Bạn đã biết về bệnh tiểu đường ở người già?

Bệnh tiểu đường ở người già chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số người mắc bệnh và có nhiều đặc điểm khác biệt so với bệnh tiểu đường ở các đối tượng khác. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa tiến triển bệnh cũng cần đặc biệt chú ý.

Thực trạng bệnh tiểu đường ở người già hiện nay

Bệnh tiểu đường, còn được gọi là đái tháo đường, là một loại bệnh liên quan đến việc chuyển hóa các chất như đường, chất béo và protein trong cơ thể diễn ra không bình thường. Điều này xảy ra khi hormone insulin, được sản xuất bởi tuyến tụy, không đủ hoặc không hoạt động hiệu quả. Kết quả là lượng đường trong máu của người bệnh luôn ở mức cao.

Tùy nguyên nhân bệnh cũng như những biểu hiện, triệu chứng, bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại: Bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo các chuyên gia, tiểu đường là căn bệnh gây chết người đứng thứ 3 thế giới sau ung thư và bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi đang tăng nhanh qua các năm

Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi đang tăng nhanh qua các năm

Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF), trên thế giới có hơn 537 triệu người mắc bệnh tiểu đường, có nghĩa là cứ 10 người sẽ có 1 người mắc bệnh “quốc dân” này. Theo dự đoán, con số người mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên nhiều hơn nữa nếu mọi quốc gia và người dân chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người già

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường ở người già gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam là do nhận thức về bệnh tiểu đường của người dân còn mờ nhạt, các kiến thức đầy đủ về bệnh chưa được phổ cập và lan rộng. 

Ít vận động, ăn uống không lành mạnh là những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người già

Ít vận động, ăn uống không lành mạnh là những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở người già

Một số yếu tố nguy cơ từ sinh hoạt và chế độ ăn gây ra bệnh tiểu đường ở người già được kể đến như:

  • Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi: Theo các chuyên gia, khi tuổi càng cao thì hoạt động tiết insulin của cơ thể càng dễ rối loạn, gây ra sự thay đổi về chuyển hóa glucose. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường ở người già.
  • Sự gia tăng tỉ lệ mô mỡ ở người già: Ở người già, khả năng chuyển hóa các chất trong cơ thể càng giảm, tỷ lệ mô mỡ của cơ thể gia tăng nhanh chóng. Việc dự trữ mỡ tăng, đặc biệt là ở gan, cơ, tụy đã làm tăng tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose gây ra bệnh tiểu đường ở người già.
  • Mắc nhiều bệnh lý cùng lúc: Khi về già, cơ thể bị lão hóa, người già có nguy cơ cao mắc các bệnh lý cùng lúc như: Tim mạch, béo phì,… Đây cũng là một yếu tố làm dễ mắc  bệnh tiểu đường ở người già.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau: Khi bị nhiều bệnh lý khác nhau đồng nghĩa với việc người già sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc trong quá trình điều trị bệnh. Trong khi đó, các cơ quan trong cơ thể người già đã bị lão hóa, sự bài tiết thuốc chậm dẫn đến việc tích lũy lượng thuốc khá lớn trong cơ thể. Các tác dụng phụ của thuốc có thể trở thành nguy cơ cao gây ra bệnh tiểu đường ở người già.
  • Thói quen ít vận động: Theo các chuyên gia, hoạt động thể chất giúp cho việc kiểm soát đường huyết tốt hơn, các tế bào nhạy cảm hơn với insulin làm tăng tác dụng của insulin. Tuy nhiên, với sự suy thoái và lão hóa các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ cơ xương khớp, người lớn tuổi bắt đầu bị suy giảm chức năng vận động, ít đi lại và lười vận động hơn. Chính lối sống ít vận động đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người già. 
  • Không có sự kiểm soát về chế độ ăn uống: Sở thích và thói quen ăn uống rất khó thay đổi, đặc biệt là đối với người già. Bên cạnh đó, người thân thường nấu cho những món ăn mà các cụ thích ăn, còn các cụ lại có thói quen tiết kiệm, hay “ăn cố”. Trong khi đó, các cơ quan trong cơ thể người già bị lão hóa theo thời gian, cơ thể cần nạp lượng thức ăn vừa phải, tránh áp lực lên việc chuyển hóa các chất. Vì thế, khi ăn quá nhiều thức ăn so với lượng cơ thể cần và có thể hấp thụ được cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. 

Bệnh tiểu đường ở người già có nguy hiểm không?

Suy giảm các chức năng của cơ thể. Nhất là các bộ phận như mắt, thần kinh, tim, thận và mạch máu.

  • Dễ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não: Đây là một trong những yếu tố đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người già.
  • Biến chứng võng mạc: Bệnh tiểu đường có thể gây ra tổn thương các mạch máu nhỏ xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể gây ra tình trạng mù lòa ở người già bị tiểu đường.
  • Biến chứng dây thần kinh ngoại biên: Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn cảm giác, vết thương loét lâu lành, có thể hoại tử dẫn tới cắt cụt chân, gây tàn phế suốt đời.
  • Dễ bị loãng xương, gãy xương hơn: Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sẽ làm gia tăng lượng đường huyết. Lượng đường này bị cơ thể đào thải ra bên ngoài cùng với lượng canxi, photpho theo đường nước tiểu, làm mật độ xương bị giảm sút gây ra tình trạng loãng xương ở người già. Bên cạnh đó, mật độ xương ở người già bị tiểu đường cũng giảm sút rõ rệt nên dễ bị gãy xương hơn.

Bệnh tiểu đường ở người già là căn bệnh nguy hiểm

Bệnh tiểu đường ở người già là căn bệnh nguy hiểm

Theo các chuyên gia, sự lão hóa theo tuổi tác sẽ khiến người già bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc các biến chứng vi mạch và biến chứng mạch máu, gây suy giảm chức năng các cơ quan trong cơ thể và tỷ lệ tử vong cao hơn các lứa tuổi khác.

Vì thế, có thể khẳng định bệnh tiểu đường ở người già là căn bệnh nguy hiểm, cần có các giải pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ mắc bệnh ở người trung niên và khi về già.

Giải pháp phòng ngừa tiến triển bệnh tiểu đường ở người già

Theo các chuyên gia y tế, để phòng ngừa tiến triển bệnh tiểu đường ở người già, ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ phòng ngừa tiến tiến triển bệnh như: Thay đổi chế độ ăn, tập thể dục đều đặn, duy trì hoặc giảm cân nặng. 

Các giải pháp này cần được áp dụng liên tục và kiên trì thì mới có thể ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường ở người già. Cụ thể, một số giải pháp người già mắc bệnh tiểu đường cần thực hiện như:

Duy trì hoạt động thể lực hằng ngày

Tập thể dục thường xuyên các bài tập phù hợp với sức khỏe là điều rất quan trọng với người già. Vì thế, các bậc con cháu hoặc người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tiểu đường thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường thể chất và đảm bảo các cơ xương khớp linh hoạt hơn. 

Tuy nhiên, người già bị tiểu đường không nên vận động quá mạnh, quá sức, nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập thái cực quyền hay đạp xe tại chỗ. Các bài tập kháng lực như kéo dây, nâng tạ có thể thực hiện 2 -3 lần/ tuần.

Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vận động hợp lý, giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm thiểu tình trạng béo phì, tăng cường miễn dịch và khống chế được lượng calo hấp thụ trong ngày.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Người già bị tiểu đường nên ăn uống thanh đạm, khẩu phần ăn nhiều rau xanh, giảm bớt tinh bột và các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ có nguồn gốc từ động vật. Đồng thời thay thế bằng các loại thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc từ thực vật như lạc, các loại đậu,…

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già bị bệnh tiểu đường

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già bị bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế thức ăn chứa và cung cấp chất đường nhanh như các loại bánh, kẹo, các loại trái cây ngọt, để khô (mít, sầu riêng, dưa hấu,…) tránh tình trạng tăng lượng đường trong máu nhanh.

Người già cũng cần chú ý đến việc giảm cân nếu bị béo phì, thừa cân hoặc phải giữ cân nặng đúng chuẩn bằng chế độ ăn uống giảm calo, nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

Xem thêm: Chỉ số tiểu đường – Làm sao để duy trì chỉ số ổn định?

Giữ vệ sinh, hạn chế nhiễm trùng

Người già mắc bệnh tiểu đường cần chú ý giữ vệ sinh cơ thể, phòng tránh tình trạng nhiễm trùng, điều trị ngay các vết thương trầy xước chân tay,… để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa flour, dùng chỉ nha khoa và khám sức khỏe răng miệng ít nhất 6 tháng 1 lần để tránh tình trạng nhiễm trùng nướu.

Người lớn tuổi mắc đái tháo đường cũng cần kiểm tra bàn chân thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng bàn chân. Cần kiểm tra cả những kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp, da có bị khô nứt, bị đỏ, nóng hay không. Khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, cần xử lý ngay và gặp bác sĩ nếu cần. Đồng thời, vệ sinh bàn chân sạch sẽ, rửa chân mỗi ngày, và lau khô với khăn thật nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh để tránh gây ra xây xước da. Sử dụng kem dưỡng ẩm và chú ý không thoa lên kẽ chân.

Tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng đái tháo đường”

Điều quan trọng trong quá trình ngăn ngừa tiến triển bệnh tiểu đường ở người già chính là có sự đồng hành của các bác sĩ, chuyên gia hướng dẫn về lối sống, ăn uống, vận động và chăm sóc sức khỏe tinh thần phù hợp. Điều này sẽ giúp người đái tháo đường sẽ có một hướng đi chính xác và hiệu quả để kiểm soát tình trạng tiểu đường của mình.

Nếu bạn đang còn phân vân không biết nên lựa chọn đơn vị uy tín để đồng hành thì hãy tham khảo ngay chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường của DiaB nhé. Đây không chỉ là một chương trình, mà là một lối sống và là một sứ mệnh mà DiaB đặt ra để mang lại sự thấy hiểu, khỏe mạnh và hạnh phúc cho người đái tháo đường.

Tham gia chương trình, bạn sẽ được hướng dẫn, chia sẻ các giải pháp giúp kiểm soát bệnh, hạn chế nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời thiết lập chế độ dinh dưỡng, vận động và giải trí dành riêng cho từng cá nhân để thực hiện và duy trì sự thực hiện này lâu dài.

Tham gia chương trình, bạn không chỉ có sự đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên sức khỏe mà còn được kết nối với cộng đồng người đái tháo đường trên toàn quốc. Qua đó, được hỗ trợ tận tình để đạt được mục tiêu kiểm soát bệnh cùng nhận được sự đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều trị.

Bạn đã sẵn sàng cùng DiaB để sống khỏe cùng đái tháo đường? Hãy bắt đầu từ hôm nay ngay TẠI ĐÂY.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ các thông về bệnh tiểu đường ở người già để biết cách chăm sóc và ngăn ngừa tiến triển các biến chứng cho người bệnh. Hãy tham gia chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường” hoặc gọi ngay Hotline 0931 888 832 để được tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và vận động cho người tiểu đường từ các chuyên gia DiaB nhé!  

Nguồn tham khảo:

https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/viet-nam-hien-ty-le-nguoi-mac-benh-ai-thao-uong-ang-gia-tang-nhanh

https://vienyhocungdung.vn/benh-tieu-duong-o-nguoi-cao-tuoi-20160226142018227.htm https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/in-depth/diabetes-management/art-20045803