Góc giải đáp: Tiền tiểu đường có chữa được không?

Tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe đáng lo ngại, khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường được coi là giai đoạn tiền đề của tiểu đường type 2. Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ dàng tiến triển sang giai đoạn bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vậy tiền tiểu đường có chữa được không? Mời bạn cùng DiaB tìm hiểu về câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tiền tiểu đường là gì?

Trước khi tìm hiểu tiền tiểu đường có chữa được không, bạn cần hiểu rõ tình trạng này là gì. Tiền tiểu đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường, thường nằm trong khoảng từ 100 đến 125 mg/dL, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Trong giai đoạn này, cơ thể bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Bệnh tiền tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiền tiểu đường có chữa được không?

Vai trò của insulin

Insulin là loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu. Khi chúng ta ăn, các carbohydrate có trong thức ăn sẽ được phân hủy thành đường glucose và đi vào máu. Insulin có nhiệm vụ di chuyển glucose từ máu vào trong các tế bào khác nhau, để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

Cơ chế gây bệnh

Trong giai đoạn tiền tiểu đường, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin, nhưng lượng insulin sản xuất ra không đủ để điều tiết lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Hoặc có thể là do các tế bào trong cơ thể đã trở nên kháng insulin, nghĩa là chúng không đáp ứng với insulin như bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao, nhưng chưa đủ để gây ra các triệu chứng rõ rệt của tiểu đường.

Triệu chứng của tiền tiểu đường

Trong giai đoạn tiền tiểu đường, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện như:

  • Khát nước thường xuyên
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Tăng cân nhanh chóng
  • Vết thương lâu lành hơn bình thường.

Nếu bản thân có mắc các triệu chứng này và nghi cờ nguy cơ tiểu đường thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra đường huyết và thực hiện các chẩn đoán phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến tiền tiểu đường

Trước khi tìm hiểu tiền tiểu đường có chữa được không, bạn cần nắm được nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền tiểu đường, bao gồm cả những yếu tố di truyền và môi trường.

Di truyền

Nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ cao hơn bị tiền tiểu đường. Điều này là do những yếu tố di truyền ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và sử dụng insulin.

Tuổi tác

Tiền tiểu đường thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là sau 45 tuổi. Khi chúng ta già đi, khả năng sản xuất và sử dụng insulin của cơ thể cũng giảm đi, dẫn đến nguy cơ cao hơn về tình trạng tiền tiểu đường.

Người lớn tuổi có nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Một chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường. Những loại thức ăn này không chỉ làm tăng lượng đường trong máu mà còn gây ra tình trạng kháng insulin, làm cho cơ thể khó điều chỉnh lượng đường.

Thiếu vận động

Lối sống ít vận động sẽ làm giảm khả năng sử dụng đường trong máu của cơ thể. Khi ít vận động, không hoạt động thể lực, glucose sẽ khó được vận chuyển vào các tế bào máu, dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao.

Cân nặng quá mức hoặc béo phì

Thừa cân, béo phì là một yếu tố nguy cơ cao gây ra tình trạng tiền tiểu đường. Mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng, có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin và gây ra rối loạn kiểm soát đường huyết.

Tình trạng sức khỏe khác

Một số bệnh mãn tính khác cũng có thể làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường, bao gồm:

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Sử dụng một số loại thuốc nhất định như corticosteroid

Bệnh tiền tiểu đường có chữa được không?

Tiền tiểu đường không được coi là một căn bệnh, và có thể ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường type 2. Điều quan trọng là bạn phải nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn của bệnh và thực hiện các biện pháp để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tình trạng chuyển thành tiểu đường type 2. Vậy tiền tiểu đường có chữa được không? Câu trả lời là “CÓ” nếu bạn thực hiện tốt các giải pháp kiểm soát dưới đây.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiền tiểu đường. Việc ăn uống cân đối, hạn chế đường và tinh bột, tăng cường rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein chất lượng cao và chất béo không bão hòa sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định và hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao.

Chế độ dinh dưỡng khoa học cần thiết cho người tiền tiểu đường

Duy trì lối sống lành mạnh

Vận động thường xuyên là một phần quan trọng của việc kiểm soát tiền tiểu đường. Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng đường trong máu hiệu quả hơn, giảm cân nặng, cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, việc giữ cho cơ thể luôn thoải mái và tránh căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và ngăn ngừa tiền tiểu đường.

Kiểm tra định kỳ

Việc kiểm tra định kỳ đường huyết là cách hiệu quả để theo dõi sự biến đổi của lượng đường trong máu và đưa ra biện pháp kịp thời khi cần thiết. Nếu bạn có nguy cơ tiền tiểu đường hoặc đã từng được chẩn đoán với tiền tiểu đường, việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bác sĩ đưa ra các chỉ đạo điều trị phù hợp và ngăn ngừa tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Phòng ngừa đái tháo đường type 2”

Không chỉ tìm hiểu tiền tiểu đường có chữa được không cùng các giải pháp ngăn ngừa tiến triển mà việc tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2” là điều cần thiết. Đây là chương trình được phát triển bởi đội ngũ DiaB được lấy cảm hứng từ Chương trình “Phòng ngừa bệnh Đái Tháo Đường típ 2 (Prevent T2) của Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật ở Mỹ (CDC). Với thông điệp “Chậm lại để Tốt hơn”, DiaB mang đến cho người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tại Việt Nam chương trình huấn huyện để phòng ngừa hoặc trì hoãn bệnh đái tháo đường type 2 và các vấn đề sức khỏe khác.

Thay đổi lối sống – phòng ngừa đái tháo đường type 2

Với sự đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên sức khỏe trong 12 tuần sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh, hình thành thói quen vận động, kiểm soát cân nặng, quản lý stress và suy nghĩ. Bên cạnh đó là các kiến thức về đái tháo đường, sức khỏe tim mạch cùng các vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng khác. Để từ đó, hình thành thói quen sống lành mạnh để phòng ngừa béo phì và đái tháo đường type 2.Việc nhận biết và kiểm soát tiền tiểu đường là rất quan trọng để ngăn ngừa tiến triển thành tiểu đường type 2 và các biến chứng tiềm ẩn khác. Bằng việc duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống lành mạnh và kiểm tra định kỳ, bạn đã có cho mình câu trả lời về tiền tiểu đường có chữa được không.