Dopamine là gì? 7 ảnh hưởng của Dopamine lên cơ thể

Dopamine là một loại chất dẫn truyền thần kinh, hormone. Dopamine đóng vai trò trong nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm chuyển động, trí nhớ, phần thưởng và động lực thú vị. Nồng độ dopamine cao hay thấp có liên quan đến một số bệnh về thần kinh và sức khỏe tâm thần. Để bạn có thể hiểu rõ về dopamine và những ảnh hưởng của dopamine đến cơ thể? Mời bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này!

Dopamine là gì?

Dopamine (3,4-dihydroxyphenethylamine) là một chất hóa học hữu cơ được tạo ra từ Tyrosine. Dopamine có chức năng vừa là hormon, vừa là chất dẫn truyền thần kinh, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong cơ thể.

Hormone dopamine

Dopamine hoạt động như là một hormone, còn gọi là hormone hạnh phúc. Hormone Dopamine là được giải phóng bởi vùng dưới đồi tại não. 

Khi nồng độ dopamine trong cơ thể tăng lên sẽ mang lại cảm giác sảng khoái, thích thú, tràn đầy cảm hứng và động lực. Ngược lại khi nồng độ dopamine trong cơ thể thấp xuống sẽ làm giảm động lực, giảm khả năng tập trung của cơ thể. 

Công dụng của Dopamine

Dopamine đóng vai trò trong nhiều chức năng của cơ thể. Khi là chất dẫn truyền thần kinh, dopamine liên quan đến:

  • Sự chuyển động
  • Ký ức
  • Phần thưởng thú vị và động lực
  • Hành vi và nhận thức
  • Sự chú ý
  • Giấc ngủ
  • Tâm trạng
  • Xử lý đau
  • Khả năng học hỏi

Khi là một hormone, dopamine giải phóng vào máu, đóng vai trò nhỏ trong hội chứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy đề cập đến phản ứng của cơ thể khi gặp căng thẳng, cần thoát khỏi nguy hiểm.

Ngoài ra, dopamine còn có vai trò như:

  • Giãn mạch máu (hoạt động như thuốc giãn mạch ở liều thấp), co mạch máu (hoạt động như thuốc co mạch ở liều cao).
  • Tăng natri và loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể.
  • Giảm sản xuất insulin trong tuyến tụy.
  • Làm chậm chuyển động ở đường tiêu hoá và bảo vệ lớp lót đường tiêu hoá của bạn.
  • Làm giảm hoạt động của tế bào Lympho trong hệ thống miễn dịch.

Ảnh hưởng của dopamine lên chức năng của cơ thể

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Nồng độ dopamine quá ít hay quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần. Ví dụ trong một số bệnh:

  • Tâm thần phân liệt, một số triệu chứng dương tính như ảo giác, hoang tưởng là do quá nhiều dopamine ở khu vực nhất định trong não. Ngược lại triệu chứng âm tính như mất động lực là do thiếu dopamine ở khu vực khác của não. Kiểm soát được dopamine trong não giúp cải thiện được triệu chứng dương tính và âm tính.
  • Hưng cảm liên quan đến nồng độ dopamine cao. Thuốc làm giảm nồng độ Dopamine như Reserpine thường được sử dụng trong điều trị hưng cảm.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) liên quan đến thiếu dopamine trong cơ thể. Dopamine là một chất trong não giúp truyền tín hiệu từ dây thần kinh này sang dây thần kinh khác. Dopamine đóng một vai trò trong việc kích hoạt các phản ứng và chuyển động cảm xúc. Rối loạn tăng động giảm chú ý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập và giao tiếp. Thuốc có tác dụng bổ sung thêm dopamine được sử dụng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.
dopamine
Dopamine ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn

Chuyển động cơ thể, cảm xúc

Các neuron dopamine giúp truyền dopamine từ bộ phận này đến bộ phận kia của não. Những kết nối này gọi là đường truyền dopamine. Đường truyền này sẽ truyền tín hiệu đến vỏ não trước trán. Đây là khu vực liên quan đến khả năng giải quyết vấn đề, tư duy, trí nhớ của cơ thể. 

Bên cạnh đó dopamine còn tham gia vào quá trình xử lý cảm xúc, kiểm soát trí nhớ qua việc kết nối với các hạch hạnh nhân.

Kiểm soát động lực và khen thưởng

Dopamine là một phần trong hệ thống khen thưởng của cơ thể. Khi vui, cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn dopamine. Dopamine mang lại niềm vui, cảm giác hưng phấn. Vì vậy cơ thể luôn muốn được cảm giác này nhiều hơn.

Trong đồ ăn vặt, đường, rượu bia, chất kích thích rất dễ gây nghiện. Vì chúng kích thích một lượng lớn dopamine được giải phóng vào não, mang lại cảm giác vui vẻ, hài lòng.

Ngược lại khi thiếu dopamine sẽ khiến cơ thể thấy tinh thần mệt mỏi, chán chường và thiếu động lực.

Giấc ngủ

Dopamine ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Thiếu Dopamine sẽ làm tăng cảm giác buồn ngủ và ngược lại khi nồng độ dopamine cao lại làm cơ thể khó ngủ. 

Ảnh hưởng đến bệnh lý khác

Parkinson

Khi cơ thể bị bệnh Parkinson, có một loại tế bào thần kinh bị thoái hoá dần. Những tế bào thần kinh này làm giảm khả năng truyền tín hiệu làm cho cơ thể tiết ra không đủ dopamine – một trong những chất dẫn truyền thần kinh quan trọng.

Khi não gửi tín hiệu kích hoạt cho cơ của bạn di chuyển, dopamine có vai trò giúp kết nối các tế bào thần kinh lại, nhằm kiểm soát chuyển động của cơ thể. Đây là lý do cho việc thiếu dopamine gây ra các triệu chứng cử động chậm chạp, run, co cứng cơ của bệnh parkinson. Các triệu chứng trên có thể giảm bằng cách sử dụng thuốc làm tăng nồng độ dopamine.

Hội chứng đứng ngồi không yên

Nguyên nhân là do nồng độ thấp của dopamine trong cơ thể. Dopamine là một chất hóa học giúp kiểm soát chuyển động vì vậy với những vùng não ít có khả năng nhận được tín hiệu dopamine, chuyển động của một người có thể bị ảnh hưởng.

Béo phì

Nhiều nghiên cứu cho thấy người bị béo phì không giải phóng đủ dopamine. Họ gặp phải những trở ngại mà những người khác không gặp từ chính động lực cần ăn ít lại ở bản thân. Điều này khiến họ ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn không cảm thấy hài lòng.

Cơ thể thiếu dopamine sẽ biểu hiện ra sao

Khi cơ thể thiếu dopamine sẽ có các triệu chứng như sau:

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không có năng lượng làm việc
  • Tâm trạng thay đổi thất thường, không vui
  • Tinh thần thiếu tập trung, trí nhớ kém
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, suy giảm chất lượng giấc ngủ
  • Ham muốn tình dục thấp
  • Run tay chân, cứng cơ bắp, khó giữ thăng bằng
  • Ảo giác, trầm cảm
dopamine
Mệt mỏi, thiếu năng lượng là biểu hiện khi cơ thể thiếu dopamine

Khi thiếu nồng độ dopamine, cơ thể sẽ cảm thấy buồn chán, tiêu cực hay tìm đến rượu bia, chất kích thích để vui vẻ hơn. Tuy nhiên điều này có thể gây nguy hại đến sức khoẻ. Để tăng Dopamine một cách tự nhiên, có thể thông qua chế độ ăn uống và lối sống hằng ngày.

Làm sao có thể tăng nồng độ Dopamine trong cơ thể

Thông qua thực phẩm

Bổ sung chế độ ăn giàu magie và tyrosine qua bữa ăn hằng ngày. Tyrosine là một acid amin, được hấp thụ trong cơ thể sau đó đi đến não, chuyển đổi thành dopamine. Ngoài ra Tyrosine cũng giúp tăng cường trí nhớ và tăng khả năng tập trung của cơ thể.

Những loại thực phẩm chứa nhiều tyrosine như cá, thịt bò, thịt gà, trứng, hạnh nhân, táp, bơ, chuối, củ cải, rau lá xanh, trà xanh, bột yến mạch, cam, đậu hà lan, vừng, bí ngô, cà chua, nghệ, dưa hấu,…

Sử dụng ít chất béo bão hòa, vì chất béo bão hoà có thể làm thay đổi cấu trúc và phá vỡ các liên kết trong dopamine. Chất béo bão hoà có thể được tìm thấy trong bơ, sữa béo, dầu mỡ, mỡ động vật,…

Ngoài ra sử dụng thực phẩm chứa carbohydrate (ngũ cốc, thực phẩm họ đậu, bánh mì, gạo trắng…) cũng làm tăng nồng độ hormone dopamine trong cơ thể.

dopamine
Chế độ ăn uống giàu tyrosine sẽ giúp tăng nồng độ dopamine tự nhiên

Hoạt động thể chất

Tham gia vào các hoạt động như tập thể dục, thiền, yoga, xoa bóp, đi dạo sẽ khiến bạn vui vẻ, cảm thấy thư giãn. Việc này giúp cho tăng nồng độ dopamine trong cơ thể. 

Lập kế hoạch mục tiêu rõ ràng trong các hoạt động thể dục, thể thao. Khi đạt được mục tiêu, cơ thể sẽ kích thích sản xuất thêm hormone dopamine.

Tắm nắng và mát xa

Tắm nắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sẽ giúp gia tăng dopamine trong cơ thể giúp bạn vui vẻ và tràn đầy năng lượng hơn.

Bên cạnh đó, mát xa giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng và cũng giúp tăng nồng độ dopamine tự nhiên trong cơ thể.

Ngủ đủ giấc và đúng giờ

Ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp cơ thể thoải mái tăng giải phóng dopamine trong cơ thể. Việc ngủ đủ giấc cũng giúp tinh thần sảng khoái hơn để bắt đầu một ngày mới. 

Âm nhạc và khiêu vũ

Âm nhạc giúp tinh thần sảng khoái hơn. Dành thời gian để lắng nghe những bài nhạc yêu thích, giúp gia tăng nồng độ dopamine tự nhiên trong cơ thể.

Khiêu vũ giúp giảm căng thẳng, tăng tính linh hoạt, sức bền cho cơ thể. Việc thường xuyên khiêu vũ còn giúp tăng trí nhớ.

Thuốc dopamine

Thuốc dopamine là gì?

Thuốc dopamine là một chất vốn có trong cơ thể, bào chế dưới dạng tiêm. Hoạt động bằng cách cải thiện sức bơm của tim và lưu lượng máu đến thận.

Thuốc dopamine được sử dụng để điều bị các tình trạng bệnh khác nhau của cơ thể:

  • Parkinson
  • Hội chứng đứng ngồi không yên
  • Hội chứng ác tính do sử dụng thuốc an thần (một tác dụng phụ do sử dụng thuốc loạn thần gây ra)
  • Tăng prolactin
  • Đái tháo đường tuýp 2
  • Tăng huyết áp cấp cứu

Hàm lượng và dạng bào chế của thuốc dopamine.

Dopamine thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch, tiêm tĩnh mạch với nhiều hàm lượng khác nhau.

  • 0,8 mg/dl (250 ml, 500 ml)
  • 1,6 mg/ml (250 ml, 500 ml)
  • 3,2 mg/ml (250 ml)
  • 40 mg/ml (5 ml, 10 ml)
  • 80 mg/ml (5ml)
  • 160 mg/ml (5ml)

Cách dùng của thuốc dopamine

  • Trước tiên, phải thực hiện bù giảm thể tích tuần hoàn trước khi cho dopamin.
  • Theo dõi một cách chặt chẽ các thông số tim mạch (huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc áp lực mao mạch phổi, lượng nước tiểu từng giờ,…).
  • Chỉ dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch

Liều lượng của thuốc dopamine

Liều thông thường dopamine thuốc dùng cho người lớn là: 

  • Trường hợp điều trị sốc: Sử dụng với liều khởi đầu từ 1 – 5 mcg/kg/phút bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục.
  • Trường hợp bệnh nhân có thiểu niệu không tắc nghẽn: Liều khởi đầu từ 1 – 5 mcg/kg/phút bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục.

Liều thông thường dopamine thuốc dùng cho trẻ em:

  • Liều điều trị sốc: Đối với trẻ em nhỏ hơn 1 tháng, sử dụng liều 1-20 mcg/kg/phút bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục, tăng liều để đáp ứng điều trị. Đối với trẻ trên 1 tháng, sử dụng liều 1-20 mcg/kg/phút bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch liên tục, tăng liều đến khi đáp ứng điều trị, liều tối đa là 50 mcg/kg/phút.
  • Liều điều trị bệnh nhân có thiểu niệu không tắc nghẽn: Đối với trẻ em nhỏ hơn 1 tháng, sử dụng liều 1-20 mcg/kg/phút bằng cách truyền tĩnh mạch liên tục, tăng liều đến khi đáp ứng điều trị. Đối với trẻ trên 1 tháng, sử dụng liều 1-20 mcg/kg/phút bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch liên tục, tăng liều để đáp ứng điều trị, liều tối đa là 50 mcg/kg/phút.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Dopamine

Các triệu chứng thường gặp do tác dụng phụ thường gặp của thuốc dopamin bao gồm:  

  • Đau đầu
  • Buồn nôn, nôn
  • Khó thở
  • Cảm giác ớn lạnh, nổi da gà
  • Lo lắng
  • Tác động lên hệ tuần hoàn như gây đau thắt ngực, tăng huyết áp, co mạch, rối loạn nhịp tim (nhanh/ chậm), đánh trống ngực
  • Nghiêm trọng hơn có thể làm hoại tử khi tiêm do để thuốc rò rỉ ra ngoài mạch

Khi gặp các triệu chứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, sưng họng, môi,… nên gặp bác sĩ để kịp thời xử lý.

Chống chỉ định khi dùng thuốc dopamine

  • Dị ứng với dopamin hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào trong công thức thuốc.
  • U tế bào ưa crôm có khả năng làm hạ huyết áp.
  • Bị loạn nhịp nhanh, rung thất, bệnh thiếu tim máu cục bộ.
  • Hoặc bệnh nhân mắc bệnh cường giáp trạng.

Cần phải thông báo với bác sĩ, khi bạn có u tuyến thượng thận, đang mang thai hoặc cho con bú, tiền sử dị ứng với dopamine, sử dụng chất ức chế MAO như Furazolidone, Selegilin,… trong vòng 21 ngày trước đó trước khi sử dụng dopamine thuốc.

Câu hỏi thường gặp:

Dopamine detox là gì?

Dopamine detox hay còn gọi là cai nghiện dopamine, dopamine vừa đủ sẽ khiến cho cơ thể hưng phấn, tăng khả năng tập trung hơn. Dopamine quá thấp sẽ gây ra nhiều vấn đề tâm lý như làm cho người ta cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Có rất nhiều cách lành mạnh để sản sinh dopamine như tập thể dục, nghe nhạc, ngồi thiền, ăn uống healthy,…

Dopamine là thuốc gì?

Thuốc dopamine là một chất vốn có trong cơ thể, bào chế dưới dạng tiêm. Hoạt động bằng cách cải thiện sức bơm của tim và lưu lượng máu đến thận. Cần có chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc dopamine.

Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về dopamine và những ảnh hưởng của dopamine đến cơ thể . Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu trên, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.