Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Chế độ ăn kiêng tiểu đường có tốt không? Cùng DiaB tìm câu trả lời và điểm qua một số lầm tưởng qua bài viết dưới đây nhé!

Điểm qua những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng ở người đái tháo đường

Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng đảm bảo sự ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Một chế độ ăn uống ít tinh bột, ít carbohydrate, giàu chất xơ và vitamin, kháng chất được ưu tiên hơn cả. Do đó, nhiều đã lựa chọn phương pháp ăn kiêng tiểu đường. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chế độ ăn kiêng tiểu đường, nhiều người đã thực hiện kiêng khem quá mức, cùng có một số quan niệm sai lầm làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vậy chế độ ăn kiêng tiểu đường có tốt không? Cùng DiaB tìm câu trả lời và điểm qua một số lầm tưởng về chế độ ăn kiêng ở người đái tháo đường qua bài viết dưới đây nhé!

Ăn nhiều đường gây ra bệnh đái tháo đường

Nhiều người quan niệm rằng, ăn đường và thực phẩm ngọt, giàu đường sẽ gây ra bệnh tiểu đường, nên trong chế độ ăn kiêng tiểu đường họ đã loại bỏ hoàn toàn đường. Đây là sai lầm thường gặp phổ biến nhất.

Những lầm tưởng về chế độ ăn kiêng tiểu đường

Ăn nhiều đường gây ra bệnh đái tháo đường

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây ra đái tháo đường là do bài tiết insulin không đủ, béo phì, tăng cân cùng lối sống ít vận động chính là các yếu tố nguy cơ. Chính sự mất cân bằng giữa lượng calo nạp vào cơ thể và tốc độ sử dụng calo đã gây nên tình trạng đái tháo đường.

Thực phẩm đắng giúp trung hòa lượng đường trong máu

Tình trạng đái tháo đường có liên quan mật thiết đến lượng đường trong máu cao. Do đó, nhiều người cho rằng, việc tiêu thụ các thực phẩm có vị đắng như mướp đắng, cỏ cà ri sẽ giúp giảm lượng đường trong máu.

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy các thực phẩm có vị đắng sẽ giúp kiểm soát đường huyết. Thay vào đó, thực phẩm giàu chất xơ, giàu chất chống oxi hóa được các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung vào chế độ ăn kiêng tiểu đường, giúp hạ đường huyết và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Việc mất cân bằng giữa lượng nạp vào và lượng sử dụng calo trong cơ thể có thể gây tăng đường huyết. Do đó, nhiều người đã bỏ carbohydrate ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này hoàn toàn không đúng.

Ăn nhiều đường gây ra bệnh đái tháo đường

Ăn nhiều đường gây ra bệnh đái tháo đường

Carbohydrate là nhóm dưỡng chất quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh của người đái tháo đường. Vì thế, nếu loại bỏ chúng hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn hằng ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí làm mất cần bằng trong chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường. 

Thay vì loại bỏ carbohydrate khỏi chế độ ăn kiêng tiểu đường, bệnh nhận nên chọn các loại arbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, kê, trái cây và rau củ chứa nhiều chất xơ, vừa cung cấp khoáng chất và vitamin vừa giúp cơ thể no lâu, hấp thu chậm hơn. Nhờ đó, giữ được sự ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn.

=> Tham khảo ngay: Dinh dưỡng đái tháo đường – 101 điều mà ai cũng cần biết

Ăn tất cả lượng protein vì chúng không chứa carb

Một số thực phẩm giàu  protein như trứng, thịt, thịt gia cầm, phô mai có hàm lượng carbohydrate không cao, nhưng không có nghĩa chúng có thể thay thế bằng carbohydrate. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thực hiện chế độ ăn kiêng tiểu đường giàu protein từ thực phẩm động vật béo, bạn không chỉ ăn nhiều protein mà còn nạp nhiều chất béo. 

Việc nạp nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL “xấu” và tổng lượng cholesterol nạp vào, làm tăng nguy cơ tiến triển biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa protein và carbohydrate trong mỗi bữa ăn còn làm chậm quá trình giải phóng glucose trong máu, tăng phản ứng insulin, nhờ đó hạn chế tình trạng lượng đường trong máu tăng đột ngột sau bữa ăn. Vì thế, người tiểu đường cần cân bằng lượng protein và carbohydrate trong bữa ăn hằng ngày.

Không được phép ăn trái cây

Trái cây thường có vị ngọt từ đường tự nhiên nên nhiều người tiểu đường quan niệm không được phép ăn trái cây vì sợ tăng đường huyết. Việc thực hiện chế độ ăn kiêng tiểu đường và loại bỏ trái cây ra khỏi thực đơn dinh dưỡng là không đúng. Bởi trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng cho cơ thể.

Không được phép ăn trái cây

Không được phép ăn trái cây

Để kiểm soát tốt đường huyết, người tiểu đường nên chọn trái cây tươi có chỉ số đường huyết GI ở mức trung bình và thấp, sử dụng trái cây như một bữa ăn nhẹ và không ăn ngay sau bữa ăn. Đồng thời, ưu tiên ăn nguyên quả thay vì ép lấy nước uống.

Uống nước ép trái cây là tốt

Quan niệm “uống nước ép trái cây là tốt” là không đúng trong chế độ ăn kiêng tiểu đường. Mặc dù việc uống nước trái cây sẽ khiến cơ thể tiêu hóa nhanh hơn và có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn, nhưng người đái tháo đường vẫn có thể uống nước ép trái cây. Tuy nhiên, người bệnh nên ưu tiên uống nước ép từ những loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp và uống với mức độ vừa phải. Đồng thời, ưu tiên ăn trái cây thay vì uống nước ép trái cây để tận dụng lượng chất xơ có nhiều trong chúng giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ăn trứng sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu

Trứng là thực phẩm bổ dưỡng mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Trung bình một quả trứng chứa 63 kcal, 5.53 g protein, 4.18 g lipid (trong đó cholesterol khoảng 164 mg), vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp chế biến sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của trứng. Nếu rán trứng có thể làm tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 hàm lượng chất béo và cholesterol so với trứng luộc. Do đó, cần bổ sung trứng vào chế độ ăn kiêng tiểu đường.

Ăn trứng sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu

Ăn trứng sẽ làm tăng mức cholesterol trong máu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đạt được lợi ích tối đa khi ăn trứng, bạn nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, mỗi ngày một quả trứng và ăn cả lòng đỏ, lòng trắng. Kết hợp với lối sống lành mạnh và chế độ tập luyện hợp lý để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Với những người, có bệnh lý về mỡ máu, cholesterol hoặc đái tháo đường mắc biến chứng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về chế độ ăn của mình.

Ăn kiêng tiểu đường: Không được ăn các loại rau củ có tinh bột

Việc loại bỏ các loại rau củ có tinh bột ra khỏi chế độ ăn kiêng tiểu đường là điều sai lầm, bởi ngoài tinh bột, các loại rau củ là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C và nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Vì thế, không nên loại bỏ các loại rau củ có tinh bột như khoai tây, củ cải đường, cà rốt ra khỏi chế độ dinh dưỡng. Thay vào đó, người tiểu đường nên cân bằng lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, bằng cách kết hợp với các loại rau không chứa tinh bột như salad rau diếp, đậu xanh hoặc bông cải xanh.

Chia các bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu

Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày sẽ chia nhỏ lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Lúc này lượng glucose được giải phóng vào máu thấp nên insulin có thể dễ dàng đẩy chúng vào tế bào để sản xuất năng lượng. Quá trình này được gọi là tải lượng đường huyết.

Chia các bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu

Chia các bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu

Do đó, việc chia các bữa ăn nhỏ thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu là quan niệm sai lầm trong chế độ ăn kiêng tiểu đường. Bên cạnh chia nhỏ nhiều bữa ăn thì việc lựa chọn thực phẩm trong mỗi bữa ăn cũng là điều quan trọng. 

Người tiểu đường nên ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau mầm, các loại đậu, bánh cho người ăn kiêng tiểu đường, quả hạch và salad trong chế độ ăn uống của mình để kiểm soát tốt đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.Trên đây là tổng hợp những sai lầm phổ biến mà nhiều bệnh nhân hay mắc phải liên quan đến chế độ ăn kiêng tiểu đường của mình.

Hy vọng thông qua những thông tin mà DiaB vừa chia sẻ sẽ giúp bệnh nhân và người thân chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn!