Giải thích nguyên nhân của triệu chứng khó thở ở người tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý phổ biến, xảy ra khi cơ thể không thể tổng hợp được insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Nếu không giữ lượng đường trong máu ổn định có thể làm bệnh tiến triển nặng thêm và xảy ra các biến chứng tiểu đường không mong muốn. Trong bài viết này, mời bạn cùng DiaB tìm hiểu về triệu chứng khó thở ở người tiểu đường.

Khó thở ở người tiểu đường là gì?

Khó thở ở người tiểu đường xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng oxy để cung cấp cho các cơ quan như não bộ, tuần hoàn, hô hấp. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao hoặc giảm xuống quá thấp. Triệu chứng khó thở còn là hồi chuông cảnh báo cho biến chứng tiểu đường nguy hiểm – cơ thể bị nhiễm toan ceton.

Khó thở ở người tiểu đường là gì?

Khó thở ở người tiểu đường là gì?

Một số nguyên nhân khác như: bệnh tim mạch, viêm phổi, suy thận, nhiễm toan lactic, nhiễm trùng huyết hay đơn giản là bệnh nhân đang căng thẳng quá mức.

Khi nào người bệnh tiểu đường xuất hiện triệu chứng khó thở?

Triệu chứng khó thở có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn của bệnh tiểu đường và có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nhiễm toan Ceton do đái tháo đường

Nhiễm toan Ceton là biến chứng tiểu đường xảy ra khi cơ thể thiếu insulin trầm trọng nhưng không được điều trị bằng thuốc. Khi không có insulin, cơ thể không thể sử dụng đường để tạo ra năng lượng. Thay vào đó, cơ thể sẽ phải thủy phân chất béo để tạo ra năng lượng, các chất chuyển hóa là các thể ceton.

Nhiễm toan Ceton do tiểu đường có thể gây khó thở

Ceton được thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Nếu nồng độ thể ceton trong cơ thể cao vượt quá khả năng đào thải của thận thì sẽ tồn đọng một phần trong máu. Tích lũy dần sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan. Lúc này, cơ thể sẽ phải thải ceton qua đường hô hấp, gây ra tình trạng khó thở ở người tiểu đường.

Nhiễm toan ceton là một biến chứng tiểu đường cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể làm người bệnh hôn mê, thậm chí là đe dọa tính mạng. Vì thế, người tiểu đường cần tuân thủ điều trị, thực hiện sống lành mạnh và đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện triệu chứng khó thở.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong các biến chứng tiểu đường phổ biến thường gặp. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ làm xơ vữa hệ thống mạch máu, rối loạn các dây thần kinh và ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của tim. Do đó, người tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết, thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa các biến chứng.

Tiểu đường còn là yếu tố nguy cơ của bệnh suy tim. Theo các chuyên gia sức khỏe, suy tim có thể là nguyên nhân gây tình trạng hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực, vã mồ hôi, khó thở ở người tiểu đường. Do đó, khi gặp các triệu chứng này, người tiểu đường nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời nếu mắc các biến chứng tiểu đường về tim mạch.

Suy thận

Suy thận cũng là biến chứng tiểu đường phổ biến. Lượng đường trong máu không ổn định kéo dài sẽ làm giảm khả năng đào thải các chất cặn bã và nước của thận. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ làm cơ thể bị ứ dịch, ảnh hưởng đến các hoạt động của tim và phổi, gián tiếp gây ra các cơn khó thở ở người tiểu đường.

Suy thận gián tiếp gây ra các cơn khó thở ở người tiểu đường

Thận còn là cơ quan chịu trách nhiệm tiết ra các hormone kích thích tủy xương tổng hợp hồng cầu. Trong khi đó, hồng cầu là trung gian vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể. Biến chứng thận sẽ làm cơ thể bị thiếu máu, sự thiếu hụt tế bào máu sẽ khiến người tiểu đường cảm thấy khó thở.

Ngưng thở khi ngủ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người tiểu đường có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần người bình thường. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là tình trạng rối loạn hoạt động của hệ hô hấp khi cơ thể đang đi vào trạng thái giấc ngủ. 

Tình trạng này sẽ khiến máu thiếu oxy để vận chuyển đi nuôi dưỡng các cơ quan. Và tình trạng khó thở ở người tiểu đường có thể là do thiếu hụt oxy trong ngưng thở khi ngủ với triệu chứng như: thường thức giấc giữa đêm, ngáy to và thường ngắt quãng (thở hổn hển hoặc bị nghẹt thở),…

Viêm phổi

Khó thở ở người tiểu đường là biểu hiện của viêm phổi. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng như ho, khạc đờm, sốt cao, đau ngực… Người tiểu đường đã bị giảm đề kháng nên tình trạng viêm phổi sẽ dễ diễn biến nặng và khó điều trị hơn. Vì thế, khi bị ho, sốt, khó thở, người tiểu đường nên đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khó thở ở người tiểu đường là biểu hiện của viêm phổi

Nhiễm trùng huyết

Theo các chuyên gia sức khỏe, khó thở ở người tiểu đường là biểu hiện nặng của tình trạng nhiễm trình huyết. Do đó, nếu bị sốt, mệt mỏi và khó thở tăng dần, bệnh nhân cần kịp thời đến cơ sở y tế để được khám và cứu chữa kịp thời

Nhiễm toan Lactic

Một số thông tin đã chỉ ra rằng, một số loại thuốc điều trị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm toan Lactic. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, nhất là những người tiểu đường có mức lọc cầu thận thấp. Nhiễm toan Lactic còn có thể tác động lên chức năng hô hấp của cơ thể gây ra tình trạng khó thở ở người tiểu đường.

Bệnh vùng đầu mặt cổ, hệ tiêu hóa

Tình trạng khó thở ở người tiểu đường cũng có thể do viêm Amygdales nặng, viêm giáp hoặc bướu giáp to gây chèn ép khi nằm. Tình trạng viêm dạ dày, nhiễm Helicobacter trong dạ dày cũng có thể làm người bệnh khó thở. Vì thế, nếu cảm thấy khó thở mà không rõ nguyên nhân thì người tiểu đường nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở ở người đái tháo đường

Tiểu đường khó thở do tâm lý

Khó thở ở người tiểu đường đôi khi là do tâm lý lo âu, căng thẳng, và stress khi lượng đường trong máu cao hoặc khi gặp bất kỳ vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, để phát hiện kịp thời các biến chứng tiểu đường, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ khi cảm thấy khó thở hoặc các triệu chứng khác.Tình trạng khó thở ở người tiểu đường có thể là biểu hiện của một biến chứng nào đó. Vì thế, người tiểu đường cần thăm khám bác sĩ nhanh chóng, nhằm ngăn cản tình trạng diễn tiến nặng nề hơn. Đồng thời, tuân thủ điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ vận động khoa học, và trang bị cho mình kiến thức về các biến chứng tiểu đường.