Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Lưu ngay

Mang thai là khoảng thời gian đặc biệt nhất trong cuộc đời của phụ nữ và đó là thời điểm chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng được quan tâm nhiều nhất. Dinh dưỡng cho từng giai đoạn mang thai là món quà tuyệt vời nhất mẹ dành cho con phát triển khỏe mạnh.

Dinh dưỡng cho bà bầu qua các thời kỳ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng phù hợp còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh. Mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu cần phải bổ sung chế độ dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt cần thiết. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết này.

Mức tăng cân trong thai kỳ theo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 

Tăng cân là biểu hiện tích cực cho thấy sự phát triển của thai nhi. Tiêu chuẩn tăng cân phụ thuộc vào dinh dưỡng cho từng giai đoạn mang thai và tình trạng cân nặng của mẹ trước khi mang thai.

Tăng cân quá mức khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ và tăng nguy cơ sinh mổ. Mặc khác, tăng cân không đủ lại dẫn đến sinh non hoặc thường bé quá nhẹ cân khi sinh. 

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của người mẹ trước khi mang thai. Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) là chỉ số để xác định xem người mẹ đang thiếu cân, thừa cân hay có cân nặng bình thường. Chỉ số BMI được tính dựa trên chiều cao và cân nặng theo công thức:

BMI = (Cân nặng)/(Chiều cao x Chiều cao), trong đó cân nặng được tính bằng kilôgam, chiều cao được tính bằng mét.

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Mức tăng cân theo chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Đối với người mẹ có cân nặng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9), mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12kg, cụ thể là:

  • 3 tháng đầu: 1kg
  • 3 tháng giữa: 4 – 5kg
  • 3 tháng cuối: 5 – 6kg

Đối người mẹ nhẹ cân (BMI < 18,5): mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi có thai, thông thường là 12,7 – 18,3kg.

Đối với người mẹ thừa cân, béo phì (BMI >= 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi có thai, thông thường 7 – 11,3kg.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu qua các thời kỳ – 3 tháng đầu

Ba tháng đầu mang thai là giai đoạn hình thành các cơ quan, tổ chức của thai nhi như tủy sống, não, tim, phồi, gan,… Do đó đây là giai đoạn vàng trong việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu cần đa dạng và cân đối bao gồm nhu cầu về các nhóm chất dinh dưỡng chính và các nhóm đa vi chất. 

Khuyến nghị mức năng lượng trong 3 tháng đầu khoảng 1780 – 2100 kcal/ngày trong đó:

  • Nhu cầu protein (chất đạm) 61g/ngày.
  • Nhu cầu lipid (chất béo) khoảng 46,5 – 58,5g/ngày.
  • Nhu cầu glucid (chất bột) khoảng 300 – 370g/ngày.
  • Nhu cầu chất xơ 28g/ngày.
chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu giàu folic

Nhìn chung, trong cả 3 tháng đầu thai kỳ, thực đơn hàng ngày của mẹ bầu khá giống nhau. Tuy nhiên do đặc điểm từng tháng của thai nhi khác nhau nên chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu từng tháng có sự điều chỉnh nhỏ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 1

Tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn phôi thai đang hình thành. Do hàm lượng hormone estrogen gia tăng, sản phụ có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, chán ăn, tâm trạng dễ thay đổi,… Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời kì này cần đảm bảo an toàn, lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Quan trọng nhất trong dinh dưỡng giai đoạn này là bổ sung các vi chất thiết yếu cho mẹ bầu như acid folic 400mcg/ngày và sắt 60mg/ngày:

  • Acid folic là thành phần tham gia tạo máu và ống thần kinh ở thai nhi. Thiếu hụt acid folic có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ. Mẹ bầu còn có thể bổ sung acid folic từ thực phẩm như trứng gà, cải xoăn, rau bina, súp lơ, các loại đậu, hạt,…
  • Sắt cũng là nguồn nguyên liệu tạo máu, có nhiều trong thịt đỏ động vật và các loại rau củ màu xanh đậm từ thực vật. Do nhu cầu sắt của phụ nữ mang thai tăng cao nên khẩu phần ăn hàng ngày không thể đáp ứng đủ. Vì vậy, mẹ bầu cần phải uống thêm viên sắt theo chỉ định để thai nhi phát triển được tốt nhất.

Lưu ý, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa nấu chín kĩ như trứng sống, thịt tái,… Vì đây là những thực phẩm có khả năng cao gây ra các bệnh nhiễm trùng, đe dọa sức khỏe của thai. Không sử dụng rượu, cà phê, các chất kích thích làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính trưởng thành. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn giúp mẹ dễ tiêu hóa hơn, giảm thiểu tình trạng ốm nghén của mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 2

Giai đoạn này, hệ thần kinh của trẻ phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên một số mẹ bầu vẫn còn triệu chứng ốm nghén. Vì thế, mẹ bầu cần cố gắng ăn uống điều độ, tập trung đến chất lượng bữa ăn bằng cách làm phong phú thực đơn hơn. 

Tiếp tục bổ sung thêm sắt và folic trong dinh dưỡng cho từng giai đoạn mang thai bằng viên uống và bổ sung các món ăn được chế biến từ thịt bò, thịt lợn nạc, súp lơ, bơ, các loại đậu, bánh mì, các loại rau xanh, trứng, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho thai nhi.

Với những thực phẩm giàu vitamin C như ổi, bưởi, kiwi, ớt chuông,… cũng nên thêm vào thực đơn giúp tăng hấp thu sắt cũng như tăng đề kháng bảo vệ cơ thể mẹ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 3

Qua tháng thứ ba là giai đoạn chuyển từ phôi thai sang giai đoạn bào thai, các tế bào phôi phân hóa hình thành chức năng cơ bản của cơ thể bé. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong thời kỳ này tập trung tối ưu sự phát triển của thai nhi, nhất là não bộ và giác quan.

Các nhóm thực phẩm cần thiết như: thực phẩm giàu protein, acid folic, sắt, canxi tiếp tục duy trì. Thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt, chuối, bơ, rau xà lách cũng được khuyến cáo cho mẹ bầu, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và buồn nôn. Ngoài ra, bổ sung vào thực đơn các thực phẩm giàu omega 3 như đậu, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, cá hồi, bơ,…là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho não bộ thai nhi.

Cuối tháng thứ ba, mẹ bầu cần đảm bảo tăng 1kg so với cân nặng trước mang thai để đáp ứng sự phát triển tốt cho bé.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu qua các thời kỳ – 3 tháng giữa

Đây là giai đoạn thai phát triển nhanh vì vậy cần tăng đáp ứng năng lượng cho bà mẹ khi có thai theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng. Mức năng lượng khuyến nghị hàng ngày 3 tháng giữa thai kỳ tăng 250 kcal/ngày (tương đương 1 bát cơm và thức ăn hợp lý) tương ứng:

  • Nhu cầu protein (chất đạm) 70g/ngày.
  • Nhu cầu lipid (chất béo) khoảng 52,5 – 64,5g/ngày.
  • Nhu cầu glucid (chất bột) khoảng 325 – 400g/ngày.
  • Nhu cầu chất xơ 28g/ngày.
chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Bổ sung canxi trong 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa chú ý đến sự phát triển khung xương và chiều cao của trẻ. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, kẽm, đảm bảo cung cấp đủ 1200mg canxi 1 ngày. Ngoài chế độ ăn, mẹ bầu cần uống thêm 600ml sữa/ngày. Nếu người mẹ không được cung cấp đủ lượng canxi thì bào thai sẽ lấy lượng canxi thiếu đó từ chính xương của cơ thể mẹ gây đau lưng, tê chân, đau nhức cơ bắp, chuột rút,… Thiếu canxi còn khiến người mẹ dễ tăng huyết áp. Vì thế, bổ sung canxi đủ và đúng liều khi mang thai là hết sức cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 4

Thời điểm này, tình trạng ốm nghén hầu như chấm dứt, mẹ bầu cảm thấy dễ chịu và thèm ăn hơn. Trong khi đó thai nhi phát triển mạnh mẽ và gần hoàn thiện các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Do đó, ngoài các nhóm dinh dưỡng chính như chất đạm, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất, cơ thể mẹ cần cung cấp thêm canxi làm cứng xương và điều chỉnh những cơ quan của thai nhi đang phát triển. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như tôm, cua, cá, thịt, sữa,…

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 5

Tháng thứ 5 thai nhi phát triển mạnh về não bộ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thời kì này cần bổ sung đủ chất để kích thích cho não bộ thai nhi phát triển trọn vẹn nhất. Mẹ bầu hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong thực đơn hàng ngày (<5g/ngày). Thay vào đó, bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá, các loại đậu,…

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 6

Vào tháng thứ 6, thai nhi đã có phản ứng, hình dáng và hành động giống với trẻ sơ sinh. Thai nhi phát triển đẩy các cơ quan của mẹ bầu sang một bên để tạo không gian cho chính nó, gây ra một số vấn đề cho mẹ như khó tiêu, ợ chua,… Ngoài ra mẹ bầu còn gặp một số vấn đề khác như táo bón, giãn tĩnh mạch hay phù thũng.

Giải pháp dinh dưỡng có thể cải thiện sức khỏe mẹ trong giai đoạn này là ăn đủ chất xơ, uống nhiều nước và luôn đảm bảo chế độ ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn đa dạng, chú ý theo dõi thai nhi tăng khoảng 4 – 5kg so với trước mang thai và không quên bổ sung đa vi chất từ các viên uống theo chỉ định của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu qua các thời kỳ – 3 tháng cuối

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển và tăng cân nhanh nhất, vì vậy mẹ cần một chế độ dinh dưỡng hơn để trẻ đạt đủ trọng lượng và kích thước khi sinh ra. Cụ thể, tăng năng lượng bữa ăn lên 450kcal/ngày (tương đương 2 bát cơm và thức ăn hợp lý):

  • Nhu cầu protein (chất đạm) 91g/ngày.
  • Nhu cầu lipid (chất béo) khoảng 60 – 72g/ngày. 
  • Nhu cầu glucid (chất bột) khoảng 355 – 430g/ngày.
  • Nhu cầu chất xơ 28g/ngày.
chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu giàu đạm

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 7

Mẹ bầu tích cực bổ sung nhiều dưỡng chất để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của con. Tiếp tục ăn những thực đơn đa dạng, phong phú, đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm, canxi, sắt, folic.

Chú ý bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin A ở giai đoạn này. Vitamin A ngoài tác dụng bảo vệ mắt, tăng đề kháng, còn có tác dụng tạo xương cho trẻ, giúp trẻ có chiều cao tối đa theo tiềm năng. Các nguồn vitamin A từ thực phẩm sẵn có như sữa, gan, trứng, rau dền, cà rốt, bí đỏ,…

Chia nhỏ bữa ăn đồng thời mẹ nên ăn chậm, nhai kỹ, uống đủ nước để tránh bị đầy bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày trong thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 8

Thai nhi phát triển vượt trội và cần một lượng lớn oxy, thời gian này sắt sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu. Trong khi đó, canxi và acid folic sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất và não bộ. Do đó, cần duy trì tốt dinh dưỡng cho từng giai đoạn mang thai giàu sắt, canxi và acid folic.

Các mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tránh dầu mỡ, đường, tinh bột để giảm thiểu tình trạng tăng cân mất kiểm soát và đái tháo đường thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Tháng thứ 9

Sắp sinh nên cơ thể mẹ khá nặng nề và mệt mỏi, hãy cố gắng duy trì đầy đủ các bữa ăn với tất cả các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ và bé trong giai đoạn cuối cùng trước khi bé chào đời. Đồng thời, uống nhiều nước để tránh tình trạng cạn nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi.

Câu hỏi thường gặp

Trái cây gì tốt cho bà bầu?

Trái cây là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai, trái cây chứa nhiều vitamin, dinh dưỡng thiết yếu và cũng là một nguồn chất xơ tốt. Những loại trái cây tốt nhất để đưa vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai là quả mơ, cam, xoài, lê, lựu, bơ, ổi, chuối, nho, quả mọng, táo,…

Nên uống gì tốt cho bà bầu?

Khi đang mang thai, uống nước rất quan trọng cho mẹ và em bé, theo khuyến nghị Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế 2016:u003cbru003e- Nhu cầu 3 tháng đầu mẹ bầu cần 1,6 lít nước mỗi ngày.u003cbru003e- Nhu cầu 3 tháng giữa cần 1,8 lít nước mỗi ngày.u003cbru003e- Nhu cầu 3 tháng cuối cần 2 lít nước mỗi ngày.u003cbru003eSữa cũng là thức uống mang lại rất nhiều lợi ích cho phụ nữ có thai, theo khuyến nghị Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế 2016:u003cbru003e- Nhu cầu 3 tháng đầu mẹ bầu cần 300ml sữa mỗi ngày.u003cbru003e- Nhu cầu 3 tháng giữa cần 500ml sữa mỗi ngày.u003cbru003e- Nhu cầu 3 tháng cuối cần 600ml sữa mỗi ngày.u003cbru003eNgoài ra, nước ép và sinh tố cũng được coi là thức uống lành mạnh cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần sử dụng ở mức độ vừa phải.

Nên ăn gì tốt khi mang thai?

Khi mang thai, mẹ bầu không cần phải thực hiện một chế độ ăn kiêng đặc biệt. Quan trọng là phải ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để có được sự cân bằng các chất dinh dưỡng mà mẹ và em bé cần. Các chất dinh dưỡng bao gồm protein (chất đạm), lipid (chất béo), glucid (chất bột), chất xơ, vitamin và khoáng chất.u003cbru003e

Chế độ ăn cho bà bầu không tăng cân?

Phần lớn cân nặng mẹ tăng trong thai kỳ không phải là chất béo mà có liên quan đến thai nhi như em bé, nhau thai, nước ối, mô vú,… Tuy nhiên bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống để có được chất dinh dưỡng cần thiết mà không tăng cân quá nhiều.u003cbru003eu003cstrongu003eLựa chọn nguồn thức ăn lành mạnh: u003c/strongu003eu003cbru003e- Trái cây, rau quả tươi làm thức ăn nhẹ tốt, nhiều vitamin, ít calo và chất béo.u003cbru003e- Ăn bánh mì, bánh quy, ngũ cốc làm từ ngũ cốc nguyên hạt.u003cbru003e- Chọn các sản phẩm sữa ít chất béo, phô mai, sữa chua ít béo hoặc không béo.u003cbru003eu003cstrongu003eTránh các thực phẩm:u003c/strongu003eu003cbru003e- Thực phẩm, đồ uống có đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo.u003cbru003e- Thức ăn nhanh, thức ăn chiên xào, hoặc các gia vị chứa chất béo.

Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước.