Hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường type 2

Béo phì và đái tháo đường type 2 là hai bệnh lý có liên quan mật thiết với nhau và đều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tình trạng béo phì làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, và nếu người đái tháo đường type 2 bị béo phì thì nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe là rất cao. Vì thế, cần có các giải pháp phòng ngừa béo phì ở người bình thường nói chung và người đái tháo đường type 2 nói riêng.

Tổng quan về béo phì và đái tháo đường type 2

Béo phì và đái tháo đường type 2 là các bệnh lý mãn tính rối loạn chuyển hóa hiện nay, ảnh hưởng đến chất lượng sống và tình trạng sức khỏe của người bệnh. 

Béo phì và đái tháo đường type 2 liên quan chặt chẽ với nhau

Béo phì và đái tháo đường type 2 liên quan chặt chẽ với nhau

Đái tháo đường là tình trạng suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi trong cơ thể thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra đái tháo đường type 2, trong đó tình trạng béo phì, thừa cân được xem là 2 yếu tố nguy cơ gây bệnh khá cao hiện nay. Người đái tháo đường type 2 nếu không có chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ vận động phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng về tim, thận, mắt,… ảnh hưởng đến sức khỏe.

Béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ quá nhiều và không bình thường một cách cục bộ trên toàn cơ thể. Tình trạng béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tình trạng béo phì được đánh giá trên hai chỉ số là chỉ số BMI và kích thước của vòng bụng. Trong đó chỉ số BMI được tính dựa trên công thức chỉ số cân nặng và chỉ số chiều cao. Nếu BMI ≥ 23 thì được xếp vào nhóm thừa cân, 23 < BMI < 24,9 là tiền béo phì, 25 < BMI < 29,9 là béo phì mức I và BMI ≥ 30,0 là béo phì mức II.

Kích thước vòng bụng cũng là yếu tố đánh giá tình trạng béo phì. Kích thước vòng bụng > 80cm đối với nữ và > 90cm đối với nam thì được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì.

Tại sao béo phì lại gây ra đái tháo đường type 2?

Theo các chuyên gia sức khỏe, béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra đái tháo đường type 2 bởi vì nó ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng và đáp ứng với insulin – hormone quan trọng trong việc điều chỉnh đường huyết. Khi bị thừa cân hoặc béo phì, các tế bào mỡ trong cơ thể thường trở nên kháng insulin, điều này gây ra hiện tượng insulin resistance (kháng insulin). Khi hàm lượng insulin không đủ hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin để chuyển hóa đường trong máu hiệu quả để chuyển năng lượng vào tế bào sẽ dẫn đến tăng đường huyết.

 Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra đái tháo đường type 2

 Béo phì là yếu tố nguy cơ gây ra đái tháo đường type 2

Béo phì và đái tháo đường type 2 không chỉ có mối liên hệ mật thiết với nhau, mà tình trạng béo phì còn là nguy cơ của nhiều biến chứng khác như: tăng thông khí, ngừng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, xương khớp, gan nhiễm mỡ,…. Người béo phí còn có tâm lý mặc cảm, tự ti, lâu ngày còn mắc chứng trầm cảm. Đây cũng là 1 yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 2. Vì thế, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa béo phì là điều cần thiết ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Xem thêm: Béo phì – Thách thức trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Các biện pháp phòng ngừa béo phì

Béo phì không chỉ làm cơ thể chậm chạp, nặng nề, mất vẻ thẩm mỹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Vậy làm thế nào để phòng ngừa béo phì?

Tập thể dục thường xuyên

Hiện nay, người lớn tuổi đều dành phần lớn thời gian để ngồi trong ngày, dù tại nơi làm việc, ở nhà hay trong quá trình hoạt động giải trí. Với lối sống ít vận động đã khiến cơ hể không thể đốt cháy lượng calo được thu nạp mỗi ngày. 

Vì thế, để ngăn ngừa tăng cân và béo phì, việc tập thể dục thường xuyên là cực kỳ quan trọng. Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc hoạt động thể chất cường độ cao với thời gian vừa phải để kiểm soát cân nặng và ngừa tăng cân, béo phì hiệu quả.

Chế độ ăn lành mạnh

Chế độ ăn uống mất cân đối giữa các nhóm chất đã được chứng minh là nguyên nhân gây nên béo phì. Vì thế, bạn bạn cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất và cân bằng các nhóm chất thiết yếu để ngăn ngừa béo phì và đái tháo đường type 2 hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa béo phì hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp phòng ngừa béo phì hiệu quả

Bạn cần tránh giảm lượng chất béo chứa nhiều axit no như mỡ động vật, bơ động vật; chất béo chứa nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,… trong chế độ ăn của mình. Tránh ăn mặn, thức ăn nhanh, đồ ngọt. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm ít calo như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt nếu đang có dấu hiệu thừa cân.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chia mỗi ngày thành 3 bữa chính và 2 bữa phụ, đa dạng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời kiểm soát hành vi ăn uống của mình, tránh ăn quá nhiều trong một nhóm chất gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Theo dõi cân nặng thường xuyên

Việc theo dõi cân nặng thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện được lượng tăng cân nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề lớn hoặc tăng cân không kiểm soát. 

Uống nhiều nước

Theo các chuyên gia khuyến cáo, người trưởng thành cần uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Việc cung cấp nước sẽ giúp thận lọc các chất cặn bã tốt hơn, nhờ đó cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo hiệu quả hơn. 

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều đều có thể làm thay đổi hormone, làm tăng cảm giác thèm ăn. Vì thế, bạn hãy cố gắng ngủ đủ giấc, cải thiện chất lượng giấc ngủ để ngăn ngừa béo phì.

Thay đổi lối sống

Đề phòng ngừa bệnh béo phì và đái tháo đường type 2, bạn cần tạo cho mình lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng, stress, hạn chế hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác. 

Bỏ thói quen vừa ăn vừa xem điện thoại vì dễ mất kiểm soát khi ăn uống do não không có đủ thời gian để nhận tín hiệu no. Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế việc ăn quá nhiều.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2”

Khi bạn bị béo phì hoặc thừa cân hay có dấu hiệu tiền tiểu đường thì việc tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2 là điều cần thiết. Đây là chương trình được phát triển bởi đội ngũ DiaB được lấy cảm hứng từ Chương trình “Phòng ngừa bệnh Đái Tháo Đường típ 2 (Prevent T2) của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật ở Mỹ (CDC). Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, DiaB mang đến cho người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tại Việt Nam chương trình huấn huyện để phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2 và các vấn đề sức khỏe khác.

Thay đổi lối sống - phòng ngừa đái tháo đường type 2

Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2

Với sự đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe trong 12 tuần sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh, hình thành thói quen vận động, kiểm soát cân nặng, quản lý stress và suy nghĩ. Bên cạnh đó là các kiến thức về đái tháo đường, sức khỏe tim mạch cùng các vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng khác. Để từ đó, hình thành thói quen sống lành mạnh để phòng ngừa béo phì và đái tháo đường type 2.

Trên đây là mối quan hệ giữa béo phì và đái tháo đường type 2 cùng các giải pháp phòng ngừa béo phì mà DiaB muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm soát và duy trì cân nặng hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

http://www.benhvienninhbinh.vn/beo-phi-va-cach-phong-tranh

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5687113/

https://www.diabetes.co.uk/diabetes-and-obesity.html https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/symptoms-causes/syc-20351193