Vitamin C là gì? 8 tác dụng không ngờ của Vitamin C

Vitamin C là một vitamin tan trong nước, có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, chanh và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây… Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh vai trò của vitamin C đối với sức khoẻ con người. Cùng Docosan tìm hiểu về vitamin C qua những thông tin dưới đây.

Vitamin C là gì?

Vitamin C, còn được gọi là axit L-ascorbic, là một loại vitamin tan trong nước có trong một số loại thực phẩm như các loại cây học cam quýt, ớt, cà chua, rau lá xanh, hoặc trong thành phần của một số thực phẩm bổ sung. Con người, không giống như hầu hết các loài động vật, không thể tổng hợp vitamin C nội sinh, vì vậy nó là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống.

Vitamin C là gì?

Cơ chế tác dụng

Vitamin C (acid ascorbic) hoạt động như một đồng yếu tố, đồng cơ chất, enzym xúc tác chuyển hoá và là chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong các phản ứng và quá trình trao đổi chất khác nhau. Nó cũng ổn định vitamin E và axit folic và tăng cường hấp thu sắt. Nó trung hòa các gốc tự do và độc tố cũng như làm giảm phản ứng viêm, bao gồm cả hội chứng liên quan nhiễm trùng huyết.

Trong thiên nhiên, vitamin C thường có mặt cùng vitamin P (vitamin C2). Vitamin P lại có tính chống oxy hóa, nên bảo vệ được Vitamin C. Hơn nữa vitamin P còn hiệp đồng với vitamin C để làm bền vững thành mạch, tăng tạo collagen, ức chế hyaluronidase và cùng vitamin C, vitamin E, β-caroten và selen, tham gia thanh thải gốc tự do có hại trong cơ thể.

Cơ chế tác dụng của vitamin C

Vitamin C có tác dụng gì?

Vitamin C có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người. Sau đây là những tác dụng chủ yếu của vitamin C:

Tăng cường miễn dịch: ​​Hỗ trợ sản xuất interferon giúp chống lại tác nhân gây bệnh. Vitamin C cần thiết cho các tế bào miễn dịch (tế bào T và bạch cầu), từ đó tăng cường chức năng hệ miễn dịch và tăng phản ứng dị ứng.

Thải độc: Vitamin C cần thiết cho hệ thống chuyển hóa thải độc của nhiều loại thuốc trong cơ thể, trong đó có các hoá chất ung thư, làm giảm độc tính của thuốc và chuyển thành dạng có thể đào thải qua nước tiểu.

Chống oxy hoá: Vitamin C là một chất có tính oxy hoá mạnh, giúp bảo vệ tế bào cơ thể chống lại các gốc tự do.  Các chất chống oxy hóa (Vitamin E, beta-caroten, Vitamin C) có thể chuyển các tác nhân gây oxy hóa thành những chất vô hại và thải ra nước tiểu.

Phòng chống bệnh tim mạch: Vitamin C giúp làm bền thành mạch, đặc biệt quan trọng đối với mạch máu nuôi tim. Vitamin C còn giúp chuyển cholesterol thành acid mật, bằng cách giảm rối loạn cholesterol trong máu. Chúng làm giảm cholosterol có hại (LDL-C) và làm tăng cholesterol có lợi (HDL-C). Ngoài ra, vitamin C còn giúp hạn chế tăng huyết áp, chống tạo cục máu đông.

Hình thành collagen: Collagen là thành phần protein chính của mô liên kết, xương, răng, sụn, da và mô sẹo. Vitamin C cần cho quá trình tạo Collagen từ trocollagen. Nếu thiếu Vitamin C sẽ giảm khả năng tổng hợp collagen làm vết thương lâu lành, vỡ mao mạch, khiếm khuyết trong quá trình hình thành xương và răng.

Tạo chất dẫn truyền thần kinh: Vitamin C có hàm lượng cao trong mô não và tuyến thượng thận. Tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh như: norepinephrine, Serotnin, acid amin Tyrosine.

Tăng cường hấp thụ và dự trữ sắt, canxi, acid folic: 

  • Vitamin C giúp hấp thu tốt chất sắt có nguồn gốc thực vật. Hỗ trợ chuyển sắt từ huyết thanh vào ferritin để dự trữ ở gan và phóng thích sắt từ ferritin vào huyết thanh khi có nhu cầu.
  • Giúp hấp thu tốt Canxi bằng cách ngăn Canxi chuyển thành dạng khó hòa tan. Chuyển từ dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và giữ ổn định ở dạng hoạt động, ngăn ngừa mất qua nước tiểu.

Tác động tích cực đến làn da: 

Vitamin C với khả năng chống oxy hóa mạnh, cải thiện nhiều vấn đề về da do ức chế việc tạo thành melanin nên làm cho da trắng sáng, làm mờ vết thâm, nám và tàn nhang. Vitamin C thúc đẩy quá trình hình thành sợi collagen, các sẹo lõm do mụn da sẽ được làm đầy.

Vitamin C có nhiều ảnh hưởng đến làn da
Vitamin C có nhiều ảnh hưởng đến làn da

Rối loạn liên quan đến vitamin C

Thiếu vitamin C

Sự thiếu vitamin C trầm trọng là nguyên nhân gây ra bệnh còi (Scorbut), được đặc trưng bởi các dấu hiệu nổi bật trên da (đốm xuất huyết, xuất huyết quanh nang lông và bầm tím), viêm nướu, đau khớp và khó lành vết thương, xuất hiện trong vòng vài tháng sau chế độ ăn thiếu vitamin C.

Ngoài ra, còi xương có thể dẫn tới chảy máu nướu răng và lung lay hoặc rụng răng do mô và mao mạch dễ vỡ. Thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể xảy ra do chảy máu và giảm hấp thu sắt nonheme thứ phát do lượng vitamin C thấp. 

Dấu hiệu điển hình của bệnh còi (scorbut) do thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C ở mức độ nhẹ hơn có thể có các triệu chứng như: luôn cảm mệt mỏi, đau người, buồn nôn, chán ăn, khó lành vết thương, dễ bầm tím, da và tóc khô, các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, chảy máu nướu răng, cũng như dễ bị bệnh hơn do suy giảm sức đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, một số bệnh lý có thể liên quan đến thiếu vitamin C như: tim mạch, ung thư, bệnh về mắt như: thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi tác, đục thuỷ tinh thể hay cảm cúm.

Thừa vitamin C

Vitamin C có độc tính thấp và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng khi hấp thụ nhiều. Các triệu chứng phổ biến nhất là tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng và các rối loạn tiêu hóa khác do tác dụng thẩm thấu của vitamin C không được hấp thu trong đường tiêu hóa. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi ngừng bổ sung vitamin C.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hấp thụ nhiều vitamin C cũng có khả năng làm tăng bài tiết oxalat và axit uric trong nước tiểu, có thể góp phần hình thành sỏi thận, đặc biệt là ở những người mắc các bệnh lý thận.

Bổ sung vitamin C với liều lượng như thế nào?

Liều lượng

Lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày ở người trường thành là 90 mg đối với người nam và 70mg đối với phụ nữ. Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú có nhu cầu vitamin C tăng lên so với bình thường.

Thông thường vitamin C được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, một số trường hợp đặt biệt khi cần tăng đề kháng hoặc khi có chỉ định bác sĩ, có thể bổ sung vitamin C qua viên uống.

Hàm lượng Vitamin C cần bổ sung cho người bình thường
Độ tuổiHàm lượng nhu cầu (mg/ngày)Hàm lượng tối đa (mg/ngày)
1-11 tháng30 mg/ngàyChưa có nghiên cứu
1-5 tuổi35 mg/ngày400 mg/ngày
6-11 tuổi40-45 mg/ngày650 mg/ngày
12-19 tuổi60 mg/ngày1200 mg/ngày
20-29 tuổi75 mg/ngàyTối đa 1800 mg/ngày
30-49 tuổi90 mg/ngàyTối đa 2000 mg/ngày
Trên 50 tuổi100 mg/ngàyTối đa 2000 mg/ngày
Phụ nữ có thai+ 10 mg/ngày so với khuyến nghị
Phụ nữ cho con bú+ 45 mg/ngày so với khuyến nghị
Hút thuốc lá+ 35 mg/ngày so với khuyến nghị
Nhu cầu Vitamin C hằng ngày khuyến cáo (Bệnh viện 108)

Nhu cầu hàng ngày tăng lên ở những bệnh nhân mắc các bệnh như viêm nướu, hen suyễn, tăng nhãn áp, rối loạn collagen, say nắng, viêm khớp, nhiễm trùng (viêm phổi, viêm xoang, sốt thấp khớp) và các bệnh mãn tính khác. Rối loạn mạch máu, bỏng và chậm lành vết thương là những nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ vitamin C hàng ngày tăng lên.

Tác dụng phụ

Khi dùng với liều lượng thích hợp, các chất bổ sung vitamin C dạng uống nhìn chung  là an toàn. Uống quá nhiều vitamin C có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy
  • Ợ nóng
  • Đau bụng hoặc đầy hơi
  • Mệt mỏi và buồn ngủ, hoặc đôi khi mất ngủ
  • Đau đầu
  • Đỏ bừng da

Ở một số người, bổ sung vitamin C bằng đường uống có thể gây ra sỏi thận, đặc biệt là khi dùng liều cao. Sử dụng lâu dài các chất bổ sung vitamin C đường uống hơn 2.000 miligam mỗi ngày làm tăng nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ đáng kể.

Bổ sung vitamin C liều cao trong thời gian dài có khả năng gây ra sỏi thận
Bổ sung vitamin C liều cao trong thời gian dài có khả năng gây ra sỏi thận

Chống chỉ định

Bổ sung vitamin C chống chỉ định trong các rối loạn về máu như thalassemia, thiếu G6PD, bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh hemochromatosis. Tránh dùng vitamin C bổ sung ngay trước hoặc sau khi nong mạch vành. Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung vitamin C thận trọng vì nó làm tăng lượng đường trong máu.

Vitamin C cũng nên được sử dụng thận trọng trong bệnh thận oxalate hoặc sỏi thận vì quá trình axit hóa bằng axit ascorbic làm tăng khả năng kết tủa sỏi cysteine, urat và oxalat.

Các nguồn dinh dưỡng cung cấp vitamin C

Các thực phẩm giàu vitamin C:

  • Trái cây họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi,…
  • Các loại trái cây khác bao gồm ổi, anh đào, quả kiwi, xoài, đu đủ, dâu tây, cà chua và dưa hấu
  • Các loại rau như bắp cải, súp lơ xanh, giá đỗ, súp lơ, cải xoăn, mù tạt xanh, ớt đỏ và xanh, đậu Hà Lan và khoai tây
Các thực phẩm giàu vitamin C
Các thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là chất tan trong nước nên rất dễ mất trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó nên bảo quản rau, trái cây trong bao nylon có đục lỗ và để vào ngăn mát tủ lạnh và không nên trữ quá lâu. Trong khi nấu ăn thì nên nấu nhanh vì vitamin C cũng dẽ bị hủy ở nhiệt độ cao.

Tương tác giữa vitamin C và các loại thuốc khác

Các tương tác giữa vitamin C với các thuốc khác bao gồm:

  • Nhôm: Uống vitamin C có thể làm tăng khả năng hấp thụ nhôm từ các loại thuốc có chứa nhôm, chẳng hạn như thuốc kháng acid có chứa nhôm phosphat. Điều này có thể gây hại cho những người có vấn đề về thận.
  • Hóa trị: Có lo ngại rằng việc sử dụng các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, trong quá trình hóa trị liệu có thể làm giảm tác dụng của thuốc hóa trị liệu.
  • Nội tiết tố: Uống vitamin C cùng với thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone có thể làm tăng nồng độ estrogen.
  • Chất ức chế protease: Sử dụng vitamin C bằng đường uống có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc kháng vi-rút này.
  • Statin và niacin: Khi dùng cùng với vitamin C, tác dụng của niacin và statin, có thể có lợi cho những người có lượng cholesterol cao, có thể giảm đi.
  • Warfarin (Jantoven): Liều cao vitamin C có thể làm giảm đáp ứng với thuốc chống đông máu này.
  • Sắt: Uống vitamin C cùng với sắt có thể làm tăng hấp thu sắt đáng kể. Đối với người cần bổ sung sắt, việc bổ sung vitamin C cùng sắt được khuyến cáo. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh hemochromatosis di truyền, việc tiêu thụ vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải sắt và dẫn đến tổn thương mô.
Thuốc bổ sung vitamin c
Thuốc bổ sung vitamin c

Câu hỏi thường gặp

u003cstrongu003eUống vitamin c mỗi ngày có tốt không?u003c/strongu003e

Việc bổ sung vitamin C hằng ngày là cần thiết. Tuy nhiên chỉ bổ sung vitamin C ở liều lượng khuyến nghị, khoảng 70mg/ngày, thay đổi tuỳ độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khoẻ). Ở những người khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, các bác sĩ vẫn khuyến khích nên tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C thay vì lạm dụng viên uống thực phẩm chức năng.u003cbru003eCó thể bổ sung viên uống vitamin C trong một số trường hợp như cânf tăng cường sức đề kháng hay các tình trạng cần chất chống oxy hoá, tuy nhiên việc bổ sung không kéo dài quá lâu.

u003cstrongu003eVitamin c có trong thực phẩm nào?u003c/strongu003e

– Trái cây họ cam quýt như cam, chanh, quýt, bưởi,…u003cbru003e- Các loại trái cây khác bao gồm ổi, anh đào, quả kiwi, xoài, đu đủ, dâu tây, cà chua và dưa hấu.u003cbru003e- Các loại rau như bắp cải, súp lơ xanh, giá đỗ, súp lơ, cải xoăn, mù tạt xanh, ớt đỏ và xanh, đậu Hà Lan và khoai tây.

u003cstrongu003eNên uống vitamin c lúc nào?u003c/strongu003e

Thời gian tốt nhất nên uống vitamin C đó là vào buổi sáng, có thể là 30 phút trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn sáng. Uống vitamin C vào buổi tối làm  tăng nguy cơ hình thành sỏi thận do lúc này chức năng thận suy giảm, vì vậy không nên uống vitamin C vào buổi tối.

u003cstrongu003eĐiện di vitamin C là gì?u003c/strongu003e

Điện di vitamin C là một phương pháp chăm sóc da tiên tiến rất được quan tâm hiện nay,  sử dụng sóng điện từ để đưa tinh chất và các ion của vitamin C đi sâu vào da. Máy điện di là một thiết bị chuyên dụng giúp tạo ra dòng điện một chiều để đẩy mạnh ion vitamin C làm tăng nồng độ vitamin C trong lớp biểu bì và trung bì lên gấp nhiều lần so với phương pháp bôi vitamin C ngoài da. Phương pháp này kích thích sản sinh collagen, hỗ trợ làm sáng da, làm mờ nám, tàn nhang, các đốm đen… ‏Bên cạnh đó, vitamin C có vai trò tái tạo tế bào và liên kết mô, giúp làm lành các vết thương hiệu quả.‏..

u003cstrongu003eUống glutathion và vitamin C bao lâu thì ngưng?u003c/strongu003e

Glutathion và vitamin C là hai dưỡng chất chống oxy hóa, làm trắng da hàng đầu hiện nay. Kết hợp uống Glutathione và vitamin C sẽ mang lại hiệu quả tốt và rút ngắn thời gian chăm sóc, bảo vệ da và làm sáng da. Tuy nhiên việc bổ sung lâu dài và liên tục glutathion và đặt biệt là vitamin C là có thể dẫn tới một số tác dụng không mong muốn. Do đó sau lộ trình sử dụng 3 tháng nên ngưng không dùng 1 tháng.

u003cstrongu003eVitamin c có tác dụng gì cho da?u003c/strongu003e

Vitamin C hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, đồng thời hạn chế tác hại của các gốc tự do, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và quá trình lão hóa. Ngoài ra, vitamin C còn có có một số lợi ích tiềm tàng như giảm mẫn đỏ, cải thiện nếp nhăn, làm mờ vết thâm, làm sáng da, giảm mụn trứng cá và phối hợp với kem chống nắng để tăng hiệu quả chống nắng.

u003cstrongu003eCó thể uống vitamin C cùng với kháng sinh không?u003c/strongu003e

Tốt nhất không nên uống cùng lúc với vitamin C và các thực phẩm giàu vitamin C do một số loại thuốc kháng sinh, nhất là các kháng sinh nhóm beta lactam như penicilin, ampicilin, amoxycilin, augmentin, unacyl, cloxacylin, oxacilin… kém bền trong môi trường acid.

u003cstrongu003eĐang cho con bú có uống vitamin C được không?u003c/strongu003e

Bà mẹ cho con bú hoàn toàn uống được vitamin C vì nó không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà còn bổ sung dưỡng chất cho sữa, giúp tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Nhu cầu bổ sung vitamin C ở phụ nữ có thai còn tăng cao hơn so với bình thường, lần lượt là 40 và 45 mg/ngày.

u003cstrongu003eLoại trái cây nào có nhiều vitamin C nhất?u003c/strongu003e

Trái cây chứa nhiều vitamin C nhất chính là quả ổi. Ổi chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam, trong 100g ổi có tới 200mg vitamin C. Ổi cũng giàu lượng vitamin A, acid folic và các chất khoáng: kali, đồng, mangan. Ổi cũng là thức ăn tốt vì chứa nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa, ít cholesterol và muối natri.

Vitamin C là một vitamin rất thiết yếu đối với sức khoẻ con người, nó có tác dụng không với làn da, hệ miễn dịch, thần kinh và cả tim mạch. Rất nhiều thực phẩm cũng như viên uống bổ sung giàu vitamin C hiện nay, tuy nhiên việc sử dụng vitamin C sao cho hợp lý cũng cần được lưu ý.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về Vitamin C, lợi ích và cách bổ sung vitamin C hợp lý. Nếu bạn hoặc người thân của bạn có những thắc mắc về bệnh lở miệng, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ dinh dưỡng trên Doctor có sẵn đặt lịch.