Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bên trong xương lành có những khoảng nhỏ, giống như tổ ong. Loãng xương là tình trạng làm tăng kích thước của những khoảng trống này, khiến xương mất đi sức mạnh và mật độ xương, bên ngoài xương ngày càng phát triển yếu đi. Loãng xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Các triệu chứng loãng xương

Loãng xương giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của bệnh thường không gây ra bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trong hầu hết các trường hợp, những người mắc bệnh không biết mình mắc bệnh cho đến khi bị gãy xương. Nếu các triệu chứng xuất hiện, một số triệu chứng sớm hơn có thể bao gồm:

  • Tụt nướu
  • Sức mạnh tay nắm suy yếu
  • Móng tay yếu và dễ gãy

Nếu bạn không có các triệu chứng nhưng có tiền sử gia đình bị loãng xương, hãy liên hệ với bác sĩ để đánh giá các nguy cơ loãng xương của mình.

loãng xương
Loãng xương là tình trạng làm tăng kích thước của những khoảng trống trong xương

Loãng xương nghiêm trọng

Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh loãng xương có thể trở nên trầm trọng hơn. Khi xương ngày càng mỏng và yếu đi, nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên.

Các triệu chứng của loãng xương nghiêm trọng có thể bao gồm gãy xương do ngã hoặc thậm chí do hắt hơi mạnh hoặc ho. Chúng cũng có thể bao gồm đau lưng hoặc cổ, hoặc mất chiều cao – tình trạng gãy một trong những đốt sống ở cổ hoặc lưng, vốn rất yếu và bị gãy dưới áp lực bình thường của cột sống.

Nếu bạn bị gãy xương do loãng xương, thời gian lành lại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí gãy xương, mức độ nghiêm trọng cũng như tuổi tác và tiền sử sức khỏe của bạn.

Nguyên nhân loãng xương

Các nguyên nhân có thể gây loãng xương bao gồm một số bệnh lý như cường giáp, hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định, ví dụ corticosteroid dạng uống hoặc dạng tiêm dài hạn như prednisone hoặc cortisone.

Yếu tố nguy cơ lớn nhất của loãng xương là tuổi tác. Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn phá vỡ xương cũ và phát triển xương mới. Tuy nhiên, khi bạn ở độ tuổi 30, cơ thể của bạn bắt đầu phá vỡ xương nhanh hơn khả năng thay thế nó. Điều này dẫn đến xương kém đặc hơn và dễ gãy hơn.

Mãn kinh là một yếu tố nguy cơ chính khác, xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 đến 55. Do sự thay đổi nồng độ hormone liên quan ở thời kỳ mãn kinh có thể khiến cơ thể phụ nữ mất xương nhanh hơn.

Đàn ông cũng có thể loãng xương ở độ tuổi này nhưng với tốc độ chậm hơn phụ nữ. Tuy nhiên, khi bước vào độ tuổi từ 65 đến 70, phụ nữ và nam giới thường bị mất xương với tỷ lệ như nhau.

loãng xương
Thời kỳ mãn kinh có thể khiến cơ thể phụ nữ mất xương nhanh hơn

Các yếu tố nguy cơ khác của loãng xương bao gồm:

  • Là nữ
  • Là người da trắng hoặc châu Á
  • Có tiền sử gia đình bị loãng xương
  • Dinh dưỡng kém
  • Không hoạt động thể chất
  • Hút thuốc
  • Trọng lượng cơ thể thấp
  • Khung xương nhỏ

Điều trị loãng xương

Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị loãng xương, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc cũng như khuyến khích thay đổi lối sống.

Không có cách điều trị loãng xương hoàn toàn, nhưng những phương pháp dưới đây có thể giúp bảo vệ và củng cố xương của bạn, làm chậm quá trình phân hủy xương trong cơ thể bạn và một số phương pháp điều trị có thể thúc đẩy sự phát triển của xương mới.

Thuốc điều trị loãng xương

Các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị loãng xương được gọi là bisphosphonates – được sử dụng để ngăn ngừa mất khối lượng xương. Chúng có thể được dùng bằng đường uống hoặc đường tiêm, bao gồm:

  • Alendronat (Fosamax)
  • Ibandronate (Boniva)
  • Risedronate (Actonel)
  • Axit zoledronic (Reclast)
loãng xương
Các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị loãng xương được gọi là bisphosphonates

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng để ngăn ngừa mất xương hoặc kích thích sự phát triển của xương, bao gồm Testosterone. Ở nam giới, liệu pháp testosterone có thể giúp tăng mật độ xương.

Liệu pháp hormone

Đối với phụ nữ, estrogen được sử dụng trong và sau khi mãn kinh có thể giúp ngăn chặn tình trạng mất mật độ xương. Tuy nhiên nên lưu ý, liệu pháp estrogen cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ đông máu, bệnh tim và một số loại ung thư.

Bị loãng xương ăn gì?

Ngoài kế hoạch điều trị của bạn, một chế độ ăn uống thích hợp có thể giúp xương của bạn chắc khỏe hơn.

Để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh, bạn cần bổ sung một số chất dinh dưỡng nhất định trong chế độ ăn uống hàng ngày, quan trọng nhất là canxi và vitamin D. Cơ thể bạn cần canxi để duy trì xương chắc khỏe và cần vitamin D để hấp thụ canxi. Các chất dinh dưỡng khác giúp tăng cường sức khỏe của xương bao gồm protein, magie, vitamin K và kẽm.

loãng xương
Người bị loãng xương cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin D và canxi

Các bài tập cho bệnh loãng xương

Bạn có thể thực hiện các bài tập:

  • Leo cầu thang
  • Ép chân
  • Ngồi xổm
  • Tập tạ

Phòng ngừa loãng xương

Một số cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương bao gồm:

  • Bổ sung lượng canxi và vitamin D được khuyến nghị hàng ngày
  • Thực hiện các bài tập chịu trọng lượng
  • Ngừng hút thuốc
  • Đối với phụ nữ, cân nhắc ưu và nhược điểm của liệu pháp hormone
loãng xương
Ngưng hút thuốc để phòng ngừa bệnh loãng xuongw

Bác sĩ điều trị loãng xương

Bác sĩ Nguyễn Văn Phúc là bác sỹ chuyên khoa về chuyên ngành trị liệu thần kinh cột sống, xương khớp thăm khám cho bệnh nhân tại Hà Nội.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.

Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng như loãng xương là gì? triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Loãng xương nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến dễ gãy xương, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Hãy liên hệ bác sĩ nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu cảnh báo loãng xương.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline