Quả bơ là nguồn cung cấp chất xơ và chất béo lành mạnh nên rất phổ biến trong chế độ ăn kiêng và chế độ ăn ít carbohydrate. Vậy người đái tháo đường ăn bơ được không? Cùng tham khảo các thông tin hữu ích từ bài viết dưới đây của DiaB nhé!
Tóm tắt nội dung
Mối quan hệ giữa chất béo và đái tháo đường
Chất béo trong chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, duy trì sự phát triển ổn định của tế bào, giữ ổn định huyết áp và giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Chất béo gồm có 2 loại là chất béo xấu và chất béo tốt. Chất béo xấu là các loại chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Nếu ăn quá nhiều chất béo có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, nhất là các cholesterol xấu làm tăng nguy cơ tiến triển biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường. Còn chất béo tốt là chất béo lành mạnh giúp giảm mức cholesterol xấu và cung cấp các dưỡng chất mà cơ thể cần.
Mối quan hệ giữa chất béo và đái tháo đường
Một số nghiên cứu đã cho thấy, việc cung cấp chất béo lành mạnh trong chế độ ăn hằng ngày còn có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Nguyên nhân là do các chất béo lành mạnh giúp chống viêm, chống oxy hóa và điều chỉnh sự trao đổi chất và phản ứng của cơ thể với insulin.
Ngoài ra, việc bổ sung chất béo từ thực phẩm với mức độ vừa phải sẽ giúp duy trì cân nặng ổn định, tránh tình trạng tăng cân quá mức hoặc béo phí là các yếu tố nguy cơ cao gây ra đái tháo đường type 2.
Chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có trong các loại thực phẩm như: dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hướng dương, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm các loại hạt, quả óc chó, quả bơ…
Lợi ích không ngờ từ quả bơ với người đái tháo đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bơ không chứa đường, có làm lượng natri thấp và không chứa cholesterol.
Thành phần dinh dưỡng của quả bơ
Một quả bơ cỡ vừa chứa khoảng:
- Calo: 240 kcal
- Carbohydrate: 13g
- Protein: 3g
- Chất béo: 22g
- Chất xơ: 10g
- Natri: 11mg.
Tiểu đường ăn bơ được không?
Vậy người đái tháo đường ăn bơ được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả bơ tươi là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ phù hợp với người đái tháo đường. Chất béo trong quả bơ cũng là loại chất béo lành mạnh, thân thiện với tim, không làm tăng cholesterol trong máu, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa tiến triển biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường.
=> Tham khảo thêm: 10 lầm tưởng về cholesterol sẽ khiến nhiều người bất ngờ
Cung cấp chất xơ
Với 10g chất xơ trong mỗi quả bơ cỡ vừa là câu trả lời tốt nhất cho vấn đề đái tháo đường ăn bơ được không. Chất xơ được bổ sung thông qua thực phẩm sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp duy trì ổn định và ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết nhanh sau bữa ăn.
Ngoài vai trò hỗ trợ tiêu hóa, chất xơ còn có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các biến chứng tim mạch, béo phì và đái tháo đường. Vì thế, người đái tháo đường nên bổ sung quả bơ vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Cung cấp chất béo lành mạnh
Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ, protein và chất béo lành mạnh sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Trong khi đó, bơ là loại trái cây cung cấp lượng chất béo không bão hòa tuyệt vời, giúp kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường. Do đó, có thể khẳng định câu trả lời là CÓ khi được hỏi đái tháo đường ăn bơ được không.
Quả bơ giàu chất béo lành mạnh tốt cho người đái tháo đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong quả bơ có chứa hàm lượng lớn chất béo lành mạnh không bão hòa đơn acid oleic. Chất này cũng được tìm thấy trong dầu ô liu, hạt hạnh nhân và quả óc chó, giúp cải thiện độ nhạy insulin và hấp thụ glucose để giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, với hàm lượng magie cao có trong quả bơ cũng giúp điều chỉnh sự hấp thụ insulin và glucose để kiểm soát đường huyết.
Ngoài bơ, bạn có thể bổ sung vitamin E bằng ENAT mỗi ngày để bổ sung chất chống oxy hóa, đẩy lùi biến chứng của đái tháo đường và duy trì sức khỏe toàn diện.”
Một chế độ ăn giàu chất xơ và chất béo không bão hòa sẽ giúp giảm cholesterol xấu và ổn định đường huyết. Vì thế, nếu bạn được chẩn đoán mắc đái tháo đường hoặc đang cố gắng giảm nguy cơ mắc bệnh thì nên bổ sung quả bơ vào chế độ ăn uống hằng ngày.Với những chia sẻ qua bài viết, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết xoay quanh vấn đề “đái tháo đường ăn bơ được không”. Cùng đón đọc các thông tin hữu ích về dinh dưỡng đái tháo đường ở những bài viết tiếp theo của chuyên gia DiaB nhé!