu.
  • Ăn thức ăn cay nóng lâu ngày làm lở loét nướu, sưng, nhức.
  • Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra khi có kinh nguyệt, dậy thì hoặc mang thai khiến miệng dễ bị vi sinh vật gây sưng lợi.
  • Việc sản xuất nước bọt giảm do tác dụng phụ của một số loại thuốc, gây khó khăn cho việc quét sạch mảng bám và tế bào chết trong khoang miệng.

Cách xử lý sưng răng

Có nhiều phương pháp điều trị sưng răng mà bạn có thể thử, cũng như những việc mà bạn nên tránh làm. Trước khi bạn bắt đầu điều trị sưng răng, hãy chắc chắn rằng bạn biết những điều nên và không nên làm sau đây nhé:

Nên làm

  • Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên, tốt nhất là sau các bữa ăn. Nếu răng bị sưng là do viêm nướu, biện pháp tốt nhất để mau khỏi là phải chăm sóc răng miệng thật tốt.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều trái cây và rau quả, hạn chế uống nước ngọt và đồ uống có chứa caffein.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nước muối có tác dụng giảm sưng răng và làm dịu cơn đau do sưng răng.
  • Sử dụng thuốc chống viêm như ibuprofen để giảm sưng đau và ê buốt răng
  • Chườm nóng và lạnh có thể giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, cần chườm lên mặt chứ không phải trực tiếp lên nướu răng. Trước tiên, đắp một miếng vải đã ngâm nóng sau đó là chườm bằng một túi rau quả để lạnh. Lặp lại chu kỳ nóng – lạnh khoảng 2-3 lần
  • Dùng thử benzocaine. Nếu răng bị sưng khiến bạn khó ăn, uống hoặc nói chuyện, hãy thử sử dụng sản phẩm có chứa benzocaine. Benzocaine thường được bôi trực tiếp lên chỗ sưng hoặc có trong nước súc miệng. Benzocaine sẽ tạm thời giảm đau và làm dịu chỗ viêm.
  • Đi khám nha sĩ hoặc bác sĩ răng hàm mặt. Nếu tình trạng sưng đau răng vẫn còn kéo dài, hãy đến gặp nha sĩ. Nha sĩ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân gây sưng răng và đề xuất các phương án điều trị.

Không nên làm

  • Tránh các yếu tố gây kích ứng nếu thấy mình bị dị ứng hoặc nhạy cảm với kem đánh răng, hãy ngừng sử dụng và quay lại với loại kem đánh răng đã dùng trước đó. Nước súc miệng có cồn cũng có thể gây kích ứng, vì vậy tránh sử dụng những loại nước này nếu bạn đang bị sưng răng.
  • Ngưng uống rượu bia và hút thuốc lá vì có thể khiến tình trạng sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn nếu tiếp tục sử dụng

Cách phòng ngừa sưng răng

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, hoặc sau mỗi khi ăn và đặc biệt phải đánh răng trước khi đi ngủ.
  • Không chải răng ngang mà nên chải xoay tròn hoặc đánh răng theo chiều dọc để tránh làm tổn thương lợi và men răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng thay tăm xỉa răng nhằm hạn chế các tác động lên nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để tránh làm tổn thương nướu răng
  • Uống đủ nước, ít nhất 1-2 lít nước mỗi ngày.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê, nước ngọt.
sưng răng
Sưng răng: Nguyên nhân, cách xử lý và cách phòng ngừa
  • Cạo vôi răng định kỳ và khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khoẻ răng miệng.

Sưng răng là một tình trạng bệnh răng miệng phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi bị sưng răng thường sẽ đau nhiều, hôi miệng và chảy máu miệng là những triệu chứng thường gặp, nặng nề hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng. Chính vì vậy việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng. Mong rằng qua bài viết này, người đọc đã biết cách chăm sóc răng miệng của mình hơn.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.